Bài viết của phóng viên báo Minh Huệ tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc

[MINH HUỆ 19-3-2019] Kể từ khi chính quyền cộng sản Trung Quốc phát động cuộc bức hại Pháp Luân Công vào năm 1999, các tòa án địa phương ở thành phố Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông đã theo sát chính sách bức hại để kết án và bỏ tù các học viên Pháp Luân Công.

Pháp Luân Công, còn gọi là Pháp Luân Đại Pháp, là một môn tu luyện dựa trên nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn. Pháp Luân Công được truyền ra công chúng vào tháng 5 năm 1992 và sớm trở nên rất phổ biến trên khắp Trung Quốc.

Lo sợ trước sự phổ biến của Pháp Luân Công và sự khôi phục văn hóa truyền thống, chính quyền cộng sản Trung Quốc đã thực hiện mọi nỗ lực nhằm tiêu diệt Pháp Luân Công. Nhà nước độc tài này đã ra lệnh thực hiện các chiến dịch nhằm xóa bỏ môn tu luyện này khỏi Trung Quốc.

Tại thành phố Quảng Châu, đôi khi các thẩm phán thậm chí còn trao giải thưởng cho việc bỏ tù các học viên Pháp Luân Công. Bà Tạ Khôn Hương đã bị Tòa án Khu Lệ Loan kết án bốn năm tù vì tu luyện Pháp Luân Công vào năm 2015. Thẩm phán chủ tọa phiên toà sau đó đã trao giải cho việc ngăn cản các học viên Pháp Luân Công địa phương và người nhà của họ tham dự phiên tòa và đảm bảo cho phiên xét xử kết án bà Tạ diễn ra suôn sẻ.

Trong khi kết án các học viên Pháp Luân Công ở thành phố Quảng Châu, các tòa án đã vi phạm thủ tục pháp lý, từ việc kháng cáo phán quyết của tòa trong các phiên xét xử cho đến sự can thiệp của một tổ chức ngoài vòng pháp luật vào việc bức hại các học viên.

Tòa án trung cấp phán quyết thay cho các tòa án cấp dưới

Đối với tất cả các vụ việc liên quan đến Pháp Luân Công bị khởi tố ở thành phố Quảng Châu, các phán quyết dự kiến của các phiên xét xử phải được sự chấp thuận từ Tòa án Trung cấp Thành phố Quảng Châu.

Trước khi tuyên bố bản án đối với bà Lam Huệ Bình, Tòa án Quận Phiên Ngu đã đệ trình thời hạn tù dự kiến ba năm lên Tòa án Trung cấp Thành phố Quảng Châu để được phê chuẩn vào tháng 3 năm 2013. Thẩm phán của tòa án cấp cao hơn này đã chấp thuận bản án và viết rằng vì bà Lam không có luật sư đại diện, nên ông yêu cầu tòa án cấp dưới chỉ định một luật sư cho bà và tổ chức một phiên xét xử khác trước khi tuyên bố bản án đã được thông qua này.

Theo luật, tòa án xét xử có thẩm quyền đưa ra các phán quyết độc lập khi họ thấy phù hợp. Nếu các bị cáo nộp đơn kháng cáo, các tòa án trung cấp có thể đưa ra phán quyết, hoặc giữ nguyên hoặc lật ngược các quyết định của các tòa án cấp dưới.

Việc xử lý các vụ việc liên quan đến Pháp Luân Công ở thành phố Quảng Châu về cơ bản đã tước đi quyền được thực hiện kháng cáo một cách công bằng của các học viên Pháp Luân Công, vì kháng cáo sẽ là vô nghĩa nếu phán quyết là điều mà tòa án trung cấp ấn định. Ngay cả khi nếu thẩm phán của tòa án cấp dưới có hỏi các học viên Pháp Luân Công rằng họ có muốn kháng cáo bản án của họ hay không, thì đó chỉ là vấn đề cần làm cho có.

Cho đến nay, Tòa án Trung cấp Thành phố Quảng Châu chưa bao giờ tổ chức phiên phúc thẩm công khai trong các vụ kháng cáo của các học viên Pháp Luân Công, và cũng không lật lại bất kỳ phán quyết định tội nào đối với các học viên.

Ông Dương Thu Nhân, 44 tuổi, bị Tòa án Khu Thiên Hà kết án 8 năm tù vào tháng 9 năm 2018. Ông đã thuê hai luật sư giúp ông kháng cáo. Tòa án trung cấp đã không tiếp nhận kháng cáo của ông cho đến gần hai tháng sau.

Trong khi các luật sư của ông Dương đặt câu hỏi về tính bất hợp pháp của các bằng chứng chống lại ông Dương và yêu cầu mở phiên xét xử công khai đối với kháng cáo của ông, thẩm phán vẫn tiếp tục giữ nguyên bản án đối với ông Dương vào ngày 24 tháng 1 năm 2019 mà chưa từng nói chuyện với các luật sư.

Trước khi tòa đưa ra bản án mới đây nhất, ông Dương đã phải chịu bản án tù 8 năm khác, từ năm 2002 đến năm 2010, vì đã nói chuyện với mọi người về Pháp Luân Công.

Phòng 610 phía sau hậu trường

Phòng 610 là một cơ quan ngoài vòng pháp luật, một tổ chức đặc biệt theo kiểu Gestapo của Đức Quốc Xã, được thành lập vào ngày 10 tháng 6 năm 1999 nhằm thực hiện cuộc bức hại Pháp Luân Công.

Với vai trò chuyên trách của Phòng 610 trong cuộc bức hại Pháp Luân Công, các thẩm phán Trung Quốc chỉ đơn thuần là người thực thi quyết định của tổ chức này trong các vụ việc của các học viên.

Trong thư chấp thuận gửi đến Tòa án Tăng Thành về bản án ba năm tù đối với bà Lâm Kim Hoành vào năm 2013, một thẩm phán tại Tòa án Trung cấp Thành phố Quảng Châu đã yêu cầu thẩm phán của tòa án cấp dưới phải có được sự chấp thuận bổ sung của Phòng 610 ở các cấp khác nhau trước khi tuyên bố bản án.

Ngoài ra, ông yêu cầu tòa án cấp dưới phải tổ chức một buổi tẩy não cho bà Lâm sau khi bà bị kết án để ép buộc bà phải viết các tuyên bố từ bỏ tu luyện Pháp Luân Công, các tài liệu này sau đó sẽ được đưa vào hồ sơ vụ án của bà.

Tòa án phạt tiền

Ngoài các bản án tù, nhiều học viên Pháp Luân Công còn bị các tòa án phạt tiền từ 3.000 đến 10.000 Nhân dân tệ, tương tự như một hình thức tống tiền.

Ông Ngưu Bôn, một nhà thiết kế đồ họa, đã bị Tòa án Khu Hải Châu kết án (không rõ thời hạn tù) và bị phạt 5.000 Nhân dân tệ vào năm 2016. Trong thời gian ông bị cầm tù, tòa án này đã truy cập tài khoản ngân hàng cá nhân của ông và tịch thu số tiền dư trong tài khoản là 2.177,71 Nhân dân tệ.

Bà Luyện Quang Châu đã bị Tòa án Tiêu Lĩnh kết án năm năm tù và phạt 10.000 Nhân dân tệ vào ngày 19 tháng 8 năm 2016. Bà đã kháng cáo bản án nhưng không có kết quả. Bà bị đưa đến Nhà tù Nữ Thành phố Quảng Châu và bắt đầu thụ án vào ngày 21 tháng 12 năm 2016.

Tháng 3 năm 2017, gia đình bà Luyện thấy tiền lương hưu của bà bị ngừng cấp. Một tháng sau đó, chồng bà nhận được yêu cầu của tòa án phải trả 10.000 Nhân dân tệ tiền phạt. Ông đã từ chối và lập luận rằng chính chính quyền đã cầm tù vợ ông và chiếm giữ lương hưu của bà.

Các nhân viên của tòa đã đe dọa ông nếu thanh toán chậm trễ sau đó một tháng có thể dẫn đến mức phạt 2.000 Nhân dân tệ. Ngoài ra, chồng bà Luyện cũng đối mặt với việc bị giam giữ nếu ông từ chối thanh toán và chính quyền có thể vẫn rút tiền từ tài khoản lương hưu của ông. Chồng bà cuối cùng đã bị ép phải nộp khoản tiền phạt 10.000 Nhân dân tệ.

Bà Lý Thanh Hoa, trước đây là một nhân viên kế toán, đã bị Tòa án Khu Hải Châu kết án hai năm tù và phạt 5.000 Nhân dân tệ vào ngày 21 tháng 2 năm 2019 vì đã gửi thư có thông tin về Pháp Luân Công cho một đồng nghiệp cũ.

Các báo cáo liên quan:

Không tuân theo thủ tục pháp lý, thẩm phán vẫn kết án một người đàn ông Quảng Đông tám năm tù chỉ vì đức tin của anh

Quảng Đông: Giáo sư đại học bị kết án tù vì đăng tải thông tin về cuộc bức hại Pháp Luân Công trên mạng xã hội

Nhà thiết kế đồ họa bị giam giữ tám tháng vì tu luyện Pháp Luân Công


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2019/3/19/383942.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2019/3/29/176315.html

Đăng ngày 03-04-2019; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share