Bài viết của Nhất Tâm, học viên Pháp Luân Công tại tỉnh Giang Tô, Trung Quốc

[MINH HUỆ 05-11-2010] Trong vài chục năm trước khi tu luyện Pháp Luân Công, tôi là một cán bộ Đảng kỳ cựu và là một người nổi tiếng ở địa phương. Tháng 10 năm 1996, một người bạn ở tỉnh Nam Kinh, Trung Quốc đã gửi đường bưu điện cho tôi một cuốn Chuyển Pháp Luân. Sau khi bắt đầu đọc, tôi không thể hạ cuốn sách xuống. Tôi bị lôi cuốn sâu sắc bởi Phật Pháp uyên thâm trong cuốn sách. Tôi thức suốt đêm đọc từ đầu đến cuối. Cuốn sách này đã khiến tâm tôi phấn chấn suốt một thời gian dài. Sau hôm đó, tôi dành thời gian học các cuốn sách của Pháp Luân Công, tu luyện bản thân theo các bài giảng của Pháp Luân Công, và tình nguyện hồng truyền Pháp Luân Công. Tôi sống một cuộc sống vui vẻ và đầy ý nghĩa. Ngày 20 tháng 7 năm 1999, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) bắt đầu đàn áp Pháp Luân Công và các học viên bị khủng bố. Các học viên ở huyện tôi bị mất liên lạc với các học viên ở những khu vực khác. Thêm vào đó, phần lớn các học viên ở huyện tôi phải đến tận năm 1997 hay 1998 mới bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công và chúng tôi chỉ có vài người. Hầu hết các học viên bị áp lực chính trị và đã từ bỏ tu luyện Pháp Luân Công. Mặc dù tôi vẫn kiên định tu luyện Pháp Luân Công, nhưng làm được cũng là nhờ sự bảo hộ của Sư phụ và sau khi vượt qua rất nhiều vấp ngã trên con đường tu luyện.

Ban đầu tôi không biết phải bắt đầu như thế nào, điều đó khiến mỗi ngày đối với tôi dài như một năm. Sau đó tôi nhận được các bài kinh văn mới của Sư phụ, làm kim chỉ nam cho tôi. Sư phụ giảng:

“Hãy dùng lý trí để chứng thực Pháp, dùng trí huệ để giảng rõ chân tướng, dùng từ bi để hồng Pháp và cứu độ thế nhân” (“Lý tính” – Tinh tấn yếu chỉ II)

Sau đó tôi đã biết mình cần phải làm gì. Tôi phải nói cho mọi người biết sự thật về Pháp Luân Công để khiến họ tỉnh ngộ khỏi những lừa dối của ĐCSTQ. Là một học viên Pháp Luân Công trong thời kỳ Chính Pháp thì điều đó là nghĩa vụ và là trách nhiệm của tôi.

Tôi muốn chia sẻ kinh nghiệm giảng chân tướng về Pháp Luân Công trong 11 năm vừa qua. Tôi chia ra làm ba giai đoạn: 2000-2003, 2004-2006, và 2007 cho đến nay. Từ năm 2000 đến 2003, tôi chủ yếu tập trung vào họ hàng, bạn bè, các bạn học cũ và người quen. Tôi sẽ không nhắc đến những gì tôi đã làm vào giai đoạn đó. Tôi sẽ bắt đầu với giai đoạn thứ hai. Năm 2004, Sư phụ cho công bố bài kinh văn: “Hãy vứt bỏ tâm con người, và hãy cứu độ thế nhân”. Tôi học thuộc bài giảng đó và liên tục nhẩm đi nhẩm lại. Càng nhẩm bài kinh văn đó nhiều bao nhiêu, thì tôi lại càng minh bạch hơn về tầm quan trọng của việc giảng chân tướng và nhận ra mình đã tụt lại sau so với kỳ vọng của Sư phụ nhiều như thế nào. Tôi bắt đầu dành nhiều thời gian hơn nữa để giảng chân tướng về Pháp Luân Công cho thêm nhiều người. Tôi đi ra ngoài giảng chân tướng về Pháp Luân Công không chỉ ở thành phố nơi tôi sinh sống, mà còn ở những ngôi làng lân cận. Tôi làm việc đó hàng ngày không kể trời mưa hay nắng.

Giai đoạn thứ ba của việc giảng chân tướng của tôi bắt đầu vào năm 2007. Sư phụ giảng:

“…đó cũng là [điều] các đệ tử Đại Pháp cần phải hoàn thành trong quá trình viên mãn hiện nay. Đó là sứ mệnh của các đệ tử Đại Pháp, là trách nhiệm không thể thoái thác, là sự việc nhất định phải làm và nhất định phải hoàn thành.” (Giảng Pháp tại Pháp hội New York năm 2007)

“Hiện nay mọi người chính là thực thi sao cho tốt hơn, hiệu suất cao hơn, ảnh hưởng lớn hơn, và cứu được nhiều người hơn nữa.” (Giảng Pháp tại thủ đô Mỹ quốc [2007])

Sau khi hướng nội và đối chiếu với Pháp, tôi cảm thấy rằng mặc dù tôi đã giảng chân tướng cho nhiều người nhưng không mấy người đồng ý thoái xuất khỏi ĐCSTQ và các tổ chức liên đới của nó mà họ đã từng là thành viên. Những người không thoái Đảng đã không được cứu thoát, không tránh khỏi số phận giống như ĐCSTQ. Giờ đây tôi đã nhận ra được vấn đề, tôi quyết định chính lại nó. Kể từ năm 2008, tôi đã kết hợp việc giảng chân tướng về Pháp Luân Công, về ĐCSTQ và khuyên tam thoái. Hàng ngày từ sáng đến tối tôi nói với hơn chục người, và thường có 5 đến 8 người đồng ý thoái Đảng. Thỉnh thoảng hơn 10 người đồng ý thoái Đảng trong một ngày. Trong chưa đầy ba năm, tôi đã khuyên được khoảng 5.000 người thoái Đảng và hoặc các tổ chức Đoàn Đội. Tôi đã làm như thế nào?

1. Minh xác sứ mệnh của bản thân

Hồi đầu thể ngộ của tôi còn sai kém. Tôi nghĩ rằng mình chỉ đang “trợ Sư”, và tôi đang làm điều đó vì viên mãn cá nhân của mình. Đó là Sư phụ muốn tôi làm việc đó chứ không phải tôi muốn. Khi học Pháp nhiều hơn, tôi minh bạch rằng mình là một lạp tử của Đại Pháp và rằng tôi đã có thệ ước giảng chân tướng về Pháp Luân Công cho mọi người. Với điều này trong tâm, tôi có thể kết hợp việc giảng chân tướng vào trong cuộc sống hàng ngày của mình. Việc đó đã trở thành tự nhiên như việc ăn ngủ vậy. Điều đó không có nghĩa là tôi không gặp phải trở ngại nào. Cho đến nay tôi đã gặp phải hai thử thách.

Thử thách đầu tiên là về tâm hư vinh. Tôi vốn là một người nổi tiếng ở địa phương vì tôi là một Đảng viên kỳ cựu trong vài chục năm. Tôi đã nhận được nhiều bằng khen mà không hề nhận phải lời chỉ trích nào. Là một người hướng nội, việc chủ động tiếp cận mọi người từ đủ loại giai tầng như người lao động chân tay, nông dân và những người buôn bán thì quả là một khảo nghiệm thực sự đối với tôi.

Vài năm trước, khi tôi đang nói chuyện với một người nông dân thì ông ấy trở nên mất kiên nhẫn và quát tôi: “Câm đi, lão già! Đừng có làm phiền tôi! Đừng nói nữa và biến đi!” Tôi cảm thấy ủy khuất trong lòng. Trong đời mình, tôi chưa từng bao giờ bị đối xử như vậy. Nhưng cảm giác đó đã biến mất khi tôi nhớ tới điều Sư phụ dạy:

“Là một người tu thành, anh mắng tôi, anh nói tôi những điều không dễ nghe, tôi không quan tâm” (Giảng Pháp tại Pháp hội Sydney 1996)

Một hôm tôi đến một cửa hàng để mua trứng muối, mặc dù giá thành ở đó cao hơn. Tôi chọn cửa hàng đó vì tôi cần có cơ hội nói chuyện với bà chủ cửa hàng. Nhưng bà ấy bắt đầu quát mắng tôi trước khi tôi kịp nói xong: “Ông đang lật đổ Chính phủ! Nếu ai đó báo ông với cảnh sát thì ông ngồi tù đó!” Tôi nói với bà ấy rằng tôi đang nói cho bà ấy chân tướng vì để tốt cho bà ấy, nhưng tôi sẽ không ép nếu bà ấy từ chối tin vào điều đó. Tôi không hề buồn chút nào. Tôi phải nói thêm rằng những người có phản ứng như bà ấy là không nhiều.

Thử thách thứ hai là tâm sợ hãi. Cuối năm 2004, Thời báo Đại Kỷ Nguyên đã đăng Chín bài bình luận về Đảng Cộng sản. Đầu năm 2005, Sư phụ đăng bài “Chuyển Luân hướng thế gian”. Hồi đó tôi bị tụt hậu so với tiến trình Chính Pháp. Tôi đã giảng chân tướng cho mọi người, nhưng chỉ giảng cho gia đình, họ hàng và bạn bè. Tôi không đủ dũng khí để giảng chân tướng cho nhiều người hơn nữa. Chính tâm sợ hãi đã ngăn cản tôi. Sư phụ giảng:

“Tâm sợ hãi sẽ khiến người ta làm điều sai lạc, tâm sợ hãi sẽ khiến người ta mất đi cơ duyên, tâm sợ hãi là một ‘cửa tử’ [trên con đường] từ người trở thành Thần.” (“Vượt qua cửa tử”)

Tâm sợ hãi của tôi đã dần dần biến mất khi tôi tiếp tục giảng chân tướng và học Pháp.

Giờ đây tôi không còn tâm sợ hãi nữa. Tôi đã từng nghĩ giảng chân tướng cho từng người một thì sẽ an toàn hơn. Bây giờ tôi có thể giảng chân tướng cho vài người cùng một lúc. Ngày 16 tháng 8 năm 2010 tôi đã giảng chân tướng cho bốn thợ xây cùng một lúc. Ba người đã vui vẻ thoái Đoàn Đội mà họ đã từng là thành viên. Khi Chính Pháp tiến tới, mọi người đang dần thức tỉnh về chân tướng. Tôi có thể cảm nhận được điều đó khi tôi giảng chân tướng cho mọi người. Hơn 90% những người mà tôi nói chuyện đã đồng ý thoái Đảng và các tổ chức liên đới của nó.

2. Chủ động nắm bắt thời gian mỗi ngày

Tôi giảng chân tướng sáng chiều mỗi ngày không kể nắng mưa. Tôi không nghỉ ngày nào cả cho dù đó là Giao thừa hay Mùng một Tết. Tôi có thể làm những điều sau:

1) Không quản thời gian: Tôi đã gọi điện cho một người sáu lần để giảng chân tướng cho cô ấy. Tôi đã gọi điện cho một cựu Đảng viên đã về hưu ba lần. Vào buổi đến gặp mặt lần cuối, tôi đã kiên nhẫn lắng nghe ông ấy kể cho tôi nghe ông ấy ốm đau và chữa bệnh như thế nào. Tôi bày tỏ sự cảm thông sau khi ông ấy nói xong. Khi tôi giảng chân tướng cho ông ấy, ông ấy đã chăm chú lắng nghe và cuối cùng đã đồng ý thoái Đảng. Vợ ông ấy đã đồng ý thoái Đội mà bà đã từng gia nhập.

2) Không màng đến tiền bạc: Ban đầu tôi đến Thượng Hải, An Huy và Nam Kinh để gặp bạn bè và họ hàng. Tôi cũng gặp lại các đồng nghiệp cũ và bạn học cũ ở các tỉnh thành khác nhau. Tôi luôn đem theo quà. Một hôm tôi đến một thành phố mà chỉ hết 1 nhân dân tệ nếu đi bằng xe buýt. Tôi vẫy một chiếc xe xích lô với giá cả thông thường là 3 đến 4 nhân dân tệ, nhưng anh ta lại đòi tôi 5 Nhân dân tệ. Tôi lên xe mà không hề mặc cả. Tôi nhân cơ hội này để giảng chân tướng cho người lái xe, anh ấy đã đồng ý thoái khỏi tổ chức Đoàn Đội mà anh ấy đã tham gia. Đầu năm 2010, tôi đến nhà một đồng nghiệp cũ đã từng làm việc với tôi 30 năm trước. Họ rất cảm động vì chuyến viếng thăm của tôi và thoái Đảng ngay. Tôi cũng nhân dịp chuyến đi để đến gặp bí thư của một chi bộ Đảng. Ông ấy đã đồng ý thoái Đảng và các con của ông ấy đã thoái khỏi các tổ chức Đoàn Đội. Tiền không phải là vấn đề lớn, miễn là nó giúp cho việc giảng chân tướng.

3) Không quản ngại đường xa: Để tiếp cận được nhiều người hơn, tôi đã đạp xe đạp. Mỗi lần đi tôi đạp xe 20 dặm. Trong vài năm qua, chắc hẳn tôi đã đi chuyển hơn 20.000 dặm.

Tôi cũng đến các xóm làng để giảng chân tướng trực diện cho các nông dân. Họ lắng nghe tôi trong khi làm việc đồng áng. Hè này, hông của tôi đỏ và sưng lên. Khi đạp xe thì rất đau. Nhưng tôi chưa bao giờ nghỉ cả, thậm chí cho dù chỉ một ngày.

3. Kết hợp việc giảng chân tướng trong cuộc sống và thực hiện một cách có lý trí

Tôi luôn mang theo mình những tấm thiệp với thông điệp của Pháp Luân Công, những tờ tiền nhân dân tệ với thông điệp giảng chân tướng được viết lên đó và kẹo. Tôi đến những tiệm cà phê và lui tới các chợ rau quả và giảng chân tướng cho họ. Tôi giảng chân tướng cho những người mà tôi gặp hàng ngày, không kể nghề nghiệp của họ là gì.

Tôi cũng phát hiện ra một chiến thuật rất tốt. Khen ngợi một người về tính cách và phẩm chất tốt của họ sẽ khiến việc làm quen dễ hơn. Một hôm tôi gặp một thày giáo già. Tôi khen ông ấy có sức khỏe tốt do vẫn còn đạp xe ở độ tuổi của ông ấy. Ông ấy vui mừng vì tôi nhận ra điều đó và sẵn sàng lắng nghe khi tôi bắt đầu giảng chân tướng. Ông ấy đã đồng ý thoái Đảng.

4. Tận dụng mọi cơ hội

Tháng 4 năm 2007, chính quyền ở tỉnh tôi đã thuê những người lao động tạm thời sơn đường ranh giới giao thông trên vỉa hè. Tôi giảng chân tướng cho hơn 30 người trong ba ngày. Hầu hết bọn họ đều đồng ý thoái Đảng và các tổ chức Đoàn Đội.

Tháng 10 năm 2009, một Đảng viên kỳ cựu cấp cao đã về hưu, là bạn học của tôi thời tiểu học, đến thăm một người bạn trong bệnh viện ở huyện tôi. Tôi đã đến nhà ông ấy ba lần ở Nam Kinh, nhưng ông ấy đã không muốn thoái Đảng. Lần này tôi đưa ông ấy và một nhóm bạn bè và họ hàng của ông đi ăn tối. Cuối cùng ông đã thừa nhận sự thật rằng tôi nói đúng và đồng ý thoái Đảng.

Tôi cũng giảng chân tướng ở các đám tang, đám cưới và các bữa tiệc sinh nhật. Năm 2009 tôi bước sang tuổi 70. Tôi không muốn tổ chức sinh nhật nhưng tôi lại quyết định tổ chức. Cuối cùng tôi giảng chân tướng cho gần 30 người. 16 người đã thoái Đảng và các tổ chức Đoàn Đội.

Sau đây là thể ngộ tu luyện có hạn của tôi trong suốt 11 năm qua:

1. Học Pháp là nền tảng

Học Pháp là nền tảng đảm bảo cho chất lượng giảng chân tướng và tu luyện của chúng ta. Sư phụ nhấn mạnh lại nhiều lần tầm quan trọng của việc học Pháp. Mỗi ngày tôi học ít nhất một bài giảng trong cuốn Chuyển Pháp Luân. Tôi phải mất gần như toàn bộ năm 1999 để học thuộc cuốn Chuyển Pháp Luân. Tôi học các bài kinh văn của Sư phụ đăng vào năm 1999 và những năm sau đó hai đến ba lần một năm. Do vậy chính niệm của tôi trở nên mạnh hơn.

Tháng tư năm 2010, một người bạn mời tôi đi ăn trưa. Tôi dành thời gian trước bữa trưa đến ba ngôi làng. Vị bí thư, phó bí thư và đội trưởng của một đội sản xuất đã đồng ý thoái Đảng.

Trong bữa trưa, một vị cảnh sát xuất hiện. Anh ta nói: “Ông già, đừng nói về Pháp Luân Công ở mọi nơi nữa! Chúng tôi vừa điều tra ngôi làng mà ông đã đến.” Bạn tôi đứng dậy và nói với vị cảnh sát: “Ông ấy là khách của tôi. Nếu anh có thì giờ thì tại sao không ngồi xuống và uống một ly nhỉ?” Vị cảnh sát ngồi xuống một chút, nhưng không ai để ý đến anh ta, vì thế anh ta đã rời đi ngay. Tôi đột nhiên nhớ đến lời Sư phụ giảng:

“một tâm không động, có thể [ức] chế vạn động” (“Tống khứ chấp trước cuối cùng” – Tinh tấn yếu chỉ II)

Tôi tiếp tục cười nói. Sau đó, tôi hướng nội để tìm ra chấp trước của mình như tâm tật đố hay tâm tranh đấu. Nhưng tôi chẳng có tâm nào cả. Có lẽ Sư phụ đã giúp tôi loại bỏ tâm sợ hãi. Sư phụ giảng:

“Có [hiện diện] của Pháp vĩ đại nhường này, trong chính niệm chư vị là đồng tại với Đại Pháp, đó là sự bảo đảm rất to lớn.” (“Giảng Pháp tại Manhattan [2006])

Buổi chiều hôm đó tôi thuyết phục được hai Đảng viên thoái Đảng. Ngày hôm sau tôi ra ngoài giảng chân tướng cho mọi người như thường lệ, hoàn toàn không bị ảnh hưởng gì.

2. Hướng nội tìm

Tôi có một thói quen xấu là hay phản bác người khác. Sau khi học nhiều lần bài kinh văn “Giảng Pháp tại Manhattan” tôi quyết định thanh lý bản thân khỏi thói xấu đó, nhưng thỉnh thoảng tôi vẫn lặp lại điều đó. Năm 2009 tôi đến thăm một vài người bạn ở thành phố để giảng chân tướng. Một người trong số họ là bạn thân của tôi trong suốt 40 năm qua. Ngày xưa ông ấy chỉ luôn mỉm cười mà không đáp lại. Lần này tôi nghĩ tôi sẽ thành công trong việc thuyết phục ông ấy thoái Đảng, nhưng lần này ông ấy nói ông ấy sẽ vứt hết những bức thư của tôi đi mà không thèm mở ra xem vì ông ấy biết trong thư có tài liệu Pháp Luân Công. Ông ấy thậm chí còn ném một lá thư vào mặt tôi. Ông ấy đã có những nhận xét tiêu cực về Sư phụ. Tôi đã để cơn tức giận thao túng bản thân và chúng tôi đã cãi vã. Tôi rời đi mà mâu thuẫn chưa được giải quyết.

Tôi hướng nội và tìm thấy rất nhiều vấn đề. Mọi việc diễn ra tốt đẹp vào buổi sáng, vì thế tôi đã tăng trưởng tâm hoan hỷ. Thứ nhì là tôi có tâm tranh đấu. Thứ ba là tôi đã mất bình tĩnh. Sau khi về nhà tôi đã gọi điện thoại cho ông ấy và xin lỗi. Năm 2010 tôi lại đến gặp ông ấy một lần nữa và mang cho ông ấy rất nhiều tài liệu gồm cả Cửu bình. Lần này tôi chỉ bảo ông ấy đọc chúng. Tôi muốn để mọi việc dịu xuống. Sư phụ giảng:

“Bất tín lương tri hoán bất hồi”

Diễn nghĩa:

“[Tôi] không tin rằng lương tri không [thể] được thức tỉnh trở lại” (“Tế thế”)

Nhà tôi là một môi trường tu luyện tốt. Ngày xưa tôi sẽ không vui khi vợ tôi nhờ tôi làm việc nhà trong khi tôi đang học Pháp hoặc đang phát chính niệm. Tôi nghĩ như thế là can nhiễu. Khi tôi hướng nội, tôi nhận ra rằng tôi đã không giúp vợ làm việc nhà. Bây giờ tôi luôn giúp bà ấy làm việc nhà trước. Vợ tôi đã thay đổi. Bà ấy không còn can nhiễu tôi nữa. Thậm chí thỉnh thoảng bà ấy còn nhắc tôi phát chính niệm.

3. Phát chính niệm là vô cùng quan trọng

Tôi từng nghĩ việc phát chính niệm như một điều gì đó làm cho xong. Tôi không thể nhìn thấy gì qua thiên mục của mình và không thể tập trung. Sư phụ giảng:

“Như mọi người đã biết, sự bức hại mà các đệ tử Đại Pháp tại Trung Quốc đang gặp phải đã nghiêm trọng [quá] đủ rồi, do đó mỗi học viên đều cần phải thật sự thanh tỉnh mà nhận thức ra trách nhiệm của bản thân mình, khi phát chính niệm thì tâm thực sự tĩnh lại được, thật sự có được tác dụng phát chính niệm; do đó đây là việc cực kỳ then chốt, việc cực kỳ trọng yếu.” (“Giảng Pháp tại Pháp hội Florida ở Mỹ quốc [2001]”)

Tôi đã bị chấn động bởi đoạn kinh văn này. Nhiều bài chia sẻ trên tuần báo Minh Huệ cũng đã truyền cảm hứng cho tôi. Bắt đầu từ đầu năm 2010, tôi đã phát chính niệm 8 lần một ngày. Tháng tư năm 2010, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã có một cuộc họp, họ đe dọa sẽ tăng cường đàn áp Pháp Luân Công và thậm chí còn kiểm tra từng học viên Pháp Luân Công trong thị trấn. Không lâu sau nhiều đồng tu đã bị bắt vì tu luyện Pháp Luân Công. Tôi bắt đầu chú ý đến việc phát chính niệm. Tôi đã phát chính niệm 12 lần một ngày, và tôi sẽ tiếp tục làm như vậy. Mặc dù tôi không thể nhìn thấy gì qua thiên mục, nhưng tôi cảm thấy một trường năng lượng mạnh mẽ. Vì chúng ta duy trì việc phát chính niệm nên cựu thế lực không thể đe dọa. Huyện mà tôi sống là nơi chịu ảnh hưởng ít nhất. Đây là triển hiện của uy lực to lớn của chính niệm.

Không ngôn từ nào có thể miêu tả được sự cảm ân sâu sắc của tôi đối với Sư phụ, vì mọi điều tôi làm trong 13 năm qua chỉ có thể thực hiện được dưới sự bảo hộ và gia trì của Sư phụ.

Chắc hẳn tôi đã làm những điều Sư phụ yêu cầu chúng ta làm, nhưng tôi vẫn còn cách xa so với kỳ vọng của Sư phụ. Sư phụ giảng:

“càng về cuối càng phải học Pháp thật tốt, càng về cuối chính niệm phải càng đầy đủ.” (Gửi Pháp hội Canada)

Tôi phải luôn ghi nhớ những lời dạy của Sư phụ trong tâm. Tôi phải luôn có chính niệm, tu luyện tinh tấn hơn, và xứng đáng với danh hiệu đệ tử Đại Pháp thời kỳ Chính Pháp.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2010/11/5/231691.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2010/11/20/121513.html

Đăng ngày 01-12-2018; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share