Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp tại Nội Mông, Trung Quốc

[MINH HUỆ 28-4-2018] Tôi là một người may mắn khi biết đến Pháp Luân Đại Pháp khi ở bên kia dốc của cuộc đời. Sau đây, tôi xin kể lại câu chuyện của mình.

Trước khi bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp (còn gọi là Pháp Luân Công), tôi bị mắc bệnh rất nặng. Bệnh viện đã thông báo cho gia đình biết về tình trạng nguy kịch của tôi và khuyên họ nên chuẩn bị hậu sự. Một người họ hàng đã đưa tôi cuốn sách Pháp Luân Công. Tôi vẫn còn đủ tỉnh táo để đọc sách và nhận ra Pháp Luân Đại Pháp chính là điều mà tôi đang mong mỏi tìm kiếm.

Mặc dù rất yếu và không thể rời khỏi giường, nhưng tôi vẫn cố gắng tập động tác của các bài công pháp. Tôi nhanh chóng ngồi dậy được và sau đó ra khỏi giường. Tôi có thể đi bộ và ăn uống trở lại. Tôi nói với vợ mình: “Chúng ta hãy về nhà thôi. Bệnh viện không thể chữa được bệnh của anh. Anh muốn về nhà và tu luyện Pháp Luân Đại Pháp”. Nhân viên bệnh viện e ngại họ sẽ phải chịu trách nhiệm nếu tôi chết, vì vậy họ đã cố gắng ngăn cản tôi. Tôi nói với họ rằng tôi chỉ muốn về nhà và sẽ không để bệnh viện phải chịu trách nhiệm nếu có chuyện gì xảy ra.

Ma nạn đầu tiên

Tôi sống ở vùng nông thôn. Một thanh niên ở làng chúng tôi dựng một căn nhà. Vì việc xây dựng trái phép, nên chính quyền địa phương đã tới phá dỡ ngôi nhà. Người thanh niên đã thu hồi lại các viên gạch từ những bức tường bị phá dỡ nhưng vẫn để lại phần móng gạch. Vì nghĩ anh ta đã bỏ chúng lại nên tôi đã đến lượm nhặt một ít gạch ở đó. Khi người hàng xóm trông thấy những viên gạch tôi đem về, ông ấy nói đang muốn xây một bức tường và hỏi tôi lấy những viên gạch đó ở đâu. Tôi chỉ cho ông ta chỗ lấy gạch và giải thích những gì đã xảy ra.

Người hàng xóm của tôi mang xẻng đến đào gạch. Khi người thanh niên nhìn thấy ông ấy, cậu ta hỏi: “Ai cho phép ông đến đây đào bới?” Người hàng xóm trả lời đó là do tôi bảo vậy.

Người thanh niên tỏ ra vô cùng giận dữ và chạy đi tìm bạn. Cậu ta kéo theo hai người phụ nữ đến nhà tôi chửi bới và dọa đánh tôi. Tôi xin lỗi và giải thích với họ rằng tôi cứ nghĩ cậu ta bỏ những viên gạch đó lại nên mới làm như vậy.

Khi tôi còn chưa nói hết, họ đã vung tay tát vào mặt tôi. Mặt tôi sưng lên và bỏng rát. Sau đó, họ đánh và đá tôi. Gần một nửa dân làng đến xem, nhưng không ai tới giúp hay ngăn cản họ lại.

Trước khi tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, tôi là người rất nóng tính. Gần như ngày nào tôi cũng buông lời lăng mạ hoặc động tay động chân với bất cứ ai mà tôi cho là xúc phạm mình. Có lần tôi đánh vợ nghiêm trọng đến mức cô ấy đòi ly hôn. Công việc của tôi là một giám sát viên. Nếu có bất kỳ ai cản đường tôi là tôi sẽ chửi bới hay đánh họ. Có lần, tôi còn dọa đâm chết người.

Sau khi tu luyện, tôi đã trầm tính hơn và cố gắng làm theo những gì Sư phụ dạy:

“Đã làm người luyện công thì trước hết phải làm được ‘đả bất hoàn thủ, mạ bất hoàn khẩu’, phải Nhẫn. Nếu không, thì chư vị là người luyện công [loại] gì vậy?” (Bài giảng thứ năm,Chuyển Pháp Luân)

Hành xử chiểu theo Pháp lý

Vì là người mới bước vào tu luyện, nên nhận thức của tôi về Pháp còn nhiều hạn chế. Tuy vậy, tôi hiểu rõ đây là khổ nạn cần vượt qua để tiêu nghiệp. Đó cũng là cơ hội để tôi đề cao tâm tính. Tôi nhận ra chắc hẳn kiếp trước bản thân mình đã từng hại họ, nên mới phải trả món nợ này. Tôi không thể cư xử theo kiểu ăn miếng trả miếng với họ giống như trước khi tu luyện.

Thử tưởng tượng xem những gì sẽ xảy ra nếu tôi không tu luyện Pháp Luân Đại Pháp. Khi họ làm bẽ mặt tôi trước một đám đông như vậy, có thể tôi sẽ làm bất cứ điều gì để chứng tỏ tôi mạnh hơn hai người phụ nữ và thanh niên kia. Sao tôi có thể để mất mặt như vậy ở trong làng được?

Cuối cùng, ba người họ cũng kiệt sức và cơn giận được giảm bớt. Họ tiếp tục chửi rủa và bỏ đi. Dân làng cũng giải tán về nhà. Khi sờ lên mặt, tôi cảm thấy nó nóng và sưng húp. Cả người tôi đau nhừ.

Đến lúc này, vợ tôi biết chuyện và chạy vội đến. Khi thấy tôi đang ngồi xổm trên nền đất, cô ấy nhắc lại câu chuyện được Sư phụ giảng trong sách Chuyển Pháp Luân và động viên tôi: “Đây là ma nạn lớn, việc này giống với câu chuyện Hàn Tín chịu nhục chui háng”. Sau khi vợ tôi chứng kiến tôi khỏi bệnh một cách đáng kinh ngạc, cô ấy cũng bước vào tu luyện.

Cô ấy nói: “Khi đang trên đường đến đây, cảnh sát đã dừng xe khi nhìn thấy em. Họ nói nếu anh cần nhập viện điều trị, họ sẽ bắt những người đánh anh phải chi trả tiền viện phí và bồi thường”. Khi tôi hỏi sao cảnh sát lại biết chuyện, cô ấy nói: “Những người đánh anh thấy sốc vì anh không đánh trả họ, họ chắc là anh sẽ đi kiện họ, vì vậy họ đến trình báo với cảnh sát”.

Qua thời gian, tôi dần hiểu được là người tu luyện mà nói, thì nỗi khổ về thể xác còn dễ chịu đựng hơn nhiều. Điều khó vượt qua nhất chính là vấn đề về tâm tính – đó là cảm giác bị mất mặt. Người tu luyện phải chấp nhận chịu thiệt thòi, bị mất mặt hay bị sỉ nhục và buông bỏ hết thảy những chấp trước. Nhưng điều quan trọng nhất là người tu luyện phải giữ được bình tĩnh, không giữ tâm oán hận. Người nào làm được như vậy mới là người chân tu.

Giúp đỡ cậu thanh niên đã từng hại tôi

Sau đó, vợ tôi muốn đi tìm những người đánh tôi. Tôi nói với cô ấy: “Chuyện này xảy ra chính để anh đề cao tâm tính. Anh sẽ không kiện họ, vậy tại sao anh lại phải tìm họ?”. Cô ấy đáp: “Chúng ta cần để cho họ biết, vì chúng ta tu luyện Pháp Luân Đại Pháp nên anh sẽ không gây bất kỳ rắc rối gì cho họ”.

Vợ tôi đến chỗ người đánh tôi và nói: “Này chàng trai trẻ, chồng tôi đã lấy nhầm những viên gạch đó, chính ông ấy đã xin lỗi cậu. Vậy mà cậu lại đánh ông ấy ra nông nỗi như vậy? Mặt ông ấy sưng húp và hầu như cả làng đều chứng kiến những gì cậu đã làm. Tôi đến đây để nói cho cậu biết là chúng tôi có thể khiến cậu gặp nhiều rắc rối. Vì chúng tôi là những người tu luyện Pháp Luân Đại Pháp nên chúng tôi mới dễ dàng tha thứ cho cậu. Nếu chồng tôi không phải là người tu luyện thì rất có thể chồng tôi sẽ đến bệnh viện và ở luôn tại đó. Chúng tôi có thể khiến cậu phải chi trả mọi khoản điều trị y tế. Chính cảnh sát cũng khuyên chúng tôi đến bệnh viện. Cậu hãy nhớ tất cả các học viên Pháp Luân Đại Pháp đều là người tốt vì Sư phụ của chúng tôi đã dạy chúng tôi rằng: “Đả bất hoàn thủ, mạ bất hoàn khẩu” (Chuyển Pháp Luân).

Khi vợ tôi về đến nhà, cô ấy nói: “Cậu thanh niên đánh anh có gia cảnh khá nghèo. Có vẻ như trong nhà cậu ấy còn chẳng có gì để ăn. Chúng ta có nên cho cậu ta một bao gạo không?” Tôi đáp: “Được, anh không hề oán giận cậu ta. Nếu anh không tu luyện Đại Pháp, thì giờ có lẽ anh sẽ tìm cách trả thù cậu ấy. Hiện giờ, anh lại cảm thấy cậu ấy thật đáng thương.“

Vợ tôi mang cho cậu thanh niên ấy một túi gạo. Cậu ta rất hối hận vì những gì mình đã làm và không biết phải nói gì.

Sau đó, tôi đã nghĩ, tôi là một người đàn ông nhưng lại để hai người phụ nữ và một thanh niên đánh và sỉ nhục trước cả làng. Nếu không tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, chắc có lẽ tôi không dám ra ngoài gặp mọi người.

Chàng trai trẻ nghĩ rằng tôi sẽ tìm cách trả thù nên cậu ấy liên tục đến nhà tôi xin lỗi. Tôi giải thích để cậu ấy hiểu tôi là một học viên Pháp Luân Công nên sẽ không làm hại cậu ấy.

Tôi cùng vợ kể cho cậu ấy nghe về những trải nghiệm tuyệt vời của chúng tôi sau khi tu luyện Pháp Luân Đại Pháp và những tuyên truyền dối trá của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) về Đại Pháp. Cậu ấy liên tục gật đầu đồng ý: “Từ cách cư xử của ông, tôi tin là ông nói đúng”.

Sau sự việc này, mọi người trong làng đều biết tôi tu luyện Pháp Luân Đại Pháp và họ thấy ngưỡng mộ tôi.

Những người từ đồn cảnh sát, Phòng 610 và Phòng An ninh Nội địa bắt đầu quấy rối vợ chồng tôi. Có lần, trưởng phòng Phòng 610 đưa một nhóm người đến nhà tôi và tra xét chúng tôi. Họ muốn biết tại sao chúng tôi vẫn tu luyện Pháp Luân Đại Pháp. Tôi nói: “Trước khi bước vào tu luyện, tôi ốm yếu đến mức cuộc sống trở nên vô nghĩa. Bệnh viện đã liên hệ với gia đình tôi năm lần và khuyên họ nên chuẩn bị hậu sự cho tôi”.

Khi ông ta bắt đầu lặp lại tuyên truyền vu khống của ĐCSTQ về Pháp Luân Đại Pháp, tôi hỏi ông ấy Pháp Luân Đại Pháp có làm hại gì bản thân ông ấy và gia đình của ông ấy không. Khi ông ta nói không, tôi tiếp lời: “Tôi từng là người luôn muốn tranh đấu với người khác, nhưng giờ tôi chỉ muốn ngồi và toạ thiền. Tôi đang làm hại ai chứ?”. Ông ấy trầm ngâm suy nghĩ, sau đó đáp lại: “Có lẽ một ngày nào đó khi tôi nghỉ hưu, tôi cũng sẽ tu luyện Pháp Luân Đại Pháp và học thiền định”. Kể từ đó, ông ấy không bao giờ quay lại nhà tôi thêm lần nào nữa.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2018/4/28/363377.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2019/2/11/175787.html

Đăng ngày 28-02-2019; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share