Bài viết của học viên Pháp Luân Đại Pháp tại Tế Nam

[MINH HUỆ 27-09-2004] Vào ngày 21 tháng 6 năm 1994, tôi rất vinh dự được đến nghe Sư phụ giảng Pháp tại Nhà thi đấu Hoàng Đình tại Tế Nam. Hồi tưởng lại ngày tháng khó quên đó, tôi muốn viết lại những câu chuyện, những quang cảnh mà bản thân cảm thấy rất sâu sắc ra để chia sẻ với các bạn đồng tu.

1. Kéo những khổ nạn về phía bản thân, dành sự từ bi cho học viên

Vào buổi chiều của buổi giảng Pháp thứ hai, Sư phụ cùng học viên đã cùng chụp ảnh tập thể tại cầu thang trong sân của nhà thi đấu Hoàng Đình. Trong buổi chụp hình này có hai tình huống đặc biệt, một là thời tiết hôm đó cực kỳ nóng. Đang trong mùa hè, mà Tế Nam vốn nổi tiếng là một cái lò lửa lớn, nhiệt độ dự báo ngày hôm đó là 37 độ mà khi chụp ảnh lại vào buổi trưa, thời điểm nóng nhất trong ngày, cái nóng đổ xuống từng bậc bê tông ngoài sân, hơn nữa lúc đó có rất nhiều người. Các lớp khí công trước đây thường chỉ có đến 100 đến 200 người, ít thì khoảng vài chục người, để chụp được một tấm hình phải mất đến cả tiếng đồng hồ, đó còn là phải tranh thủ mới có thể chụp xong. Nhóm chúng tôi có đến hơn nghìn người mà không gian lại không lớn, phải tách ra thành 5 nhóm, 5 nhóm thì mất đến 5 tiếng mà buổi tối Sư phụ còn có buổi giảng Pháp, tình huống hiện tại đến 4 tiếng cũng không có để chụp hình, vậy chúng tôi phải ứng phó thế nào để dàn xếp ổn thỏa được việc này đây?

Lúc này, một bóng người cao lớn xuất hiện trong đám đông, đó chính là Sư phụ của chúng ta. Hóa ra là Sư phụ đang hướng dẫn mọi người xếp hàng. Trong rất nhiều những âm thanh hỗn tạp xen lẫn mà thời gian thì vô cùng gấp rút, Sư phụ không dùng loa, cũng không hô lớn mà chỉ dùng cử chỉ để ra hiệu cho mọi người lúc sang trái, khi sang phải. Lúc đó tôi nghĩ, sao có thể Sư phụ phải đích thân làm chứ? Sư phụ đến là để giảng Pháp, Ngài đã nhận được rất nhiều giải thưởng, bằng khen, giấy chứng nhận là Đại sư cấp cao từ quốc gia và các đơn vị. Trước khi chụp ảnh, đáng lý Sư phụ phải ngồi ở khu vực dành cho chuyên gia, có điều hòa, có đồ uống, được phục vụ chu đáo đợi đến khi mọi người đã xếp hàng xong thì chỉ cần ngồi vào ghế trung tâm là được rồi, vốn dĩ đó đã là tiền lệ thường hằng rồi. Mà trong “cái bếp lò“ này, trong cái nóng bức như thiêu như đốt hất lên từ bậc bê tông, Sư phụ đứng chỉ đạo dòng người đang đổ mồ hôi đầm đìa kia, rồi sau đó Ngài đứng ở giữa đám đông, xoay lưng lại “Phắc” đã chụp ảnh xong với một nhóm học viên. Sau đó, Sư phụ nói: “Nhóm tiếp theo lên!”. Có đệ tử nói: Buổi tối Sư phụ còn có buổi giảng Pháp, sao có thể để Sư phụ mệt như vậy kia chứ?

Sư phụ cứ luôn bận rộn như vậy dưới nhiệt độ nóng bức cho đến tận buổi chụp hình kết thúc. Kết quả là không những buổi giảng Pháp buổi tối được tiến hành đúng giờ mà những học viên ở lại vẫn đủ thời gian ăn cơm và tham dự buổi học như đúng kế hoạch ban đầu. Các học viên lâu năm ở Bắc Kinh, Sơn Đông và Đông Bắc. v.v. có kinh nghiệm nên ăn cơm xong đã nhanh chóng đến hội trường ngồi vào những khu vực chỗ ngồi có góc khuất, khó nhìn để nhường những vị trí tốt cho học viên mới. Một cậu bé 6, 7 tuổi ngồi ngay ngắn ở khu vực lối ra hội trường. Tôi hỏi cậu bé: “Chẳng phải ở kia vẫn còn chỗ sao? Cháu đến đó ngồi ở chỗ đó đi“. Cậu trả lời: “Cháu là học viên kỳ cựu rồi”. Nghe xong tôi lấy làm cảm động lắm, tôi vỗ nhẹ lên vai cậu bé tránh để sự nghẹn ngào trong giọng nói của mình phát ra ngoài.

Sư phụ đã bắt đầu giảng Pháp rồi, nhưng trong phòng vẫn quá nóng, rất nhiều người dùng quạt tay. Sư phụ nói: “Chi bằng mọi người hãy đặt chiếc quạt xuống…”, một lúc sau có một cơn gió thổi qua khắp phòng. Cảm nhận được sự từ bi của Sư phụ, các học viên không hẹn mà đồng loạt vỗ tay.

1. Nét đặc trưng trong việc thu phí

Phí tham gia các lớp giảng Pháp của Sư phụ vô cùng thấp, tôi đã từng tham gia công tác tổ chức lớp khí công, cũng như nhiều lần đến lớp dạy khí công. Theo như hiểu biết của tôi về tình huống lúc bấy giờ là: Các lớp dạy khí công trong xã hội thường thu phí tầm 120 đến 200 tệ trên một tuần. Khóa dạy của Sư phụ trong 10 ngày là 50 tệ, có một số người còn được miễn phí. Tại sao phí lại thấp như vậy chứ, tất nhiên nguyên nhân không nằm ở chất lượng nội dung không cao. Mặc dù tôi không thể nhìn thấu đáo được nội hàm Đại Pháp của vũ trụ nhưng ngay từ đầu Sư phụ đã giảng trong “Chân chính đưa con người lên cao tầng” rằng:

”Độ nhân ấy, chư vị đúng là tu luyện chân chính, chứ không chỉ là chữa bệnh khỏe người” (Chuyển Pháp Luân)

Đây chẳng phải giải thích cho việc tại sao giới tu luyện vẫn trường kỳ không thể vượt ra khỏi tầng thứ chữa bệnh khỏe người hay sao? Một vài điều thiên cơ, bí mật đã được Sư phụ tiết lộ như: huyền quan, mão dậu chu thiên, thiên mục, v.v. đã khiến những người chạy khắp thiên hạ kiếm tìm ngoài kia đều phải kinh ngạc, bái phục không thôi.

Các đệ tử Đại Pháp tán tụng Đại Pháp, trong đó có một ông lão rơm rớm nước mắt nói: “Ngày trước mải miết kiếm tìm mà không thấy, nay Sư phụ đã đưa Đại Pháp đến tận cửa nhà, đắc được mà không tốn chút công phu nào“. Các đệ tử Đại Pháp đã không ngừng nhận thức sâu sắc được Thiên Pháp: “Không thể dùng giá trị để đo lường được” cuốn “Chuyển Pháp Luân“. Những thứ đồ của người thường sao có thể sánh bì được đây! Chỉ là vì Sư phụ từ bi, vì không muốn đệ tử thêm gánh nặng nên Sư phụ đã giảm học phí xuống mức thấp nhất. Người trong cuộc hay ngay cả người bên ngoài cũng nói: “Điều này giống như một nét đặc trưng của việc thu phí vậy”.

2. Câu chuyện về việc Sư phụ thanh lý thân thể cho mẹ tôi

Lần tham dự khóa giảng Pháp này, vốn dĩ tôi đã hẹn với một đồng nghiệp khác cùng đi, vé tôi đã mua và cất giữ xong xuôi. Nhưng một vài ngày trước khi khóa học bắt đầu, đồng nghiệp của tôi bất ngờ mất vì bị tai nạn xe. Vụ tai nạn bất hạnh này không những khiến người ta đau xót, mà còn tiếc nuối thay cho người mất, đã lỡ cơ duyên tu luyện có thể cải biến được sinh mệnh này. Vậy mà tấm vé tham dự khóa giảng Pháp đã qua tay rất nhiều người rồi mà quay trở về chỗ cũ. Lần cuối cùng được gửi đi là trước buổi giảng Pháp ba tiếng đồng hồ. Tôi thiết nghĩ, có lẽ người hữu duyên vẫn còn đang đợi nhận được những tấm vé được hoàn lại nên họ đã sớm đến hội trường chờ đợi. Trước khi đi, tôi bắt buộc phải đến thăm mẹ của tôi trước đã.

Mẹ tôi đã ngoài 80, ban đêm tôi cùng người nhà thay nhau chăm sóc bà, hôm nay là đến lượt tôi. Tôi về nhà chỉ đơn thuần là vừa ăn một chút đồ ăn, vừa trò chuyện với mẹ về việc tham gia khóa học và kể cho bà nghe về giấy chứng chỉ ghi chép về “Chu du liệt quốc“. Tôi vô tình nghĩ đến việc nếu mẹ có thể đi cùng tôi thì thật là tốt biết bao, nhưng bệnh tình của bà quá nghiêm trọng rồi, bà có bệnh lý về tim, suy tim nặng, suy giảm chức năng thận, bệnh viện sớm đã thông báo bà rất nguy kịch, bắt buộc phải tịnh dưỡng trên giường bệnh. Vậy nên việc bà đến nghe giảng Pháp đến nghĩ thôi tôi cũng chưa từng nghĩ qua.

Nhưng không ai nghĩ đến việc lúc đó bà đã nói một câu và nó đã thay đổi mọi thứ. Mẹ tôi nói: “Đêm qua mẹ đã nằm mơ, mẹ thấy một vị Sư phụ hóa thân thành Đường Tăng đến dạy mẹ luyện công, Ngài ấy còn dắt thêm một đứa trẻ hơi gầy. Tôi đột nhiên nhớ ra mẹ tôi từ bé đã tín Phật, kính Phật, tâm địa thiện lương, có thể chịu khổ, lẽ nào là cao nhân đã điểm hóa bà ư? Chúng tôi đã bàn bạc ổn thỏa và quyết định sẽ đưa bà đến lớp học thử xem sao. Tôi đã mời một vị đồng tu đến giúp đỡ, nhanh chóng thuê xe chạy đến Hoàng Đình. Vào được đến giảng đường thật không dễ dàng gì, khi mẹ tôi nhìn thấy Sư phụ, bà lập tức nắm chặt lấy bàn tay tôi: “Đây chính là vị Sư phụ mà mẹ gặp trong mơ”. Tôi thấy nước mắt bà chảy lã chã, đến lạc cả giọng mất rồi. Tại giảng đường, tôi cứ không ngừng động tâm, cứ sợ sức khỏe của mẹ không trụ nổi, sợ xảy ra chuyện gì. Nhưng mẹ tôi nghe giảng rất nhập tâm, không giống một người bệnh sắp chết một chút nào, tôi nghĩ phúc phận của bà ấy thật quá lớn rồi!

Vì ngộ tính của tôi quá kém lại sợ phiền phức nên ngày hôm sau có buổi chụp ảnh chung cùng Sư phụ tôi đã không đưa bà đi theo, bản thân tôi đã khiến bà đánh mất đi cơ duyên sẽ không bao giờ có lại này. Ngày thứ ba, chúng tôi lái xe đến tận cổng sân, sau khi xuống xe đồng tu thấy bà quá vất vả nên đã cõng bà đi một đoạn nhưng rất nhanh đã đuối sức đi không nổi, nên hai người chúng tôi chỉ có thể dìu bà. Ngoài bệnh tim ra, bệnh thấp khớp của mẹ tôi cũng rất nghiêm trọng, đau nhức xương khiến bà không thể đi lại, cơ thể sưng phù, lại thêm bó chân từ năm 6 tuổi, sức nặng của toàn thân đè xuống bàn chân nhỏ bé bị bó chân suốt ngày này qua tháng nọ. Hai chúng tôi dìu bà bước từng bước một tiến về phía trước, mệt đến mức không thở được, lại thêm trong tâm lo lắng sợ mẹ sẽ không chịu nổi, việc đứng lên thôi đối với bà đã rất khó khăn rồi, không biết là tim bà chịu được không nữa. Quả thực khi đó tâm tôi nhấp nhổm không yên, tôi thật sự hối hận vì đã mạo hiểm đến vậy, nhỡ đâu … thật không dám nghĩ đến.

Khi tôi ngẩng đầu lên, đột nhiên nhìn thấy bóng dáng cao lớn của Sư phụ đứng ở phía trước, Ngài đang từng bước đi đến. Chúng tôi hô lên: “Sư phụ!”, nhưng Sư phụ không hồi đáp, Sư phụ như đang bận làm việc gì đó, chúng tôi lại rời sự chú ý vào mẹ, vừa đi vừa dìu bà. Sau khi đến gần Sư phụ, chúng tôi quay lại nhìn Sư phụ, cùng lúc Sư phụ cũng chú ý vào bóng lưng của mẹ tôi, rồi nhanh chóng bước lên bục giảng. Lúc này, tất cả học viên sớm đã ngồi kín hội trường, mà Sư phụ lại đến một mình, nhất định là có chuyện gì, phải có chuyện gì gấp gáp lắm…, tôi không nghĩ nhiều nữa mà tập trung nghe giảng.

Lần này, sức khỏe của mẹ tôi đã có nhiều thay đổi, lượng nước tiểu nhiều hơn, cũng không còn ra máu, sau khi tiểu tiện xong cơ thể rất thoải mái, triệu chứng bệnh không còn, cơ thể cũng giảm sưng. Đến lúc này tôi mới chợt ngộ được, ra là hôm qua Sư phụ đã thanh lý thân thể cho mẹ tôi. Nhưng mà trên lớp học Sư phụ đã thanh lý cho tất cả mọi người, vậy Ngài còn nhanh chóng đích thân thanh lý thêm cho mẹ tôi? Nhất định là Sư phụ từ bi nhìn thấy bệnh tình mẹ tôi lúc đó vô cùng nguy hiểm (tim có thể ngừng đập bất cứ lúc nào), vất vả lắm mới đến lớp học được.

Sư phụ thường luôn đến hội trường từ trước, nếu mà chúng tôi có thể đến sớm hơn thì Sư phụ đã có thể thanh lý cho bà ấy rồi. Nhưng hằng ngày tôi phải đợi đến khi đồng nghiệp tan ca mới vội vội vàng vàng trở về nhà đón mẹ đi nên không thể đến sớm được. Thay vào đó, Sư phụ đã đến hội trường từ sớm đợi chúng tôi (vì chỉ có thể tận dụng thời gian trước khi buổi học bắt đầu). Sư phụ đợi chúng tôi đến rồi nhanh chóng thanh lý cho bà. Suốt quá trình đó đều không có tiếng động, chúng tôi không cảm nhận được điều gì, phải đến khi cơ thể của mẹ tôi có thay đổi rõ rệt thì chúng tôi mới ý thức ra được: Sư phụ phải vội vàng tranh thủ một chút thời gian trước buổi học ý tứ là đến khi buổi giảng Pháp bắt đầu thì mẹ tôi có thể không trụ được.

Đều nhờ vào Sư phụ kịp thời ra tay giúp đỡ, nếu không tính mạng của mẹ tôi khó lòng giữ được, đồng thời Sư phụ đã thanh lý cho bà từ căn bản. Nghĩ đến đây là tôi lại sợ đến toát mồ hôi hột, trong lòng tràn ngập cảm kích Sư phụ. Đều nhờ cả vào sự từ bi của Sư phụ đã nhìn thấu mọi việc nên mới có thể hóa giải được tai họa chết người mà chúng tôi không hề nhắc đến.

Sư phụ giảng:

“Trên thực tế tôi trân quý chư vị còn hơn cả chư vị [trân quý] bản thân mình!” (Tống khứ chấp trước cuối cùng, Tinh Tấn Yếu Chỉ)

Câu này đã được chứng thực ở ngay tại đây, ngay tại lúc này!

Sư phụ còn giảng:

“Miễn là chư vị tu luyện, thì tôi có thể có trách nhiệm với chư vị đến cùng..” (Giảng Pháp tại thành phố New York)

4. Khi nghe được lời nói không hay làm tổn thương người khác

Có một lần, Sư phụ cùng đệ tử ăn mì trong một cửa hàng nhỏ. Khi chủ quán mang mì đến, Sư phụ nhẹ nhàng nói: “Bát mì này bỏ quá nhiều muối rồi“. Chủ quán nghe xong liền phát hỏa: “Ông đang kiếm chuyện đó phải không, còn chưa ăn mà đã biết là cho nhiều muối rồi!”.

Nghe xong Sư phụ không nói lời nào và bắt đầu dùng bữa. Chủ quán ra vẻ lấy làm đắc ý, khiển trách một hồi mới hả dạ bỏ đi. Đến tận khi ăn xong, Sư phụ vẫn không nói một lời nào. Khi vị đệ tử thu dọn bát đĩa trả lại cho chủ quán đã tiện lấy ngón tay nhúng vào tận đáy bát mì của Sư phụ nếm thử rồi nói với chủ quán: “Đúng là bỏ quá nhiều muối rồi, nó quá mặn”.

Sư phụ đã nêu gương cho chúng ta, phải làm được “đả bất hoàn thủ, mạ bất hoàn khẩu“, hơn nữa Sư phụ còn làm điều đó một cách thản đãng đến như vậy.

5. Câu chuyện về người gác cổng chùa Thạch Phật

Một ngày nọ, Sư phụ chuẩn bị đến chùa Thạch Phật, có một vài phụ đạo viên và học viên nghe được thông tin này đã vội vàng đến chờ để gặp Sư phụ, đợi rất lâu nhưng Sư phụ vẫn chưa tới. Đến quá trưa, các học viên tưởng Ngài sẽ không đến bèn chuẩn bị rời đi. Khi họ chuẩn bị đi thì Sư phụ đã đến.

Người đầu tiên Sư phụ gặp là ông lão gác cửa ở cổng chùa và cháu ông ấy, đôi bên gặp mặt và trò chuyện, Sư phụ sau đó đã giới thiệu Pháp Luân Công với ông lão. Ông trả lời: “Tôi tuổi tác đã cao rồi, không có văn hóa gì, luyện không nổi công rồi!”

Ông lão kể với Sư phụ rằng ông và gia đình đều rất đau lòng, đứa cháu nhà ông lão không bình thường, không muốn đi học, càng ngày càng không theo kịp các bạn. Sư phụ ân cần xoa đầu cậu bé và lấy ra một viên kẹo tặng cho cháu, đứa trẻ ăn kẹo một cách vui vẻ.

Không lâu sau đó, người gác cổng đã truyền tin vui: Cháu trai của ông ấy đã thay đổi hẳn, thông minh ra, đã đồng ý đi học rồi, rất nghe lời, thành tích học tập cũng tốt hơn trước nhiều.

Ông lão nghĩ: Vị Sư phụ của Pháp Luân Công thật là nhân hậu, ôn hòa, một viên kẹo đã thay đổi được cháu tôi. Pháp Luân Công của ông ấy nhất định cũng rất tốt. Kể từ đó, ông thường giúp những người trong thôn tu luyện Pháp Luân Công.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2004/9/27/85154.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2004/10/20/53632.html

Dịch ngày 31-10-2004,cập nhật 16-6-2021; bản dịch có thể được chỉnh sửa trong tương lai để sát hơn với nguyên tác.

Share