Bài viết của Trịnh Ngữ Yên, phóng viên báo Minh Huệ
[MINH HUỆ 26-3-2019] (Tiếp theo Phần 7)
Đài Tưởng niệm Tôn Dật Tiên, một công trình kiến trúc hiện đại bậc nhất đặt tại Đài Bắc, Đài Loan, là đài tưởng niệm Tôn Dật Tiên (Tôn Trung Sơn) (người sáng lập nước Cộng hòa Trung Quốc). Đây là một khu phức hợp có chức năng như một trung tâm văn hóa, xã hội, giáo dục, giải trí và nghiên cứu học thuật. Đài Tưởng niệm Tôn Dật Tiên là một địa điểm không thể bỏ qua đối với du khách tới tham quan Đài Loan, đặc biệt là du khách đến từ Trung Quốc đại lục.
Đài Tưởng niệm Tôn Dật Tiên là một trong những địa danh đặc biệt hấp dẫn đối với du khách Trung Quốc đại lục khi đến tham quan tại Đài Loan
Các học viên Pháp Luân Công đem chân tướng đến với du khách
Các học viên Pháp Luân Công (còn gọi là Pháp Luân Đại Pháp) địa phương hàng ngày đều tới khu vực Đài Tưởng niệm Tôn Dật Tiên này. Họ trình diễn năm bài công pháp của Pháp Luân Công, bao gồm các động tác nhẹ nhàng và khoan thai dưới nền nhạc du dương và tường hòa. Họ cũng nói với du khách về vẻ đẹp của Đại Pháp.
Du khách chụp ảnh cùng các học viên
Một học viên ngoài 90 tuổi (bên trái) chưa từng bỏ lỡ một ngày luyện công nào
Ngoài việc giới thiệu môn tu luyện cổ xưa này tới công chúng, mục đích chủ yếu của các học viên là giúp du khách Trung Quốc nhận ra bản chất tà ác của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) và thuyết phục họ thoái xuất khỏi ĐCSTQ và các tổ chức liên đới của nó.
Các học viên đặt màn hình ti vi và dựng bảng trưng bày phơi bày những hình thức tra tấn mà ĐCSTQ đã áp dụng đối với các học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc trong cuộc bức hại kéo dài gần 20 năm qua. Họ cũng phơi bày những tuyên truyền vu khống của ĐCSTQ nhằm bôi xấu Pháp Luân Công và kích động sự thù hận với môn tu luyện này.
Du khách Trung Quốc xem tài liệu về Pháp Luân Công
Du khách Trung Quốc xem video và thông tin trên các bảng trưng bày
Sự tận tâm của các học viên địa phương
Bà Trần Ngọc Đình, trở thành học viên từ năm 1997, thông qua tu luyện mà được thụ ích cả thân lẫn tâm. Bà đến công viên mỗi ngày để trò chuyện với du khách Trung Quốc
Bà Trần Ngọc Đình và các học viên khác đã thiết lập điểm giảng chân tướng tại khu vực này từ năm 2008, sau khi chính phủ Đài Loan thông qua chính sách mở cửa đối với du khách Trung Quốc.
Các học viên cùng thiết lập điểm giảng chân tướng tại đây đều nói rằng chân tướng là “chiếc chìa khóa vạn năng”
Khi các học viên bắt đầu nỗ lực thực hiện giảng chân tướng hàng ngày tại khu vực này, du khách, nhân viên công viên và cảnh sát khi đó còn chưa biết nhiều về Pháp Luân Công, vì thế mà thỉnh thoảng xảy ra xung đột với các học viên. Tuy nhiên, các học viên đã kiên nhẫn giải thích sự thật về Pháp Luân Công và mục đích của họ khi thực hiện những công việc như vậy tại đó. Hiện giờ, hầu hết mọi người đều ủng hộ nỗ lực của các học viên.
Ban đầu, hầu hết du khách Trung Quốc vẫn tin vào những lời dối trá của ĐCSTQ về Pháp Luân Công và có thái độ không tốt đối với các học viên nhưng một số người lại hào hứng muốn tìm hiểu sự thật.
Bà Trần đã kể lại rằng một thanh niên trẻ đã từng tiến lại gần những tấm bảng trưng bày, rồi đột nhiên đá chúng. Người hướng dẫn viên đã ngăn cậu ấy lại và nói: “Anh không thể làm như vậy được. Hoạt động của họ là hợp pháp.”
Các học viên đã giảng chân tướng thành công
Nhờ sự bền bỉ của các học viên Pháp Luân Công trên toàn thế giới nhằm làm rõ sự thật cho người dân thuộc mọi giai tầng xã hội, nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn đã trở thành những giá trị phổ quát, cần thiết đối với người dân toàn thế giới. Điều này đã dần trở thành nhận thức chung của xã hội chủ đạo trên thế giới. Nhiều du khách Trung Quốc cũng đã có được nhận thức đúng đắn về Pháp Luân Công.
Bà Trần nói rằng, tuần trước, khi một nhóm du khách Trung Quốc đi ngang qua các tấm bảng trưng bày, một du khách đã hô lớn“ “Pháp Luân Đại Pháp hảo!” Một người bạn của anh đề nghị anh không nên hô quá lớn như vậy. Người đàn ông này đáp lại: “Đây là sự thật. Tại sao tôi lại phải sợ nói ra điều đó chứ?”
Nhiều du khách Trung Quốc đã nói với các học viên: “Thực ra, tất cả chúng tôi đều biết những điều tồi tệ mà ĐCSTQ đã làm, nhưng chúng tôi sợ nói về điều đó.”
Cách đây không lâu, bà Trần đã cố gắng trò chuyện với hai người trẻ tuổi nhưng họ sợ không dám lắng nghe những gì bà nói. Một du khách Trung Quốc cao tuổi bên cạnh họ đã lớn tiếng nói: “Tôi đến từ Trung Quốc đại lục. Pháp Luân Đại Pháp là tốt. Đương nhiên là tôi biết điều đó! Làm sao tôi có thể không biết chứ? Những người trẻ tuổi chưa trải qua nhiều sự việc. Họ không hiểu, và vẫn sợ Đảng. Việc tẩy não của ĐCSTQ là thật là khủng khiếp!”
Hầu hết hướng dẫn viên du lịch hiện nay đều hiểu chân tướng về Pháp Luân Đại Pháp và thái độ của họ đã trở nên tích cực. Họ thường lấy điểm giảng chân tướng của các học viên làm điểm tập hợp nhóm du khách và thường nói với các nhóm du khách rằng: “Các bạn có thể xem các tài liệu Pháp Luân Công nếu các bạn muốn. Ở Đài Loan này, các bạn có thể tự do chọn lựa”.
Cách đây vài năm, nhiều người Trung Quốc đã cố gắng tránh để người khác biết, ngay cả khi họ muốn thoái Đảng. Tuy nhiên ngày nay, nhiều người tỏ ra rất phấn khởi và biết ơn các học viên đã giúp họ thoái xuất khỏi ĐCSTQ.
Bà Trần cho biết: “Nhiều người đã chân thành cảm ơn chúng tôi. Chúng tôi cũng vui mừng vì họ đã biết được chân tướng, thoái Đảng và có thể hướng tới một tương lai tươi sáng. Đồng thời, tôi hy vọng những người Trung Quốc khi có cơ hội ra nước ngoài hãy tìm hiểu thêm và có một lựa chọn sáng suốt.”
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2019/3/26/384388.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2019/3/31/176333.html
Đăng ngày 02-04-2019; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.