Bài viết của một học viên Pháp Luân Công ở tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc
[MINH HUỆ 19-12-2018] Tôi bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công vào năm 1997, và [chỉ] trong một tháng tất cả các bệnh mãn tính của tôi đều biến mất. Trước đó, tôi có một lối sống không lành mạnh. Tôi uống một lít rượu mạnh và hút 3-4 gói thuốc lá mỗi ngày. Nhưng thông qua việc tu luyện Đại Pháp, tôi có thể cai bỏ được cả hai chứng nghiện này. Lần đầu tiên trong đời tôi biết thế nào là khoẻ mạnh và tôi rất biết ơn Pháp Luân Đại Pháp.
Những thay đổi tích cực này được phản ánh cả ở nơi làm việc của tôi và ở nhà. Tôi được công nhận là một nhân viên làm việc chăm chỉ, tận tuỵ, và cuộc sống gia đình tôi rất hài hoà.
Vào mùa xuân năm 2016, mắt tôi bị mờ đi và tôi bị tê bì cả tay và chân. Chi dưới của tôi cũng xuất hiện dấu hiệu lở loét da, và tôi sụt cân rất nhiều.
Gia đình thúc giục tôi đi điều trị y tế. Tôi đã không đối đãi với những việc này như một người tu luyện nên đã đến bệnh viện và được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường với các biến chứng toàn thân. Do có nguy cơ bị hoại tử chân, tôi đã vào bệnh viện và ở đó hai tuần.
Sau khi ra viện, các bác sĩ cho tôi dùng thuốc hàng ngày. Lượng đường trong máu tôi rất cao và tôi bị xuất huyết dưới mắt. Tầm nhìn của tôi bị giảm xuống còn 20/100 – tôi thậm chí không thể nhìn thấy chân mình khi bước đi. Sự tê bì ở chân và bàn chân của tôi tăng lên thì sự nhạy cảm của tôi suy giảm. Ngoài ra, tôi bắt đầu bị bí tiểu và táo bón, chi dưới của tôi thì phủ đầy các vết lở loét.
Ngày 30 tháng 11 năm 2017, một học viên đã đến thăm tôi. Điều đầu tiên cô ấy nói là: “Tại sao anh vẫn uống thuốc?!”
Những lời của cô ấy chạm tới tâm tôi, và tôi cảm thấy xấu hổ. Tôi nghĩ: “Tại sao mình vẫn dùng thuốc? Chẳng phải mình đã khoẻ mạnh lại sau khi tu luyện Pháp Luân Công sao? Sau 20 năm tu luyện, làm sao sức khoẻ của mình lại tệ thế này?”
Khi tôi suy nghĩ về điều đó, một cơn ớn lạnh chạy dọc sống lưng. Sau ngần ấy năm tu luyện, tôi không phải là một học viên chân chính! Tôi đã không tuyệt đối tín Sư tín Pháp.
Nuông chiều các chấp trước của bản thân
Khi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) bắt đầu bức hại Pháp Luân Công vào tháng 7 năm 1999, tôi đã buông lơi trong tu luyện. Tôi không tinh tấn học Pháp, luyện công hay phát chính niệm. Tôi dành ít thời gian hơn cho việc giảng chân tướng về cuộc bức hại. Tâm tính tôi rớt xuống trong khi các chấp trước người thường như tâm tranh đấu, hiển thị, danh – lợi – tình… trở nên mạnh mẽ hơn.
Ví dụ, người dân trong thị trấn của tôi xây những ngôi nhà mới có sân vườn. Do chấp trước vào lợi ích và có tâm hiển thị, tôi đã xây một cái lớn hơn. Nhưng tôi đã che đậy những chấp trước này và tự bao biện cho bản thân rằng việc đó giúp tôi có cơ hội nói về Pháp Luân Công với các công nhân xây dựng.
Tôi đã dành ít thời gian hơn cho những trách nhiệm của một đệ tử Đại Pháp, và thay vào đó tôi bắt đầu với những sở thích mới: khắc gốc cây, làm vườn, sưu tầm đá… Những sở thích này mâu thuẫn trực tiếp với yêu cầu của Pháp.
Vì học Pháp ngày càng ít, tôi sẽ mất bình tĩnh trước những điều đơn giản và thậm chí còn sử dụng những lời lẽ thô tục. Sư phụ thường dùng lời nói của người thường để điểm hoá cho tôi: “Anh là người tu luyện, anh không nên bị mất kiểm soát và cũng không được nói như vậy. Anh có phù hợp với Chân-Thiện-Nhẫn không?” Nhưng tôi đã không lắng nghe và tiếp tục làm những gì tôi đang làm.
Tôi thậm chí bắt đầu buôn chuyện và trở thành một người kén ăn. Tôi cũng kiếm cớ để không phát chính niệm vào bốn thời điểm trong ngày. Khi tôi đang bận xây nhà, tôi đã bỏ qua cả bốn khung giờ phát chính niệm.
Tuy nhiên, khi sức khoẻ của tôi yếu đi, tôi muốn phục hồi nhanh chóng, vì vậy tôi đã phát tờ rơi về Pháp Luân Công suốt ngày đêm. Nhưng vì xuất phát điểm của tôi không thuần tịnh, tâm tính của tôi không đề cao lên, và sức khoẻ của tôi không được cải thiện.
Khi can nhiễu xuất hiện, một người cần tu luyện và hướng nội. Tôi tự hỏi bản thân: “Mình có phải là một đệ tử chân tu không? Mình có xứng đáng với danh hiệu đệ tử Đại Pháp thời kỳ Chính Pháp, với trách nhiệm cứu độ chúng sinh không?”
Khi tôi bắt đầu tu luyện nhiều năm trước, Sư phụ đã tịnh hoá thân thể và phục hồi sức khoẻ cho tôi. Ngài đã chịu đựng rất nhiều vì tôi. Tôi đã làm được gì cho Đại Pháp? Hay cho chúng sinh trong tiểu vũ trụ của mình? Tôi đã cân nhắc đến các học viên khác chưa?
Sư phụ giảng:
“Có thể buông bỏ tâm người thường hay không, đó là ‘tử quan’6 dẫn tới người siêu thường chân chính. Đệ tử chân tu ai ai cũng phải vượt qua, đó là giới tuyến giữa người tu luyện và người thường.” (Chân tu, Tinh tấn yếu chỉ)
Sự chuyển biến từ nội tâm
Ngay sau đó, tôi quyết định mình cần phải làm một học viên Pháp Luân Công chân chính.
Với chính niệm mạnh mẽ này, tôi đột nhiên cảm thấy tê cứng ở các ngón chân. Mủ ở chân rỉ ra và ngấm vào tất của tôi. Phòng tôi bốc mùi hôi.
Tôi biết đó là do cựu thế lực làm và tôi cần phải phát chính niệm để thanh trừ chúng. Tôi đã cầu xin Sư phụ Lý Hồng Chí cấp trí huệ và gia trì năng lượng để tôi có thể vượt qua điều này.
Tôi nhớ rằng Đại Pháp là từ bi, nhưng cũng có trang nghiêm. Vì vậy tôi chạm vào bàn chân bị loét và nói chuyện với chúng một cách nhẹ nhàng.
“Những sinh mệnh và các nhân tố gây ra vấn đề sức khoẻ của ta hãy mau rời đi. Ta là một người tu luyện được Sư phụ Lý Hồng Chí quản. Ta sẽ hoàn trả nghiệp của mình nhưng ta không thừa nhận sự bức hại của các ngươi và không cho phép các ngươi làm hại thân thể của ta.”
“Không phải là ta không từ bi với các ngươi. Các ngươi sẽ được phúc báo nếu các ngươi nhớ rằng Pháp Luân Đại Pháp hảo. Nếu các ngươi không rời đi bây giờ, ta sẽ diệt trừ các ngươi.”
Tôi nhẩm đoạn Pháp của Sư phụ:
“Vũ trụ đang trong Chính Pháp, [những vị nào] không can nhiễu tôi chứng thực Pháp, tôi có thể sẽ an bài hợp lý cho các vị, trở thành sinh mệnh tương lai; [vị nào] muốn Thiện giải thì hãy ly khai tôi, đến đợi ở hoàn cảnh cạnh tôi; nếu các vị thật sự không cách nào ly khai tôi, thì cũng đừng gây bất kể tác dụng can nhiễu nào cho tôi, thì tương lai tôi có thể viên mãn, tôi sẽ Thiện giải các vị; [vị nào] hoàn toàn bất hảo rồi, vẫn cứ can nhiễu tôi, chiểu theo tiêu chuẩn là không thể lưu lại được thì chỉ có thể bị thanh trừ, tôi không thanh trừ các vị thì Pháp vũ trụ cũng không lưu các vị đâu.” (Giảng Pháp tại Pháp hội quốc tế New York 2004)
Tôi đã nói với những sinh mệnh này: “Ta tu luyện Pháp Luân Công và chiểu theo Chân-Thiện-Nhẫn. Sư phụ của ta đã khai mở các kinh mạch cho ta khi ta mới bắt đầu tu luyện, hệ thống tuần hoàn và thần kinh của ta đã được đả thông.“
“Từ giờ trở đi, ta tuyệt đối tín Sư tín Pháp. Ta không có gì liên quan đến các ngươi nữa.”
Tôi nói với họ rằng mặc dù tôi có những thiếu sót và chấp trước người thường, nhưng bây giờ tôi thực sự là một học viên Pháp Luân Đại Pháp chân chính, hoàn toàn kiểm soát thân thể của mình. Tất cả các chấp trước và sai lầm của tôi sẽ được Đại Pháp quy chính. Những sinh mệnh khác không được phép là một phần trong tu luyện của tôi hoặc sử dụng giả tướng nghiệp bệnh để can nhiễu tôi. Nếu không tôi sẽ thanh trừ họ. “Các người can nhiễu thân thể tôi vì những sai lầm của tôi. Tôi cần sức khoẻ để cứu nhiều chúng sinh hơn và cho họ biết vẻ đẹp của Đại Pháp.”
Sau khi phát chính niệm khoảng 2 tiếng rưỡi, vết đỏ ở bàn chân lở loét của tôi mờ dần. Mủ ngừng chảy và 80% các vết thương đã lên vảy. Những chỗ sưng cũng giảm xuống.
Tôi dừng uống thuốc. Mặc dù vợ tôi rất buồn vì điều này và gọi cho người thân của chúng tôi để gây áp lực, tôi đã không nhượng bộ. Vợ tôi không ăn và không nghe tôi nói lý lẽ. Cô ấy thậm chí còn đe doạ ly hôn với tôi, nói rằng tôi phải lựa chọn giữa cô ấy và Đại Pháp.
Tôi nói với cô ấy: “Em là vợ anh, một phần quan trọng trong cuộc sống của anh. Anh sẽ chăm sóc cho em. Em phải ăn. Nếu em muốn, em có thể trở thành một người vợ tốt của anh – tương lai của chúng ta sẽ rất tươi sáng. Nếu em buộc anh phải lựa chọn, anh chỉ có thể chọn Đại Pháp. Anh sẽ không ngăn cản nếu em muốn rời xa anh. Điều đó tuỳ thuộc vào em.”
Lúc đó tâm tôi rất bình thản. Tôi nấu đồ ăn và chăm sóc cho cô ấy. Cô ấy bắt đầu ăn vài ngày sau đó.
Những vết loét của tôi vẫn rỉ máu và mủ, tầm nhìn của tôi vẫn bị mờ, nhưng tâm tôi kiên định.
Tôi lại nhớ tới một đoạn Pháp của Sư phụ:
“Phi thị tu hành lộ thượng khổ
Sinh sinh thế thế nghiệp lực trở
Hoành tâm tiêu nghiệp tu tâm tính
Vĩnh đắc nhân thân thị Phật tổ”
(Nhân quả, Hồng Ngâm)Diễn nghĩa:
Nhân quả
Không phải con đường tu hành nghĩa là phải khổ
[Mà là] nghiệp lực từ đời này đời khác ngăn trở
Quyết tâm, làm tiêu nghiệp và tu tâm tính
Vĩnh viễn được thân người là Phật tổ
Đúng vậy! Tôi là một học viên Pháp Luân Công chân chính, và không có gì có thể lay chuyển ý chí của tôi!
Tín tâm tuyệt đối
Chứng kiến quá trình phục hồi của tôi, vợ tôi trở thành người hỗ trợ của tôi. Nếu tôi quên phát chính niệm, cô ấy sẽ hô lên: “Đến giờ rồi, hãy làm việc quan trọng!”
Sư phụ giảng:
“Có thể buông bỏ tâm người thường hay không, đó là ‘tử quan’6 dẫn tới người siêu thường chân chính. Đệ tử chân tu ai ai cũng phải vượt qua, đó là giới tuyến giữa người tu luyện và người thường… Tu luyện tự nó không hề khổ, điểm chốt là không buông bỏ được chấp trước người thường. Khi danh-lợi-tình của chư vị cần buông bỏ thì mới cảm thấy khổ.” (Chân tu, Tinh Tấn Yếu Chỉ)
Trải nghiệm này là một khảo nghiệm lớn đối với tôi. Chỉ khi tuyệt đối tín Sư tín Pháp, tôi mới có thể vượt qua nó.
Khi tôi tập trung trở lại và dành nhiều thời gian hơn để học Pháp, tâm tính tôi đã đề cao. Tâm tôi trở nên minh bạch. Tôi tiếp tục phát chính niệm để thanh trừ can nhiễu và thân thể tôi đã thay đổi rất nhiều.
Lượng đường trong máu của tôi trở nên ổn định và tôi ăn bất cứ đồ ăn nào được đặt trước mặt. Tôi tăng gần 9 cân trong một năm. Tôi đã từng uống rất nhiều nước vì lượng đường trong máu cao nhưng bây giờ tôi uống như bình thường. Chứng bí tiểu và táo bón của tôi cũng biến mất.
Tầm nhìn của tôi từ 20/100 đã tăng lên 20/30.
Bàn chân tôi cũng phục hồi và da dẻ mịn màng. Tôi đã từng phải mang hai đôi tất vào mùa đông để giữ ấm, nhưng bây giờ chỉ cần đi một đôi tất tôi vẫn ổn. Lúc da bị lở loét, phòng tôi thường có mùi hôi, nhưng bây giờ tôi không còn mùi cơ thể đó nữa, và sống một cuộc sống bình thường.
Thức tỉnh
Trước đây, tôi ngộ Pháp một cách nông cạn và tôi chưa hoàn toàn buông bỏ phần con người của mình. Tôi đã không tu luyện tinh tấn, điều này khiến tình trạng thân thể của tôi trở nên tệ theo thời gian.
Sau một năm chịu đựng nghiệp bệnh, cuối cùng tôi cũng thức tỉnh.
Sư phụ giảng:
“Thời gian thực tu với người học Đại Pháp là hữu hạn, rất nhiều học viên đã biết tranh thủ thời gian, tinh tấn không ngừng, nhưng có một phần các học viên không biết quý tiếc thời gian, để tâm vào những chỗ không cần thiết.” (Cảnh tỉnh, Tinh Tấn Yếu Chỉ)
Từ trải nghiệm này, bây giờ tôi nhận ra rằng, miễn là tôi dụng tâm và tu luyện tinh tấn, tâm tính và công của tôi sẽ tăng lên, và cựu thế lực sẽ không thể can nhiễu đến tu luyện của tôi. Việc hướng nội không nên chỉ dừng lại ở lời nói, mà là chúng ta cần chủ động loại bỏ các chấp trước của mình.
Nếu chúng ta có thể phân biệt rõ giữa quan niệm người thường và chính niệm của một người tu luyện, Sư phụ sẽ giúp chúng ta. Công năng của chúng ta chỉ xuất hiện khi chúng ta đạt được tiêu chuẩn của một người tu luyện.
Sư phụ giảng:
“Chúng tôi nhấn mạnh một điểm: [nếu] chư vị không bỏ được cái tâm ấy, không bỏ được cái [suy nghĩ về] bệnh ấy, [thì] chúng tôi chẳng thể làm gì, đối với chư vị chẳng thể giúp được.” (Chuyển Pháp Luân)
Tôi hi vọng rằng kinh nghiệm của tôi có thể được dùng như một lời cảnh tỉnh cho các học viên khác đang trong quan nghiệp bệnh và bị can nhiễu. Đó là một cơ hội để hướng nội và tự hỏi bản thân: “Liệu mình có tín Sư tín Pháp không? Liệu mình có đang sống theo tiêu chuẩn của một người tu luyện không? Liệu mình có phải là một người chân tu không?”.
Chúng ta đang trên con đường tu luyện lên tầng thứ cao. Giống như điều mà Sư phụ đã giảng:
“..chư vị phải thật sự có thể yêu cầu bản thân như một người tu luyện; đành rằng chư vị có những lúc chưa làm được, thì ít nhất chư vị cũng phải có chính niệm được như vậy; chư vị phải tu bản thân mình.” (Giảng Pháp tại Pháp hội Chicago năm 2004)
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2018/12/19/378550.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2019/2/8/175753.html
Đăng ngày 28-02-2019; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.