Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp ở Trung Quốc
[MINH HUỆ 4-11-2018] Trong những năm qua, nhiều học viên đã học các bài giảng của Sư phụ bằng cách học thuộc. Một số đã chia sẻ lợi ích tốt đẹp thu được như thế nào.
Tuy nhiên, có một vài điều không tốt nổi lên, ví dụ một số học viên truy cầu tốc độ và số lượng đọc, nhưng lại hiếm khi hướng nội dựa trên Pháp. Một số hiếm khi đọc các bài giảng khác của Sư phụ, hoặc hiếm khi tham gia vào việc giảng chân tướng về Đại Pháp. Một số đặc biệt chú ý vào số lần xuất hiện của những từ nhất định, hoặc đếm dấu câu.
Trước khi cuộc bức hại bắt đầu vào năm 1999, có nhiều bài học giáo huấn từ các học viên ở điểm luyện công địa phương chúng tôi. Một số học viên nhìn một học viên khác như hình mẫu và bắt chước anh ấy – học ba bài giảng mỗi ngày. Những học viên khác tranh đua với nhau xem ai học nhiều hơn. Có những điểm luyện công tổ chức những buổi học Pháp lớn và học chín bài giảng một ngày.
Nhiều học viên học Pháp một cách hình thức và không thực tu. Một số người điều phối tranh cãi hoặc đổ lỗi cho nhau, và cuối cùng trình báo vấn đề cho Sư phụ. Sư phụ đã phải yêu cầu người điều phối của các tỉnh khác truyền đạt lời của Ngài để giúp giải quyết các vấn đề. Tuy nhiên, những người điều phối này vẫn không thể tu tốt, và mâu thuẫn giữa họ trong thời gian dài không giải quyết được.
Sau khi cuộc bức hại bắt đầu, những người điều phối này đã trở thành công cụ cho những người từ bỏ Đại Pháp. Một số thậm chí đã “bị chuyển hoá” và còn tham gia trợ giúp tà ác bức hại. Một số đã không trở lại Đại Pháp.
Một học viên có thể đọc lại chính xác một đoạn Pháp dài trong khi chia sẻ. Nhiều học viên thể ngộ rằng anh học Pháp tốt. Khi tôi bị cầm tù, một lính canh nói với tôi rằng một học viên có thể học thuộc Chuyển Pháp Luân một cách chính xác, tuy nhiên anh ấy vẫn từ bỏ Pháp Luân Đại Pháp. Tôi nói với người lính canh ấy rằng Đại Pháp là để tu luyện, không phải để học thuộc. Mọi việc đều vô dụng nếu ai đó chỉ học thuộc Pháp mà không tu.
Sư phụ đã giảng về vấn đề học thuộc Pháp một vài lần:
“Từ khi khai triển học thuộc sách về sau, thì các học viên không chỉ là sau khi làm xong sự việc mới đối chiếu [theo Pháp], mà cả trước sự việc họ đã biết được có nên làm hay không, như thế hết sức tốt.” (Giảng Pháp tại Quảng Châu với một số trạm trưởng trạm phụ đạo toàn quốc [1994])
“Mục đích là gì? Chính là để nhận thức và lý giải sâu sắc hơn nữa về Pháp, làm như vậy đối với các học viên là cực kỳ có lợi. Là vì họ đã có ấn tượng sâu sắc đến thế trong tư tưởng của mình, họ khi hành động thì mỗi khi làm việc gì, họ đều có thể dùng tiêu chuẩn người luyện công để yêu cầu chính mình, thật sự có khác biệt.” (Kiến nghị tại Hội nghị Phụ đạo viên Pháp Luân Đại Pháp Bắc Kinh [1994])
“Học Pháp đắc Pháp
Tỉ học tỉ tu
Sự sự đối chiếu
Tố đáo thị tu”
(Thực tu, Hồng Ngâm)
Diễn nghĩa:
Tu thật sự
“Học Pháp được Pháp
So sánh việc học việc tu với nhau
Mọi việc cứ thế mà đối chiếu
Làm đến thế tức là tu”
Dù chúng ta học Pháp như thế nào, đọc Pháp, chép Pháp hoặc học thuộc Pháp, mục đích là để chúng ta học Pháp tốt hơn, từ đó chúng ta có Pháp chỉ đạo trong tu luyện và đề cao tâm tính. Tới cuối cùng, chúng ta cần vứt bỏ những chấp trước của mình, đề cao tầng thứ và đạt đến viên mãn.
Chúng ta hãy cùng nhau học lại đoạn Pháp trong bài giảng của Sư phụ:
“Lúc trước khi tôi giảng về ngộ, đã giảng một thiên cơ mà [ai] cũng đều không giảng, chính là “tu tại tự kỷ, công tại sư phụ”. Trăm nghìn năm qua đều cho rằng bản thân đang tu luyện, bản thân đang đề cao, kỳ thực chư vị đều chẳng luyện ra được gì cả, nếu như không có sư phụ quản thì điều gì cũng chẳng giải quyết được. Như vậy cũng có nghĩa là vấn đề thực sự là do sư phụ giải quyết cho, là nhân tố đằng sau của Pháp giải quyết cho. Ngộ của bản thân chư vị, chỉ là trong tu luyện mà gặp phải khó khăn sau khi khắc phục thì tiếp tục tu luyện, đây là giảng về ngộ của chư vị, thực sự từ trên Lý mà ngộ được điều gì. Nếu như Pháp này không để chư vị biết, chư vị có ngộ thế nào cũng ngộ không được, cho nên chư vị ắt phải đáp ứng một điều kiện, đó chính là chư vị phải tu luyện chân chính.” (Giảng Pháp tại Pháp hội Châu Âu [1998])
Trên đây là những thể ngộ của tôi trong quá trình tu luyện, nếu có điểm nào không đúng, xin các đồng tu từ bi chỉ rõ.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2018/11/4/376639.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2018/12/7/173544.html
Đăng ngày 21-12-2018; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.