Bài viết của Thủy Tụ, học viên tại tỉnh Cát Lâm
[MINH HUỆ 10-11-2018] Con xin kính chào Sư phụ tôn kính! Xin chào các đồng tu!
Tôi tu luyện Pháp Luân Đại Pháp từ năm 1996. Sau đó, tôi bắt đầu học thuộc Pháp. Tôi học thuộc Pháp cả lúc tôi đi, ngồi, làm việc, hay bế con. Sau khi đã học thuộc lòng cuốn Chuyển Pháp Luân, tôi bắt đầu học thuộc các bài giảng khác của Sư phụ. Hàng ngày, tôi đắm mình trong Pháp và liên tục tiếp thu được những nội hàm thâm sâu hơn. Tôi nhận ra lòng từ bi của Sư phụ vĩ đại, uyên thâm và sâu sắc đến nhường nào. Tôi thường trào nước mắt mỗi khi học thuộc Pháp. Tôi được bao bọc trong trường năng lượng mạnh mẽ của Đại Pháp và có thể cảm nhận được những biến đổi to lớn trong cơ thể mình, từng lớp từng lớp một. Tôi nhanh chóng đồng hóa với Pháp và trở nên hòa ái, thiện lương. Tôi cảm thấy mình cải biến lớn mỗi ngày, điều đó đã tạo cho tôi một nền tảng vững chắc cho tu luyện sau này. Nỗ lực tinh tấn trong việc ghi nhớ Pháp đã giúp tôi vượt qua trùng trùng khổ nạn. Và tôi đã học thuộc một cách kiên trì như vậy trong nhiều năm.
1.Cân bằng quan hệ gia đình
Sau khi cuộc bức hại bắt đầu vào năm 1999, đối với nhiều học viên, đây là giai đoạn khó khăn khi thuyết phục gia đình rằng họ muốn tiếp tục tu luyện Đại Pháp.
Khi tôi buộc phải rời nhà vì cuộc bức hại, chồng tôi muốn ly dị bởi vì anh không thể chịu đựng được việc liên tục bị sách nhiễu và đàn áp. Ban đầu, tôi có quan niệm người thường rằng tôi không thể từ bỏ. Con tôi còn nhỏ, tôi không có việc làm, không nơi tá túc và chồng tôi muốn rời bỏ tôi. Rồi tôi nhận ra bản chất của tu luyện không phải là dễ dàng và thoải mái. Tôi tìm ra những chấp trước và buông bỏ chúng bằng cách đặt sứ mệnh chứng thực Pháp lên hàng đầu. Kết quả là, mọi khó khăn của tôi đều biến mất.
Không lâu sau, khi tôi bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, mỗi khi tôi và chồng có bất đồng, tôi thường nhường nhịn anh ấy. Anh ấy cho rằng tôi là người dễ tính và hay bị bắt nạt. Khi cuộc bức hại bắt đầu, dù tôi bị tra tấn trong tù như thế nào đi nữa, tôi cũng không chịu thỏa hiệp. Chồng tôi rất cảm kích trước sự ngoan cường ấy.
Càng ngày, cuộc bức hại khiến chồng tôi ngày càng lo sợ. Anh ấy không muốn tôi đi ra ngoài để giảng thanh chân tướng và cho rằng phong trào thoái Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) có động cơ chính trị.
Tôi thường để cuốn Chín bài bình luận về Đảng Cộng sản ở nơi dễ thấy, những chỗ mà chồng tôi dễ nhìn thấy. Tôi hay bật DVD phơi bày văn hóa ĐCSTQ và bản chất tà ác của nó. Thoạt đầu, anh ấy không chịu xem. Nhưng một thời gian sau, anh bắt đầu hiểu ra bản chất của vấn đề. Đôi khi, tôi trò chuyện với anh về ĐCSTQ, và dần dần văn hóa đảng trong anh không còn nữa.
Có lần tôi bảo anh: “Sư phụ của em bị bôi nhọ còn các đồng tu đang bị tra tấn. Biết bao người dân Trung Quốc đang bị tuyên truyền của ĐCSTQ lừa dối và không biết Pháp Luân Công thật ra là thế nào. Là một học viên, em không thể chỉ ngồi ở nhà được. Nếu em chỉ ở nhà, thì ngay cả anh cũng coi thường em. Khi một người bạn tốt đang trong cơn hoạn nạn, hoặc gặp một người sắp chết đuối mà anh không ra tay giúp đỡ, mọi người sẽ nghĩ sao về anh?” Anh ấy không nói gì. Tôi biết những lời nói đó xuất phát từ chính niệm và làm anh cảm động.
Cuối cùng, mỗi khi anh có mặt trong lúc tôi đang nói về việc thoái ĐCSTQ, anh sẽ hỗ trợ tôi. Anh hoặc giúp hướng chủ đề của cuộc nói chuyện đến việc thoái đảng hoặc khích lệ một chút khi tôi nói đến cụm từ quan trọng “mọi người hãy thoái đi”. Bởi vì chồng tôi không phải là học viên nên những người khác thường đồng ý thoái. Đôi khi anh gặp bạn bè, anh sẽ mang về nhà một vài cái tên của những người muốn làm tam thoái. Tôi rất xúc động trước những thay đổi ở anh.
Sư phụ giảng tại “Giảng Pháp tại Pháp hội Canada [2006]”:
“Rất nhiều học viên chỉ hiểu rằng luyện công và học Pháp là tu luyện. Đúng thế, đó là một [phương] diện tiếp xúc trực tiếp với Pháp. Nhưng khi chư vị thực tu bản thân mình, thì những gì chư vị tiếp xúc [ở] xã hội chính là hoàn cảnh tu luyện của chư vị. Những gì chư vị tiếp xúc [trong] hoàn cảnh công tác và hoàn cảnh gia đình, chúng đều là hoàn cảnh tu luyện của chư vị, đều là con đường mà chư vị tất yếu phải đi, tất yếu phải đối diện, tất yếu phải đối diện một cách ngay chính; không có gì có thể hời hợt được.”
Tôi hành xử theo những điều một học viên nên làm khi tôi thể hiện cho gia đình rằng tôi là một người vợ, người mẹ tốt, và giúp họ thấy được một học viên chân chính là như thế nào. Tôi cho rằng đây là cách tốt nhất để viên dung gia đình mình.
2.Tu bỏ tâm sợ hãi
Tôi suýt bị bắt mấy lần vì cuộc bức hại. Điều đó khiến tôi nảy sinh nghi hoặc trong tâm.
Một hôm, mấy học viên hỏi tôi có đi cùng họ tới nhà tù và trại tạm giam thành phố để treo biểu ngữ không. Tôi miễn cưỡng đồng ý. Sau khi về nhà, tôi cứ hoang mang, “Những nơi đó thật quá nguy hiểm, nhưng mình không nên thừa nhận cuộc bức hại này. Nếu ai đó nhìn thấy chúng tôi, thì thật khó có thể chạy thoát ở khu vực đó, nhưng những gì chúng tôi đang làm là chân chính nhất, và không gì có thể can nhiễu được.” Tôi bật máy nghe nhạc MP3, bài hát “Tạ ân Sư” vang lên:
“Lời nguyện hôm nao vang vọng mãi bên tai,
Thề nguyện thần thánh tim còn khắc ghi.
Nhập thế chúng con đến vì chúng sinh,
Trợ Sư Chính Pháp xá gì những khổ đau.”
Tôi không thể cầm được nước mắt, và cảm thấy thật hổ thẹn. Tôi chỉ lo cho bản thân mình mà phụ lòng mong đợi của Sư tôn. Vậy là tôi quyết tâm đi.
Đêm hôm đó, trước khi khởi hành, chúng tôi phát chính niệm. Chúng tôi đã treo được hàng chục biểu ngữ quanh nhà tù, trại tạm giam, và trở về nhà an toàn. Vài ngày sau, một học viên đã tới đó để phát chính niệm nói với tôi rằng các biểu ngữ vẫn còn nguyên ở đó. Khi tâm sợ hãi xuất hiện nghĩa là chúng ta không phủ nhận cựu thế lực và bước đi trên con đường mà chúng an bài. Khi chúng ta buông bỏ tự ngã, tâm sợ hãi sẽ biến mất. Sự phụ giảng:
“Không có sợ, thì cũng không tồn tại nhân tố làm cho chư vị sợ. Không phải là miễn cưỡng, mà là thản nhiên vứt bỏ nên đạt được.” (Tống khứ chấp trước cuối cùng – Tinh tấn yếu chỉ II)
3. Phơi bày cuộc bức hại qua điện thoại
Sau khi đọc các bài viết về cách các học viên phơi bày cuộc bức hại bằng điện thoại di động, tôi đã mua một chiếc điện thoại di động và học cách sử dụng nó theo chỉ dẫn của một học viên. Tôi gặp trở ngại ở nhiều bước để làm việc này, nhưng tôi nhận thấy Phật ân hạo đãng trong từng công đoạn, và cảm thấy rằng mình đang đề cao trên cương vị là một học viên Đại Pháp.
Khi nhớ lại lần đầu gửi tin nhắn, tôi không khỏi buồn cười về bản thân mình. Sáng hôm đó, tôi gửi thành công 110 tin nhắn. Tôi rất phấn khởi. Nhưng đến chiều, tôi cố gửi tin mà không gửi được. Tôi đổi số IMEI (số nhận dạng di động quốc tế) và thay SIM mới. Lần này, tôi chỉ gửi được 20 tin nhắn mà đã hết thời gian. Tôi bắt đầu hướng nội. Tôi đã làm việc với quan niệm người thường. Tôi vui khi thành công, buồn khi thất bại. Tôi chợt nhớ đến câu chuyện Sư phụ giảng về người tu thành La Hán bị rớt hai lần. Tâm hoan hỷ, hiển thị, và chứng thực bản thân của tôi rất mạnh. Tôi dần dần điều chỉnh thái độ của mình. Khi tôi có nhiều kinh nghiệm, quá trình gửi tin nhắn cũng suôn sẻ hơn nhiều.
Quá trình giảng thanh chân tướng là quá trình giải thể tà ác, như Sư phụ giảng:
“Mỗi lời nói, mỗi truyền đơn, mỗi lần ấn nút bàn phím, mỗi cuộc điện thoại, mỗi lá thư của chư vị đều có tác dụng to lớn; những sinh mệnh đã biết rõ sự thật, đều là môi trường truyền [tin], họ cũng đang giảng chân tướng.” (Giảng Pháp tại Pháp hội miền trung Mỹ quốc năm 2003)
Công việc tôi làm thu nhập không cao. Tôi cố gắng tiết kiệm theo mọi cách có thể. Sư phụ đã nhắc nhiều lần về tài nguyên của các học viên.
“Tài nguyên chỉ có bấy nhiêu, chư vị tiêu hết rồi, thật sự có thể cứu người thì không còn nữa.” (Giảng Pháp tại Pháp hội New York năm 2010)
Có lần, một học viên khá giả đã mua mấy cái thẻ cho các học viên làm việc Đại Pháp bằng điện thoại di động. Tôi không nhận chúng vì nghĩ rằng thu nhập của tôi, dù có eo hẹp, nhưng cần được dùng cho các việc của Đại Pháp và cứu người thay vì để sống một cuộc sống tốt hơn.
Xem tiếp Phần 2
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2010/11/10/232236.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2010/11/22/121548.html
Đăng ngày 17-11-2018; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.