Bài viết của đệ tử Đại Pháp ở Trung Quốc Đại Lục

[MINH HUỆ 28-12-2018] Tôi xin được chia sẻ quá trình tu luyện gần đây và thể ngộ của tôi sau khi học thuộc kinh văn “Càng về cuối càng tinh tấn” của Sư phụ.

Sau khi đọc bài kinh văn này, tôi cảm thấy rất chấn động. Tuy nhiên, theo thời gian, cùng với việc tiếp tục đọc những kinh văn khác của Sư phụ, cảm giác này càng ngày càng nhạt đi, thậm chí nguyện vọng muốn tu luyện tinh tấn của tôi đã biến mất. Vì vậy, tôi nghĩ nếu tôi học thuộc kinh văn này, ấn tượng về những gì Sư phụ giảng sẽ được khắc sâu hơn trong tâm trí tôi.

Tuy nhiên, lúc này, tâm sợ khó lại nổi lên bề mặt khiến tôi không muốn học thuộc. Khi tĩnh tâm lại, tôi nghĩ rằng nếu tôi càng không muốn học thuộc thì tôi lại càng nên học, bởi vì không muốn học thuộc Pháp chính là quan niệm và tâm chấp trước của con người; Pháp sẽ khiến chúng hiện nguyên hình và thanh trừ chúng, nên chúng mới tìm mọi cách để cản trở. Hơn nữa, tu luyện xác thực là phải trong gian khó mà tu lên.

Sư phụ giảng:

“Một cá nhân trong [quá trình] tu luyện sẽ có rất nhiều quan cần phải vượt qua; nguyên nhân tạo ra [như vậy] là vì từ khi sinh ra làm người trở đi chính là đã liên tục sản sinh các loại các dạng quan niệm đối với nhận thức xã hội nhân loại, từ đó sản sinh những chấp trước. Bởi vì xã hội nhân loại là một thế giới mà khổ nạn và hưởng thụ lợi ích cùng có, [nên] cuộc đời con người ta có rất nhiều khổ nạn, bất kể chư vị có nhiều tiền đến mấy, [thuộc về] giai tầng xã hội nào đi nữa. Vì thống khổ làm con người khó chịu, từ đó con người, dù tự nhận ra hay không tự nhận ra, đều sẽ đối kháng với khổ nạn; mục đích là mong muốn được sống hạnh phúc hơn một chút; vậy nên khi truy cầu hạnh phúc, con người sẽ hình thành [ý tưởng] làm sao cho bản thân không phải chịu thiệt thòi, sống tốt ra sao, thế nào mới có thể vươn lên hàng đầu ‘công thành danh toại’ trong xã hội này, làm sao để hưởng thụ được nhiều, làm sao để trở thành kẻ mạnh hơn, v.v. Vì thế, cùng với lúc có được một số kinh nghiệm, thì cũng hình thành những quan niệm nhân sinh; kinh nghiệm qua thực tế lại còn khiến quan niệm trở nên ngoan cố hơn.”(Càng về cuối càng tinh tấn, Tinh Tấn Yếu Chỉ III)

Sau khi học thuộc đoạn Pháp trên, tôi không có cảm giác được đề cao. Tôi ngộ rằng tôi không nên chỉ vì học thuộc Pháp mà học thuộc, mà tôi cần phải hòa tan trong Pháp, đồng hóa với Pháp.

Phân biệt rõ chân ngã với quan niệm hậu thiên

Tôi bắt đầu dùng Pháp để đối chiếu bản thân và hướng nội. Tôi tự hỏi, suy nghĩ nào của bản thân chính là loại quan niệm nhân sinh mà Sư phụ nhắc đến. Tôi nhớ lại, hồi tháng Sáu, khi sửa lại căn nhà của mình, tôi đã bỏ ra rất nhiều thời gian tra cứu trên Internet. Tôi muốn tìm hiểu mọi kiến thức về sửa nhà để không bị các nhà thầu xây dựng lừa gạt, và cũng để có được một ngôi nhà hoàn mỹ hơn. Quan niệm không muốn bị lừa đã khiến tôi lãng phí rất nhiều thời gian.

Một quan niệm khác của tôi là muốn có một cuộc sống thoải mái hơn. Khi cảm thấy mệt mỏi vì chăm sóc con nhỏ, tôi bắt đầu nghĩ đến việc chuyển về nhà của bố mẹ đẻ. Có thêm ông bà chăm sóc cháu, tôi sẽ được thoải mái hơn.

Tôi cũng muốn kiếm được nhiều tiền hơn. Tôi nghĩ rằng tôi nên dạy cả một lớp thay vì chỉ dạy một – một để có thể kiếm được nhiều tiền hơn. Tuy nhiên, đây là suy nghĩ của một người muốn theo đuổi danh lợi.

Khi học thuộc Pháp, tôi cảm thấy mình như đang học Pháp mỗi ngày. Mặc dù phải mất một thời gian dài mới ghi nhớ được một đoạn Pháp, nhưng tôi có thể hiểu được nội hàm bác đại tinh thâm của Đại Pháp. Sau khi học đi học lại bài kinh văn này, tôi có thể cảm nhận được quá trình quan niệm hậu thiên được hình thành. Khi có ý niệm nào đó vừa xuất hiện trong đầu, tôi biết ngay đó là quan niệm và có thể tách khai chúng ra.

Sư phụ giảng:

“Nguyên điều đó đã là thể hiện của thời kỳ cuối của Chính Pháp và của tu luyện của các đệ tử Đại Pháp; nhưng vẫn còn một bộ phận thiểu số học viên, thậm chí cả học viên tu lâu, vào lúc này đây xuất hiện hoặc nhiều hoặc ít trạng thái ‘tiêu trầm’, buông lơi ý chí tinh tấn; mà không nhận ra rằng đó cũng là chấp trước vào thời gian Chính Pháp, hoặc do quan niệm hậu thiên không ngay chính đã can nhiễu tạo thành như vậy, từ đó bị những nhân tố can nhiễu mà cựu thế lực đã lưu lại từ trước đây tại không gian bề mặt của nhân loại và tà linh, lạn quỷ dùi vào chỗ sơ hở, làm cho những chấp trước và quan niệm kia lớn mạnh hơn nữa, từ đó tạo nên trạng thái ‘tiêu trầm’ như thế.” (Càng về cuối càng tinh tấn, Tinh Tấn Yếu Chỉ III)

“Tất nhiên, đa số đệ tử nào rơi vào tình huống này thực ra là vì ngay từ đầu đã không nhận ra được can nhiễu từ quan niệm hoặc chấp trước nhỏ của mình, [và] bị tà ác dùi vào chỗ sơ hở, rồi phóng to những nhân tố đó nên mới thành như vậy.” (Càng về cuối càng tinh tấn, Tinh Tấn Yếu Chỉ III)

Trở nên tinh tấn

Phần lớn thời gian, tôi đều ở trong trạng thái tu luyện tiêu trầm; ngoài ra, tôi còn có tâm tật đố mạnh mẽ. Tôi nhớ hồi học trung học cơ sở, khi quay lại lớp học sau kỳ nghỉ Tết, tôi đã mừng thầm trong tâm khi biết rằng các bạn cùng lớp đã chơi suốt trong thời gian được nghỉ, còn tôi thì dành nhiều thời gian vào việc học; do đó, các bạn sẽ làm bài kiểm tra không tốt bằng tôi. Vì chấp trước vào danh lợi nên tôi không muốn các bạn đạt thành tích cao hơn mình. Loại tâm lý này thực sự rất biến dị.

Sau khi học thuộc bài kinh văn này, tôi ngộ được rằng tôi nguyên vốn không có tâm tật đố mạnh mẽ này. Bởi vì tôi đã coi chấp trước này là một phần của bản thân mình, nên việc trừ bỏ nó càng trở nên khó khăn hơn. Sau khi ngộ ra điều này, tôi đột nhiên có được sự tự tin để thanh trừ tâm tật đố.

Mặc dù đắc Pháp đã khá lâu, nhưng tôi cảm thấy dường như tôi không tin vào những Pháp lý của Đại Pháp, quan niệm “thấy mới tin” và vô thần luận đã chiếm lấy vị trí cao trong suy nghĩ của tôi. Tôi không biết trân quý cơ duyên vạn cổ đắc được Đại Pháp và thân người.

Từ khi bắt đầu tu luyện đến nay, tôi luyện công rất ít. Lần này, sau khi học thuộc Pháp, tôi đã có một bước đột phá, và bắt đầu bước trên con đường tu luyện tinh tấn.

Không để lưu lại hối tiếc nào

Sư phụ giảng:

“Tôi biết rằng sau khi chư vị minh bạch ra thì sẽ rất mau chóng quay trở lên, nhưng trên con đường vĩ đại nhất trở thành Thần này chư vị phải bị rẽ ngoặt ít thôi, không được lưu lại những ân hận cho tương lai bản thân mình, [gây] cự ly biệt lập với tầng thứ; đó mới là hy vọng của tôi và của chư vị cũng như của những chúng sinh đang trông chờ vào chư vị.” (Càng về cuối càng tinh tấn, Tinh Tấn Yếu Chỉ III)

Khi đọc đoạn Pháp trên (trước khi tôi quyết định học thuộc), tôi ngộ rằng “tầng thứ” chính là khoảng cách giữa tôi và các đồng tu tinh tấn. Tôi ngộ như vậy là vì tôi vẫn còn tâm tranh đấu và luôn muốn so sánh bản thân với người khác. Tuy nhiên, khi học thuộc đoạn Pháp này, tôi lại ngộ rằng “tầng thứ” chính là khoảng cách mà tôi có thể tu đến so với tầng thứ nguyên thủy của bản thân. Nếu không tu luyện tinh tấn, tôi sẽ không thể quay trở về tầng thứ nguyên lai của mình.

Nhiều lần, tôi muốn từ bỏ học thuộc kinh văn này, bởi vì tôi thấy việc này thật khó. Nhưng sau khi tiếp tục kiên định, tôi không còn cảm thấy gấp gáp khi học thuộc nữa; thay vào đó, tôi đọc lặp đi lặp lại từng câu cho đến khi có thể ghi nhớ được câu đó.

Tôi nhận ra rằng học thuộc Pháp rất khác với học thuộc một bài văn của người thường. Khi học thuộc bài viết của người thường, chúng ta có thể ghi chú lại và sử dụng các chiến thuật ghi nhớ nhất định. Tuy nhiên, khi học thuộc Pháp, Pháp sẽ thanh trừ quan niệm và nhân tâm của chúng ta trước khi triển hiện ra cho chúng ta.

Mỗi một từ trong Đại Pháp đều có nội hàm bác đại tinh thâm. Nếu như trong khoảng thời gian như nhau, chúng ta nghĩ rằng chúng ta có thể học nhiều Pháp hơn bằng việc đọc thay vì học thuộc, thì tôi cho rằng đây là một chấp trước mà chúng ta nên trừ bỏ ngay lập tức.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2018/12/28/379014.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2019/1/17/174668.html

Đăng ngày 25-02-2019; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share