Bài viết của một học viên tại tỉnh Sơn Đông

[MINH HUỆ 07-11-2010] Kính chào Sư phụ tôn kính! Xin chào các đồng tu!

Tôi bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp năm 1995.

Sư phụ đã giảng trong bài “Giảng Pháp tại Pháp hội miền Tây Mỹ quốc” năm 1999:

“Đại Pháp hồng truyền, người ta đã vội tới đời này bản thân [điều đó] đã là tạo hóa của họ. (Vỗ tay) Người mà tôi sẽ độ, vậy thì khẳng định là tôi sẽ cấp cho tất cả mọi người một cơ hội, tới cùng một đời khi Đại Pháp hồng truyền, gặp được Đại Pháp này cũng không dễ, cấp cho người ta một cơ hội. Nhưng, tu hay không lại là vấn đề của bản thân người ta. Đại Pháp còn có rất nhiều nơi còn chưa hồng truyền tới, còn để họ kéo dài sinh mệnh để tương lai nghe được Pháp, lúc đó xem cái tâm của họ động như thế nào, cho nên bảo cho con người biết tới Pháp là điều chủ yếu, là điều rất chủ yếu.” (Giảng Pháp tại Pháp hội miền Tây Mỹ quốc” năm 1999)

Tôi nhớ tới tầm quan trọng của việc nói cho mọi người biết về Đại Pháp, bất kể Đại Pháp có được truyền bá công khai ở Trung Quốc hay các học viên có đang bị bức hại hay không. Do đó, tôi đã giải thích với mọi người về Đại Pháp sau khi cuộc bức hại bắt đầu cũng giống như tôi vẫn làm trước cuộc bức hại. Tôi không muốn họ bỏ lỡ cơ hội mà họ đã chờ đợi trong nhiều kiếp.

Một ngày, tôi đang lái xe máy, chở các tài liệu chân tướng tới một ngôi làng thì trông thấy một ông lão đang nhổ rau trên cánh đồng. Khi tôi đi qua ông, những lời sau của Sư phụ trong bài “Giảng Pháp tại Tết Nguyên tiêu 2003” hiện lên trong tôi:

“Trong tâm Sư phụ là bao chứa tất cả mọi người.” (Giảng Pháp tại Tết Nguyên tiêu 2003)

Tôi ngay lập tức quay lại và nói với ông già: “Chú à! Chú đang nhổ rau à?” Ông ấy đáp: “Chị có gì để nói với tôi à?” Tôi đáp: “Chú ơi, cháu muốn tặng cho chú một tấm bùa. Chú hãy nhớ rằng Pháp Luân Đại Pháp là tốt. Chân – Thiện – Nhẫn là tốt. Hãy làm một người tốt. Khi thảm họa đến, chú sẽ được cứu nhờ những từ này. Những gì được nói trên vô tuyến về Pháp Luân Công là những lời dối trá. Đừng tin họ”. Khi tôi đưa cho ông ấy tấm bùa Đại Pháp, ông đã dùng cả hai tay để nhận nó. Ông ấy rất vui mừng, ngửa mặt lên trời, nước mắt rưng rưng, ông nói: “Chị ơi! Bây giờ tôi được bình an rồi. Tôi đã sống một đời vất vả để chờ đợi tấm bùa hộ mệnh này. Tôi đang ở đây để đợi tấm bùa này”. Hành động của ông ấy khiến tôi cảm động rơi nước mắt. Tôi cảm thấy vui vì đã quay lại và nói chuyện với cụ ông này.

Bất cứ khi nào đi taxi, tôi cũng không bao giờ bỏ lỡ cơ hội giảng chân tướng về Pháp Luân Công. Một lần, tôi đưa một tấm bùa Đại Pháp cho một tài xế. Anh ấy nói một cách khinh bỉ: “Đây không phải là đồ của Pháp Luân Công sao?” Tôi nói đúng và khi thấy ánh nhìn của anh ấy, tôi ngay lập tức cầu xin Sư phụ trợ giúp để cứu chàng trai này. Tôi phát chính niệm để loại bỏ tà linh đang kiểm soát anh ấy. Anh ấy hỏi tôi một số câu hỏi và nói với tôi rằng anh ấy đã làm việc cho Phòng 610. Tôi nói với anh ấy: “Không quan trọng là cậu thuộc về bộ phận nào. Đó là vận may của cậu khi tôi nói với cậu về chân tướng Pháp Luân Công.”

Tôi nói với anh ấy về việc Đại Pháp đã phổ truyền trên khắp thế giới ra sao, sự thật về vụ thỉnh nguyện ngày 25 tháng 4 và sự thật đằng sau vụ tự thiêu trên Quảng trường Thiên An Môn. Ngoài ra, còn có nhân quả báo ứng đối với những việc làm tốt hay xấu và rằng kết cục cho những người chống lại Đại Pháp là rất đáng buồn. Sau khi lắng nghe tôi nói, anh ấy hạ giọng nói: “Giờ thì tôi hiểu rồi.” Tôi có thể nói rằng anh ấy đã thức tỉnh. Anh ấy hối hận nói: “Tôi đã làm việc cho Phòng 610 và đã làm nhiều việc xấu chống lại Pháp Luân Công. Theo mệnh lệnh của Đảng Cộng sản Trung Quốc, tôi đã đánh nhiều đệ tử Đại Pháp. Sau khi nghe những điều chị nói, tôi thực sự lo sợ. Tôi nghĩ không ngẫu nhiên mà tôi chuyển công việc. Đó là để cho tôi dừng làm những việc xấu để tôi có thể được cứu.” Khi tôi bước xuống xe, tôi hỏi anh ấy có muốn nhận tấm bùa hay không. Anh ấy nói: “Tất nhiên là tôi nhận và xin cảm ơn chị.” Tôi nói với anh ấy rằng anh ấy nên cảm ơn Sư phụ của chúng ta.

Tín Sư tín Pháp, dùng chính niệm để bài trừ can nhiễu nghiệp bệnh

Trong nhiều năm tu luyện như vậy, tôi đã gặp nhiều khổ nạn khó mà diễn tả. Tôi cũng trải qua nhiều nghiệp bệnh nghiêm trọng. Tuy nhiên, nhờ tín Sư tín Pháp và dùng chính niệm để phủ nhận an bài của cựu thế lực, tôi đã có thể vượt qua được tất cả.

Thời gian cuối năm 2007, tay phải của tôi rất đau, cứ như thể nó bị một thanh thép đâm vào. Hơn nữa, tim, ngực và lưng của tôi cảm thấy như thiêu như đốt. Tôi không dám chạm vào da của cánh tay phải và không thể luyện công. Khi tôi cởi quần áo, tôi không thể mặc lại. Vì thế, tôi mặc nguyên quần áo đi ngủ mà không thay ra. Khi nằm xuống, tôi không thể nghiêng người sang phải. Bất cứ nỗ lực nào nhằm cử động tay phải cũng khiến tôi đau đến mức người tôi đẫm mồ hôi lạnh và tôi phải ngồi xổm xuống.

Trong giai đoạn đầu bị đau tay, tôi tự tin rằng với sự dẫn dắt của Sư phụ và các pháp lý Đại Pháp, tôi có thể vượt qua bất kỳ vấn đề nào. Tôi kiên trì làm ba việc và tiếp tục làm tất cả những công việc nhà hàng ngày. Đầu năm 2008, khối lượng công việc của tôi tăng lên và khi tôi cố gắng làm việc tốt nhất có thể thì những mâu thuẫn bắt đầu xuất hiện. Chồng tôi không hài lòng với tôi và chúng tôi tranh luận nhiều. Con trai tôi cũng phàn nàn về tôi. Lúc đó, tôi đang nhìn mọi việc từ quan điểm của một người thường và không hướng nội để tìm ra nguyên nhân thực sự. Tôi chỉ cảm thấy tồi tệ và thấy cuộc sống không thể chịu đựng được.

Tôi đã khóc và hét lên với con trai tôi: “Trong cuộc đời này, mẹ đã làm tất cả mọi việc. Mẹ nấu ăn hàng ngày cho cả gia đình, nhưng thay vì đánh giá cao về việc đó, con lại cố gắng tìm lỗi của mẹ. Cuộc đời mẹ đã cực khổ lắm rồi!” Con trai tôi đáp: “Chỉ duy nhất mẹ là người may mắn trong gia đình này.” Tôi hỏi: “Làm sao mà con lại nhận xét như vậy được?” Cháu đáp: “Bởi vì mẹ có Chân – Thiện – Nhẫn.” Tôi đã sốc khi nghe thấy điều đó, và lúc nào tôi cũng nhìn nhận mọi việc giống như một người thường. Không phải đây là điểm hóa của Sư phụ để thức tỉnh tôi hay sao? Nó giống như được giảng trong Chuyển Pháp Luân:

“Do đó thường hay xuất hiện vấn đề như vậy: coi những khổ [nạn] trong cuộc đời là bất công đối với mình; có nhiều người suy sụp mà rớt xuống.” (Chuyển Pháp Luân – Bài giảng thứ Tư)

Trong thời gian này tôi không chú trọng vào việc đề cao tâm tính. Đây có thể là lý do tại sao bệnh của tôi không tiến triển khá hơn. Tôi bình tĩnh lại và học Pháp, bắt đầu hướng nội và phát chính niệm để thanh trừ những quan niệm người thường. Những quan niệm này không phải là một phần của tôi. Sư phụ đã giảng trong Tinh tấn yếu chỉ:

“Tu nội mà an ngoại” (Tinh tấn yếu chỉ)

Sau khi tôi đề cao tâm tính của mình, môi trường trong gia đình tôi cũng đã cải thiện.

Tuy nhiên, nghiệp bệnh của tôi vẫn không thay đổi. Tôi phát chính niệm để thanh trừ tất cả tà linh mà cựu thế lực áp xuống, nhưng nó không có tác dụng. Một buổi sáng, trong khi tôi đang thắp hương bày tỏ lòng kính trọng của mình đối với Sư phụ, nước mắt tôi tuôn rơi. Tôi hy vọng rằng Sư phụ sẽ cho tôi điểm hóa.

Khi tôi thắp hương xong, đoạn Pháp sau của Sư phụ đã xuất hiện trong đầu tôi:

“Có lúc bèn nghĩ: Khi có học viên của chúng ta đang không vượt quan được, anh ta chảy nước mắt ngước nhìn ảnh của tôi một cách đáng thương, trong tâm anh ta đang cầu xin Sư phụ lại giúp anh ấy tiêu nạn thêm chút, giúp anh ấy giải thoát một chút. Nhưng chư vị có biết cách nghĩ của tôi là gì không? Tôi mà gỡ bỏ nạn này cho chư vị, thì chư vị sẽ không còn cơ hội đề cao nữa.” (Giảng Pháp tại Pháp hội Bắc Mỹ lần đầu 1998)

Ngoài ra, những đoạn pháp sau cũng xuất hiện trong đầu tôi trong bài kinh văn “Giảng Pháp tại thành phố Los Angeles 2006”:

“Trong tâm lo lắng quá bản thân cũng không đạt tiêu chuẩn, thời gian để kéo dài cũng không phát sinh cải biến gì. Vì giữ thể diện mà chấp trước lại thêm chấp trước. Lúc ấy chỉ có hai loại chọn lựa; hoặc là đến bệnh viện là từ bỏ quan đó, hoặc là để tâm nhất loạt buông bỏ hết như đường đường là một đệ tử Đại Pháp, không oán không chấp, buông xuôi cho Sư phụ an bài, có thể làm được điểm đó thì chính là Thần.” (Giảng Pháp tại thành phố Los Angeles 2006)

“Trong tu luyện chính niệm không mạnh mẽ thì không vượt quan nổi, cứ dai dẳng mãi, hơn nữa chính niệm không được mạnh mẽ cũng khiến tín tâm bị sứt mẻ; vậy nên chẳng phải có người đánh mất tín tâm và thậm chí còn tà ngộ đó sao? Do đó có những lúc chư vị muốn xin Sư phụ giảng Pháp cặn kẽ hơn nữa, đối với học viên không có tín niệm kiên định vào Pháp Lý, thì điều đó không thể nào thay thế cho tu luyện của chư vị được. Tất nhiên từ một phương diện khác mà xét, đối với đệ tử Đại Pháp đã có chính niệm mạnh mẽ, Pháp Lý minh bạch rồi thì tín [tâm] kiên định hơn, thì quan nào cũng có thể trụ vững ngay.” (Giảng Pháp tại thành phố Los Angeles 2006)

Tôi tự vấn: “Mình đã đạt đến trạng thái vô oán vô chấp chưa?” Câu trả lời là chưa đạt. Mặc dù tôi không tới bệnh viện, tôi lại đang truy cầu trạng thái vô bệnh. Có tâm truy cầu cũng là đang ôm giữ một chấp trước. Đây là lý do tại sao bệnh của tôi vẫn không hết. Khi tôi đạt đến trạng thái vô oán vô hận và không chấp trước với bệnh cụ thể này, hành xử của tôi luôn ở trong Pháp và bệnh tật đã tự nó biến mất.

Cùng các đồng tu trợ Sư

Sư phụ đã giảng trong bài “Giảng Pháp trong chuyến đi vòng quanh Bắc Mỹ 2002”:

“sự tu luyện của chư vị là đang cứu độ vô số sinh mệnh của thiên thể đối ứng với chư vị đã ký thác vô hạn hy vọng vào chư vị, sự tu luyện của chư vị là đang cứu độ chúng sinh trong từng đại khung thiên thể to lớn.” (Giảng Pháp trong chuyến đi vòng quanh Bắc Mỹ 2002)

“Tu mà không tốt thì sẽ đào thải rất nhiều sinh mệnh, như thế đợi đến lúc chư vị viên mãn, đợi đến lúc chư vị quy vị, thì chư vị sẽ phát hiện rằng những sinh mệnh mà ban đầu đã ký thác vô hạn hy vọng vào chư vị nay bị đào thải nhiều phi thường. Như vậy ở trong đại khung vũ trụ này, thì thiên thể mà chư vị đại biểu sẽ có thể là tàn khuyết bất toàn; vô số sinh mệnh đã bị đào thải rồi.” (Giảng Pháp trong chuyến đi vòng quanh Bắc Mỹ 2002)

Sau khi đọc những bài kinh văn này, tôi hiểu rằng tôi phải tu luyện tốt và đồng thời cứu độ chúng sinh. Hơn nữa, tôi cần thức tỉnh các học viên vẫn chưa bước ra.

Một hôm, tôi mang các tài liệu giảng chân tướng tới một thị trấn. Một đồng tu ở đó nói với tôi rằng học viên A không thể vượt quan nghiệp bệnh và đã đi phẫu thuật trong bệnh viện. Sau khi ra viện, anh ấy luôn sống trong hối hận, do đó anh ấy không thể học Pháp, không thể phát chính niệm và ban đêm cũng không ngủ được bình thường. Tôi muốn nói chuyện với anh ấy và chúng tôi đã gặp anh ấy bên lề đường khi anh đang trên đường tới chữa bệnh ở chỗ nào đó.

Cả ba chúng tôi cùng nhau tới nhà của học viên A. Anh ấy khóc và nói: “Sư phụ không còn muốn nhận tôi làm đệ tử Đại Pháp nữa.” Tôi đáp lại trong nước mắt: “Anh không nên nghĩ về Sư phụ như vậy. Ngài vô cùng từ bi với tất cả chúng sinh”. Sư phụ đã giảng trong “Giảng Pháp vào Tết Nguyên tiêu 2003”:

“Đừng khẩn trương [quá] khi làm chưa tốt, vậy lần sau làm cho tốt, thử tìm nguyên nhân ở nơi nào. Chư vị trong tu luyện có một biểu hiện nổi cộm, ấy là việc gì đó làm không tốt, việc xong rồi bèn ở đó hối hận tới lui mãi, chứ không biết làm lại lần mới cho tốt. Chư vị hối hận nhiều thì vẫn là tại chấp trước. Làm sai, thấy sai ở đâu rồi, đã biết rồi, thì lần sau làm nó cho tốt, làm lại lần mới. Chứ ngã rồi cứ nằm mãi ở đó, (mọi người cười) không đứng lên thế thì không được.” (Giảng Pháp vào Tết Nguyên tiêu 2003)

Tôi nói: “Sư phụ đã chỉ rõ anh phải làm gì. Anh phải đứng dậy và bắt đầu lại là một học viên tinh tấn. Dành nhiều thời gian hơn để học Pháp và phát chính niệm để bài trừ can nhiễu.” Anh ấy đáp: “Bắt đầu từ bây giờ, tôi sẽ không bao giờ nhìn vào người khác để chữa bệnh nữa và dành nhiều thời gian hơn để học Pháp.”

Vợ của học viên A cũng là một học viên, nhưng bận rộn với việc kiếm tiền. Cô ấy không giúp đỡ anh ấy đề cao tâm tính. Trường hợp này tôi đã nói chuyện với vợ của anh ấy và đề nghị cô học Pháp cùng chồng.

Lần tiếp theo tôi mang tài liệu giảng chân tướng tới thị trấn của họ, tôi gặp lại học viên A. Anh ấy nói với tôi rằng anh ấy và vợ đang chuẩn bị ly dị. Tôi gặp cả hai người họ và nói: “Tôi nghe nói các bạn sắp li dị, tôi rất buồn. Các bạn là các đệ tử lâu năm của Sư phụ. Thay vì dành thời gian để làm ba việc, các bạn lại dành thời gian để phá hỏng hình ảnh của Đại Pháp. Không chỉ các bạn không thể đối diện với Sư phụ mà các bạn cũng không thể đối diện với chính mình.” Khi nghe tôi nói vậy, cả hai người họ đều khóc. Tôi chảy nước mắt nói với họ: “Sư phụ đã vượt qua vô vàn khó khăn và đau đớn cố gắng cứu chúng ta và hy vọng rằng chúng ta sẽ đề cao tâm tính của mình.” Sau cuộc chia sẻ ngắn này, họ quyết định từ bỏ ý định li dị và trở về nhà mở một nhóm học Pháp.

Họ đã thực sự tổ chức được nhóm học Pháp và dần dần trở thành những học viên trưởng thành. Cùng với sự dẫn dắt của Sư phụ và uy lực của Đại Pháp, học viên A cuối cùng cũng tự mình đứng lên. Anh ấy chịu đựng những cơn đau dạ dày nghiêm trọng lần nữa và lăn lộn trên mặt đất vì đau đớn. Tuy nhiên, thông qua thể ngộ sâu sắc hơn về các pháp lý, anh ấy đã vượt qua nghiệp bệnh. Sự việc này đã cho phép anh ấy xây dựng được tín tâm vào Đại Pháp và khiến anh trở thành một học viên chăm chỉ hơn.

Trong những năm qua, bất cứ khi nào tôi nghe nói hoặc liên lạc được với các học viên cần giúp đỡ, tôi cảm thấy mình có trách nhiệm chia sẻ thể ngộ về Đại Pháp với họ. Điều này cho tất cả chúng tôi một cơ hội nâng cao thể ngộ về pháp lý để chúng tôi có thể hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình trong việc cứu chúng sinh.

Sau hơn mười năm tu luyện, hoàn cảnh gia đình tôi đã phát sinh biến hóa to lớn. Chồng tôi, người vốn phản đối tu luyện, đã trở thành một học viên kiên định. Con của tôi cũng ủng hộ chúng tôi tu luyện Đại Pháp. Ngoài ra, chồng tôi đã làm mọi việc nhà cho tôi có nhiều thời gian hơn để chứng thực Pháp. Các đồng tu ngưỡng mộ tôi vì tôi có thể toàn tâm toàn ý với các hoạt động Đại Pháp. Tôi biết điều này là do Sư phụ an bài. Tôi là người may mắn nhất và biết ơn Sư phụ vì đã cứu độ tôi với lòng từ bi lớn đến vậy.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2010/11/7/231758.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2010/11/20/121516.html

Đăng ngày 02-12-2018; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share