Bài viết của đệ tử Đại Pháp tại Đại Lục
[MINH HUỆ 01-03-2018] Trong mười mấy năm tu luyện của tôi, tôi thể ngộ sâu sắc được sự độc hại của văn hoá đảng với người Trung Quốc. Thứ văn hoá này khiến người tu luyện chúng ta bị ngăn trở trên con đường tu luyện, khiến người thường khó có thể tiếp nhận chân tướng, khó mà được cứu độ. Dưới đây xin nói một chút về thể ngộ của tôi về phương diện này.
Học Pháp chăm chỉ, dần dần thanh trừ độc hại của văn hoá đảng
Học Pháp là bài học mà tôi phải tu mỗi ngày, đặc biệt là 10 năm gần đây. Mỗi ngày ngoài việc thông đọc một bài giảng ra tôi sẽ học thuộc Pháp. Cùng với việc kiên trì học thuộc Pháp một cách nhập tâm, khi gặp vấn đề đa phần tôi có thể cân bằng từ pháp lý. Từ đó tôi có thể phân tích những chấp trước của mình, quan niệm hậu thiên và sự độc hại của văn hoá đảng, ở những mức độ khác nhau từ đó tu bỏ chúng từng tầng từng tầng một.
1. Từ vô thần luận tới hữu thần luận
Những tuyên truyền của Đảng cộng sản như “Quốc tế ca”, ngay khi đi học tôi đã thuộc làu làu. Những lời hát vô thần luận trong đó đã ăn sâu vào trong đầu óc tôi. Tôi còn nghe thấy nào là “Túc mệnh luận” (Thuyết số mệnh) là mê tín, thắp hương bái Phật là những hoạt động phong kiến mê tín… Hễ chụp lên cái mũ mê tín thì những việc này là tuyệt đối sai lầm và bị cấm chỉ. Tôi dần dần cũng công nhận những lý này, và trở thành một người vô thần.
Năm 1998 khi tôi vừa mới tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, phụ đạo viên cho tôi một cuốn “Chuyển Pháp Luân” mang về nhà. Đọc xong cuốn sách này, tôi cảm thấy cuốn đây không phải cuốn sách thông thường, nội dung đề cập cũng rất sâu sắc, kỳ diệu. Rất nhiều điều tôi chưa từng nghe qua, rất nhiều chỗ tôi đều không hiểu, và cũng có rất nhiều điều còn nghi hoặc. Ngày hôm sau tôi tới điểm luyện công để luyện công, vừa gặp phụ đạo viên, câu đầu tiên tôi hỏi là: “Trong cuốn sách viết về Phật Đạo Thần, nhưng những vị Phật, Đạo, Thần này ở đâu?” Phụ đạo viên thoáng nhìn tôi rồi cười nói: “Chị về xem lại cuốn sách này”. Tôi nghe xong thì cảm thấy rất kỳ lạ: Cô ấy không trả lời câu hỏi của tôi, lại bảo tôi về đọc lại cuốn sách này? Thay đổi suy nghĩ một chút, tôi mới bước vào, chẳng hiểu gì, mọi người đã tu được vài năm rồi, mà nói ra lời này ắt là có đạo lý. Thế là tôi về nhà xem tiếp. Đọc tiếp thì trong sách có rất nhiều điều đã cuốn hút tôi, khiến tôi cảm thấy rất có đạo lý. Ngoài việc tham gia học Pháp tập thể, luyện công tập thể ra, ở nhà tôi đọc cuốn “Chuyển Pháp Luân”. Bởi vì lúc đó tôi nghỉ dưỡng bệnh ở nhà, thời gian rất nhiều, hàng ngày tôi đều đọc 3 bài giảng. Đọc, đọc, đọc mãi những chữ trong sách lấp lánh màu đỏ, màu xanh lục, màu xanh lam, màu tím, màu vàng kim và màu ánh bạc, vô cùng đẹp mắt. Tôi rất kinh ngạc. Tĩnh tâm lại suy nghĩ, chẳng phải trong sách cũng viết thế này hay sao:
“Những ai đã khai [mở] thiên mục trong chúng ta đều thấy rằng, cuốn sách này nhìn là thấy ngũ quang thập sắc, lấp lánh ánh vàng kim, mỗi chữ đều là hình tượng Pháp thân của tôi.” (Chuyển Pháp Luân)
Khi tôi học bài công Pháp thứ 5, được luyện công cùng mọi người, tôi cảm thấy nhiều nơi trên cơ thể mình đều có thứ gì đang xoay chuyển, nhưng không nhìn thấy. Hỏi những đồng tu khác, mọi người nói đây là do Sư phụ đả xuất ra Pháp Luân điều chỉnh sức khoẻ cho tôi. Tôi lập tức nghĩ tới lời giảng:
“Thấy tại các tầng khác nhau đều có Sư phụ Lý Hồng Chí đang giảng Pháp, Pháp Luân đang điều chỉnh thân thể cho học viên như thế nào.” (Chuyển Pháp Luân)
Trong tâm tôi thấy ấm áp: “Những điều trong sách giảng là đúng!” Luyện công mới được nửa tháng, những chứng bệnh không thoải mái của tôi như bệnh cao huyết áp, bệnh tim mạch vành, bệnh phong thấp như đau đầu, co giật huyết quản não, tim co thắt, đau khớp toàn thân, không thể động tới nước lạnh, không được dùng quạt điện, không được mở điều hoà… toàn bộ đều biến mất, lọ thuốc tôi đã dùng 20 năm cũng đã quăng bỏ. Từ tháng 10 năm 1998 tới nay, tôi không còn uống một viên thuốc nào. Tôi thực sự cảm thấy chân Phật đang ở bên cạnh tôi!
2. Văn hoá đảng và tâm tranh đấu
Từ năm 1949 khi Đảng cộng sản nắm quyền tới nay,những cuộc vận động liên tiếp xảy ra như đấu với địa chủ, đấu với nhà tư sản, tam phản ngũ phản, phản cánh hữu, đại cách mạng văn hoá tất cả những văn hoá đấu với quỷ thần, đàn áp học sinh sinh viên năm 1998, đàn áp Pháp Luân Công năm 1999…Hết cuộc vận động này tới cuộc vận động khác, khiến con người tâm ý nguội lạnh, ai nấy đều ôm giữ tâm phòng bị, không dám nói lời chân thật với nhau. Đặc biệt là những cảnh tranh đấu, những người tranh đấu giơ cao khẩu hiệu, những vẻ mặt thù hận, hưng phấn cực độ, những lời nói kèm thêm những cú đấm và cú đá, khiến con người cảm thấy họ quả thực đang đẩy những người bị đấu tố vào chỗ chết mới có thể giải hận. Điều này đã thực sự khiến trái tim tôi đau đớn, nhưng tôi bất lực không biết làm thế nào, tôi chỉ tìm cách trốn tránh. Nhưng trong cuộc sống và công việc bình thường, nếu người khác làm tổn thương tới tôi, tôi sẽ không tỏ ra yếu đuối mà sẽ phản kích lại bằng nhiều cách khác nhau. Tôi cũng học được cách một người đấu tố lại người khác. Trong người thường tôi tỏ ra rất mạnh mẽ. Sau khi tu luyện, tôi nhận thức được tâm tranh đấu không phù hợp với yêu cầu của người tu luyện, là điều cần phải tu bỏ. Tôi nhớ tới lời Sư phụ giảng:
“Chúng ta nói rằng khi gặp mâu thuẫn trước mặt, lùi một bước biển rộng trời cao, đảm bảo sẽ là một cảnh tượng khác” (Chuyển Pháp Luân)
Tu từng ý nghĩ, từng niệm đầu, từng lời nói, từng hành vi của bản thân. Một lần cơ quan tôi phát tiền thưởng, một đồng nghiệp có khối lượng công việc như tôi nhưng lại lĩnh nhiều hơn tôi 20 đồng. Tôi không biết chuyện này, mà là một đồng nghiệp khác nói thầm cho tôi biết. Tôi nhoẻn miệng cười, không nói lời nào. Cô ấy nói: “Chị không đi tìm sếp đi?” Tôi nói: “Tôi không đi đâu.” Tháng tới phát tiền thưởng, tôi vẫn ít hơn 20 đồng. Vị đồng nghiệp rất thân với tôi nói: “Chị không đi tìm sếp thì để tôi đi”. Một lúc sau kế toán mang phiếu thu tới tìm tôi nói anh ấy sơ suất quá và bù lại tiền cho tôi.
Nhưng tâm tranh đấu của tôi ẩn giấu rất sâu mà bản thân tôi không hề hay biết. Khi con gái một đồng tu nữ sinh con, muốn bà ấy tới chăm vào kỳ sinh nở. Sau khi bà ấy nói với tôi, tôi vội vàng nói: “Làm việc gì cũng phải đứng trên cơ điểm có lợi cho 3 việc. Bà mà đi thì còn đâu thời gian làm 3 việc? Hãy mau tu bỏ cái tình này.” Bà ấy nghe xong cho rằng như vậy không đúng. Tôi lại chia sẻ thêm với bà vài lần nữa, đề xuất bà nên thuê ô sin trong tháng này, bà ấy hàng ngày chỉ cần dành chút ít thời gian tới thăm nom một chút thật tốt biết bao. Bà ấy cũng không tiếp nhận ý kiến của tôi, mà lại tới nhà con gái. Thấy bà ấy như vậy, trong tâm tôi vô cùng sốt sắng, tâm oán hận lại nổi lên: Bà không nghe khuyên can, thì tự tìm lấy phiền phức đi!
Trước khi bà ấy đi tôi xin địa chỉ và số điện thoại của bà ấy. Hai tháng sau, tôi thấy bà ấy vẫn chưa về, thì không thể nhẫn nại hơn được nữa, tôi bèn mua một bộ quần áo trẻ sơ sinh tới nhà con gái bà. Vừa vào đến nhà, tôi giật mình, mới hai tháng không gặp, bà ấy đã gầy đi mười mấy cân, trên mặt còn nổi những nốt đồi mồi. Hỏi ra mới biết, hoá ra con gái bà sắp xếp cho bà một căn phòng nhỏ, cậu em trai sống ở phía trên. Bà đành phải chen chúc ở cùng một nhà với bà thông gia. Bà thông gia làm ăn, cũng không hỏi han tới cháu bé và việc nhà. Con gái ban ngày thì đưa cháu cho bà chăm, bà còn phải đi chợ, nấu cơm, giặt quần áo, cũng không còn chút thời gian rảnh. Pháp cũng không đọc, công cũng không luyện, nói chi tới việc cứu độ chúng sinh. Nghe tới đây, trong tâm tôi vừa sốt ruột vừa thống khổ, chỉ biết an ủi bà ấy đôi phần và chia sẻ với bà dựa trên Pháp, đề xuất bà nên sớm trở về nhà mình. Bà nói: “Tôi cứ nói tới việc về nhà, là con gái tôi lại kêu khóc ầm ĩ.” Khuôn mặt nó vô cùng bất lực. Tôi thầm nghĩ: “Cái tình nặng như vậy, thì tu thế nào đây?” Tôi thở dài ra về.
Sau khi trở về, chuyện này cứ giày vò trong lòng tôi, tôi không biết vì sao sự tình lại tồi tệ như vậy. Hàng ngày hễ có thời gian tôi sẽ học Pháp, học thuộc Pháp. Một hôm tôi đột nhiên hiểu ra rằng: “Là vì tôi làm không đúng, không phù hợp với yêu cầu của Pháp”. Sư phụ giảng Pháp lý như sau:
“Tu luyện chân chính, cần phải hướng tâm mà tu, hướng nội mà tu, hướng nội mà tìm, chứ không hướng ngoại mà tìm.” (Chuyển Pháp Luân)
Khi gặp vấn đề, mâu thuẫn thì niệm đầu tiên là phải tìm bản thân. Tôi đã tìm hay chưa? Chưa. Niệm đầu tiên chính là người khác không ở trên Pháp như thế nào, tôi thuyết phục họ như thế nào. Bởi vì tôi dùng lý của người thường để giải quyết việc này, nên khẩu khí khi nói không ôn hoà, câu phản vấn rất nhiều, rất áp đặt. Những lời oán hận, chỉ trích liên tục xuất hiện, đều là một bộ văn hoá đảng. Tâm tranh đấu, tâm oán hận, tâm xem thường người khác đều trộn lẫn với nhau, trường này có tốt không? Căn bản là tôi đã không làm theo cảnh giới mà yêu cầu của Sư phụ: “Chỉ có thể khuyến thiện” (Chuyển Pháp Luân), nên sự việc đương nhiên là loạn bát nháo lên rồi.
Từ đó về sau, hễ gặp vấn đề, trước tiên tôi lại tìm ở bản thân mình, nghĩ tới bản thân, thường thì tôi vẫn thực sự phát hiện ra rằng bản thân mình cũng tồn tại vấn đề y như vậy. Như vậy, trong tâm tôi đã có thể tĩnh trở lại, lời nói cũng không còn áp đặt, đầy mùi thuốc súng như trước nữa. Tâm tranh đấu ngày càng yếu, bị tiêu đi từng tầng, từng tầng.
3. Văn hoá đảng và tâm hiển thị, tâm hoan hỷ
Từ ngày đảng cộng sản cướp chính quyền tới nay, chúng đã tiến hành hết cuộc vận động này tới cuộc vận động khác, khiến vài chục triệu người Trung Quốc vô tội mất đi sinh mệnh. Ngoài việc bình phản ở một mức độ nào đó với các cuộc vận động “Phản hữu” và “Đại Cách mạng Văn hoá” ra, thì những cuộc cách mạng còn lại đều bặt vô âm tín. Khi bình phản, chúng lôi kéo một vài người làm “con dê thế tội” để lừa gạt và vỗ về nhân dân, nhưng đảng và người phụ trách khởi phát cuộc vận động lại vĩnh viễn là những kẻ “vĩ đại, quang vinh, chính xác”. Tại đơn vị mở các cuộc họp lớn nhỏ, lãnh đạo đứng trên bục hoa chân múa tay, thao thao bất tuyệt một hồi ra thì mọi người bên dưới chỉ có mỗi một bổn phận là lắng nghe. Dưới cái cớ “phải thể hiện tài năng của bản thân”, chúng đã cổ động mọi người từ vườn trẻ, không ngừng thể hiện tài năng của mình trong các buổi họp phê phán, diễn thuyết và biểu diễn văn nghệ. Những đặc điểm truyền thống của người Trung Quốc như “hướng nội”, “không để lộ tài năng” lại bị chỉ trích thành “vô dụng, nhu nhược”. Trong sự độc hại của văn hoá này, những cái tâm như “tự cho mình là đúng”, “phải cao minh hơn người khác” dần dần bành trướng, nhưng bản thân lại không hề hay biết.
Sau khi tu luyện, dùng Pháp đối chiếu thì những tâm này mới bị bộc lộ ra không còn gì để nghi ngờ, rất nhiều khi chúng cũng xuất đầu lộ diện. Từ nhỏ thành tích học tập của tôi đã rất xuất sắc, sau khi đi làm thành tích công tác cũng khá nổi trội, cộng thêm tôi có khả năng ăn nói, nên chỉ cần tôi mở miệng thì hầu như người khác chẳng có cơ hội chen ngang. Khi chia sẻ với đồng tu, tôi thường thao thao bất tuyệt nói về thể ngộ của bản thân mình. Nếu người khác đồng thuận với quan điểm của tôi, thì trong tâm tôi dương dương tự đắc. Nếu người khác không công nhận quan điểm của tôi, trong tâm tôi sẽ không vui, và còn mở rộng quan điểm của mình trên những phương diện khác, cho tới khi tôi có thể thuyết phục được người khác, thì trong tâm mới thấy dễ chịu. Một lần nọ khi tôi và đồng tu có nói tới một vài đoạn trong khi giảng chân tướng trực diện, tôi dương dương tự đắc thuyết giảng, thì giật mình khi đồng tu nhắc nhẹ một câu: “Đừng nổi tâm hoan hỷ, tâm hiển thị”. Tôi chợt lặng người, ngậm miệng không nói. Sau khi đồng tu đi rồi, tôi đọc lại phần “Tâm lý hiển thị” trong “Chuyển Pháp Luân”, càng đọc tôi càng thấy như thể Sư phụ đang nói tới tôi. Tôi đối chiếu biểu hiện của mình với từng điều Sư phụ giảng, thì mới phát hiện ra đúng là Sư phụ đang nói về mình. Tôi cảm thấy tâm hoan hỷ và tâm hiển thị của mình rất nghiêm trọng.
Thế là tôi đọc đi đọc lại đoạn Pháp “Tâm lý hiển thị”, học thuộc và liên tục đối chiếu với bản thân. Dần dần tâm hoan hỷ, tâm hiển thị cũng có xu hướng yếu đi. Hễ nó xuất hiện tôi liền có thể lập tức nắm lấy nó, chính niệm thanh trừ, không tiếp thị trường cho nó, không cho phép nó tuỳ ý hoành hành trong trường không gian của tôi. Mỗi lần nắm chặt được tâm hoan hỷ, tâm hiển thị, chính niệm thanh trừ nó, sau đó tôi đều cảm thấy Sư phụ giúp tôi lấy đi từng tầng từng tầng thứ vật chất bất hảo này. Cảm tạ Sư phụ từ bi khổ độ!
Văn hoá đảng đầu độc chúng sinh, gây khó khăn cho việc giảng chân tướng, cứu chúng sinh
Một hôm ra ngoài giảng chân tướng, tôi bắt chuyện với một người phụ nữ hơn 60 tuổi. Bà nói: “Cuộc sống bây giờ tốt hơn ngày trước nhiều, đảng cộng sản cho tôi tiền dưỡng lão, mỗi tháng hơn 3000 tệ (Hơn 10 triệu đồng). Mỗi tháng con cái tôi cũng không cho tôi được nhiều như vậy.” Tôi nghe thấy thì cười nói: “Cuộc sống bây giờ đúng là tốt hơn ngày trước nhiều ạ. Nhưng bà thử nghĩ xem, làm việc suốt ba mươi mấy năm, hàng ngày đi làm mới khó nhọc làm sao. Hết giờ làm còn phải họp hành, có khi cả tuần tăng ca, thật chẳng dễ dàng gì. Nhưng bà có biết không, lương của người Trung Quốc so với các nơi trên thế giới lại thấp hơn mức bình quân. Bà có biết vì sao không?” Bà ấy ngẩn người nhìn tôi.
Tôi nói tiếp: “Tôi có đọc được một bản thống kê nói rằng một người công nhân sáng tạo ra một giá trị 100 đồng, thì công nhân của Mỹ được lĩnh 52 đồng, công nhân của Đức có thể được lĩnh 54 đồng, còn công nhân Trung Quốc thì sao?” Tôi dừng lại một chút, nhìn bà và tiếp tục nói: “Công nhân Trung Quốc chỉ lĩnh được 10 đồng.” Bà ấy nghe xong thì há hốc miệng, kinh ngạc nhìn tôi. “Tức là hơn 90 đồng còn lại bà tạo ra đều đã được nộp lên trên. 90 đồng này dùng để nộp thuế, dùng để đầu tư kiến thiết cho quốc gia, còn một phần thì chui vào túi quan viên các cấp của đảng cộng sản, trở thành lương, tiền thưởng và đãi ngộ phúc lợi của họ. Cán bộ của đảng cộng sản không làm công nghiệp, không làm nông nghiệp, không kinh doanh, không nghiên cứu khoa học, không sáng tạo ra của cải vật chất. Chính tiền thuế mà công nhân, nông dân, thương nhân và phần tử trí thức nộp đã nuôi sống các quan viên lớn nhỏ của họ. Lương của bà gồm cả tiền dưỡng già, là sức lao động của bà có được, là do bà tự kiếm ra thôi!” Nghe tới đây, bà đã hiểu ra và mỉm cười. Tiếp đó tôi nói về chân tướng Pháp Luân Công, tam thoái và đã thuận lợi thoái cho bà ấy.
Một lần khác tôi giảng chân tướng, có nhắc tới trong nước có rất nhiều người ra nước ngoài du lịch (Tôi định sẽ nói từ việc ra nước ngoài du lịch tới chân tướng Đại Pháp hồng truyền tại hải ngoại). Khi tôi nhắc tới có người đi Singapore, đi Malaysia, đi Thái Lan, còn có người đi Hồng Kông, đi Áo Môn, đi Đài Loan, còn có người đi Nhật, đi Hàn, tôi mới nói tới đây thì bà ấy lạnh lùng nhìn tôi nói rằng: “Giờ ai mà tới Nhật, Hàn du lịch thì chính là bán nước!” Tôi hỏi: “Sao lại thế?” Bà ấy nói: “Nhật, Hàn không tốt với Trung Quốc!” Nói xong bà ấy nổi giận đùng đùng bỏ đi. Nhìn theo bóng của bà, trong lòng tôi vô cùng thương cảm. Hãy nhìn xem đảng cộng sản bao năm nay đã làm nhầm lẫn khái niệm “yêu nước”, kích động thù hận, đầu độc bà ấy nặng như thế nào. Nhân tâm và tạp niệm của tôi còn nhiều, trường không gian không đủ thuần chính, năng lượng không đủ lớn để có thể ức chế những tư tưởng bất hảo của bà ấy, mới khiến bà ấy mất đi cơ hội đắc cứu lần này. Tôi thầm hạ quyết tâm phải tu tốt bản thân, không ngừng thuần tịnh bản thân, cứu nhiều người hơn nữa!
Tôi còn gặp một tình huống tương tự như vậy.
Có người nói với tôi: “Nhật Bản từng đánh nước ta, mà còn tới Nhật du lịch, thế chẳng phải bán nước là sao?” Tôi nói với ông ấy: “Ồ, ông nghĩ vậy sao. Nhưng hiện giờ các cao quan đều gửi con cái mình di dân ra nước ngoài. Họ còn đưa một lượng tiền tệ lớn ra nước ngoài nữa, đây chẳng phải càng là bán nước hay sao?” Sau khi nghe xong ông ấy lặng thinh. Tôi nói tiếp: “Nói về bán nước thì chắc chắn là có. Giang Trạch Dân bán 3,44 triệu km2 lãnh thổ quốc gia, những lãnh thổ này vốn có thể thu hồi lại như Hồng Kông, Ma Cao. Ông thử nói xem đó chẳng phải là giặc bán nước lớn nhất hay sao?” Ông ấy gật đầu: “Chuyện này tôi từng nghe qua.” Tôi lại nói tiếp: “Giang Trạch Dân lợi dụng quyền lực trong tay dùng phủ bại trị quốc, trấn áp Pháp Luân Công, dựng nên vụ “Giả thiêu Thiên An Môn”, còn mổ cắp nội tạng học viên Pháp Luân Công bán mưu lợi khổng lồ. Ông thử nói xem một người lãnh đạo như vậy sẽ đẩy đất nước chúng ta tới bờ vực nguy hiểm như thế nào?” Nghe xong ông ấy có vẻ suy tư. Tiếp đó tôi nói với ông về việc “tam thoái”, ông ấy vui vẻ đồng ý.
Làm theo lời Sư phụ dạy, đi cho chính con đường tu luyện, Sư phụ từ bi vĩ đại sẽ luôn bảo vệ các đệ tử thời thời khắc khắc. Sư phụ thường dẫn người có duyên đến bên tôi. Khi thì có người chủ động hỏi đường tôi (Bên cạnh tôi còn có những người khác), khi đi trên đường lại có những người lạ chủ động bắt chuyện với tôi, tôi ra chợ mua đồ rất nhanh sẽ có vài người vây lại mua đồ… Những cơ hội này khiến tôi vừa dễ dàng vừa tự nhiên “tam thoái” cho những người hữu duyên. “Tu tại tự kỷ, công tại sư phụ.” (Chuyển Pháp Luân).Những chuyện này quả thực đều là Sư phụ đang làm! Không có Sư phụ thì tôi có thể làm được chuyện gì đây?
Một hôm tôi ra ngoài giảng chân tướng về nhà thì gặp một chiếc xe buýt. Tôi phát hiện có rất nhiều người. Lối đi trên xe đứng không ít người, tôi cũng đứng ở lối đi. Đột nhiên có một cậu thanh niên nói: “Dì ơi, cháu nhường dì ngồi này.” Tôi nói: “Không cần đâu, cháu cũng vất vả rồi!” Cậu ấy nhìn tôi rồi nói: “Cháu nhường cho dì mà.” Vừa nói cậu ấy vừa đứng dậy nhường chỗ. Thấy tình huống như vậy tôi vội nói: “Cảm ơn cháu, chàng trai!” Tôi ra ngoài giảng chân tướng cả buổi sáng, lòng bàn chân hơi ê ẩm, tôi bèn ngồi xuống. Vừa ngồi xuống, một cụ già nói: “Cô vừa lên xe thì cậu ấy đã nhường chỗ cho cô. Tôi đứng cạnh cậu ấy lâu như vậy rồi, mà cậu ấy không nhường cho tôi.” Ồ, hoá ra là như vậy! Tôi vội nói: “Thế thì tôi nhường cho chị ngồi nhé.” Tôi vừa nói xong, thì một cô gái bên cạnh đứng dậy, nhường chỗ cho bà ấy, bà ấy cũng ngồi xuống. Tôi hiểu rằng Sư phụ luôn quan tâm, chăm nom tỉ mỉ cho đệ tử của mình. Tôi thầm niệm hết lần này tới lần khác: “Cảm ơn Sư phụ! Cảm ơn Sư phụ!”
Thời gian cứu người ngày càng gấp gáp, làm tốt ba việc, hoàn thành đại nguyện tiền sử là trách nhiệm của chúng ta. Cuối cùng, chúng ta hãy cùng nhau khắc ghi lời dạy của Sư phụ:
“Tại thời khắc cuối cùng của Chính Pháp, [hãy] tu thật tốt thật thiết thực chính mình, hoàn thành tốt sứ mệnh cứu người; chúc Pháp hội của chư vị [thành công] viên mãn.” (Gửi Pháp hội tại Pháp)
Hãy bước đi thật tốt con đường cuối cùng này.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2018/3/1/362029.html
Đăng ngày 23-12-2018; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.