Bài viết của phóng viên Minh Huệ tại tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc

[MINH HUỆ 28-2-2013] Một người đàn ông 44 tuổi đã bị phạt tù lần thứ hai là tám năm vì đức tin của mình vào Pháp Luân Công. Lời kháng án của anh chống lại sự kết tội mới nhất đã bị từ chối mà không cần qui trình. Pháp Luân Công, còn được gọi là Pháp Luân Đại Pháp, là một môn tu luyện hiện đang bị Đảng Cộng sản Trung Quốc đàn áp kể từ năm 1999.

Luật pháp Trung Quốc yêu cầu thẩm phán phải tổ chức phiên tòa công khai hoặc hỏi ý kiến luật sư của người kháng cáo, nếu như người kháng cáo và luật sư của anh ta phản đối các bằng chứng được sử dụng để kết tội anh ta. Nhưng thẩm phán Vương Mẫn tại Tòa phúc thẩm Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông đã quyết định giữ nguyên bản án đối với anh Dương Thu Nhân mà không đáp ứng bất kỳ yêu cầu nào trong hai yêu cầu trên.

8a40b474638e6a55a4b689d3e6c87973.jpg

Anh Dương Thu Nhân

Anh Dương, một người dân ở thành phố Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông, đã bị bắt vào ngày 12 tháng 5 năm 2017 vì đã gửi tài liệu thông tin Pháp Luân Công cho cảnh sát. Anh muốn cho họ biết rằng tập luyện Pháp Luân Công là hợp pháp, và anh đã hối thúc họ ngừng tham gia vào cuộc đàn áp các học viên Pháp Luân Công.

Anh Dương đã xuất hiện tại tòa vào ngày 30 tháng 10 năm 2017 và bị Tòa án quận Thiên Hà kết án gần một năm sau đó vào ngày 25 tháng 9 năm 2018.

Anh Dương đã thuê hai luật sư để giúp anh kháng cáo. Anh Dương nhấn mạnh rằng việc anh gửi thông tin cho cảnh sát là quyền tự do ngôn luận và việc tu luyện Pháp Luân Công cũng là quyền tự do tín ngưỡng được pháp luật bảo hộ.

Phiên tòa phúc thẩm đã không chấp nhận đơn kháng cáo của anh cho đến gần hai tháng sau, vào ngày 30 tháng 11 năm 2018. Sau khi xem xét tài liệu vụ án của anh, các luật sư của anh đã đặt câu hỏi về bằng chứng, bao gồm hơn 11.000 tờ rơi và các hình ảnh về Pháp Luân Công mà cảnh sát đã cố tình tịch thu tại nơi ở của anh Dương.

Luật sư của anh Dương chỉ ra rằng cả cảnh sát lẫn công tố viên đều không thẩm tra bằng chứng cáo buộc thân chủ của họ. Họ lập luận rằng những tài liệu này không nên được sử dụng để kết tội anh Dương.

Mặt khác, chính công tố viên đã đưa ra căn cứ pháp lý để buộc tội anh Dương là một bức thư của cảnh sát gán nhãn Pháp Luân Công là tà giáo. Luật sư của anh Dương lập luận rằng cảnh sát, với tư cách là một cơ quan thực thi pháp luật, không có thẩm quyền quyết định môn pháp nào là tà giáo hay không.

Các luật sư yêu cầu, theo luật pháp Trung Quốc, thẩm phán Vương Mẫn cần tổ chức một phiên tòa mở nghe trước yêu cầu kháng cáo của anh Dương, hoặc thảo luận và lắng nghe những tư vấn pháp lý của luật sư.

Vào chiều ngày 28 tháng 12 năm 2018, công ty luật của một trong các luật sư đã nhận được thông báo từ tòa phúc thẩm, yêu cầu vị luật sư này gặp thẩm phán vào lúc 10h30 sáng ngày hôm sau. Mặc dù luật sư này đã ra khỏi thị trấn để đại diện cho một khách hàng khác và không kịp quay lại, nhưng vị thẩm phán kia đã từ chối sắp xếp một cuộc họp khác với luật sư để thảo luận về trường hợp của anh Dương. Sau đó, cả hai luật sư đã đệ trình yêu cầu xét xử lại vụ án của anh một lần nữa, nhưng thẩm phán đã không hồi đáp hoặc cố gắng liên lạc với họ.

Chưa từng nói chuyện với các luật sư, nhưng vào ngày 24 tháng 1 năm 2019, thẩm phán Vương Mẫn vẫn giữ nguyên bản án tám năm tù đối với anh Dương. Đây không phải là lần đầu tiên anh Dương trở thành mục tiêu bị bắt giữ vì đức tin của mình. Bản án đầu tiên mà anh phải chịu là tám năm tù sau khi anh bị bắt vào năm 2002, chỉ vì nói chuyện với mọi người về Pháp Luân Công.

Báo cáo liên quan:

Sau tám năm cầm tù chỉ vì đức tin, một cư dân Quảng Đông lại bị giam thêm tám năm nữa

Một người đàn ông ở tỉnh Quảng Đông làm đơn khiếu nại chống lại thẩm phán và công tố viên đã kết án ông tám năm tù giam chỉ vì nói về đức tin của mình


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2019/2/28/383285.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2019/3/6/176062.html

Đăng ngày 22-03-2019; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share