Viết bởi một đệ tử Trung Quốc

[Minh Huệ] Các đệ tử Pháp Luân Công tại Trung Quốc đã vạch trần tội ác của Giang Trạch Dân và đám hầu đoàn của y với những tội ác của họ trong chính sách khủng bố Pháp Luân Công trong hơn 5 năm qua. Tuy nhiên, những tội ác gây ra do Bộ An ninh Quốc gia (tương tự như công an chìm) và tay sai của chúng vẫn chưa được vạch trần. Ngoại trừ những trưòng hợp bất hợp pháp của chúng đối với các đệ tử hải ngoại mà về lại Trung Quốc. Không phải các nhân viên trong Bộ an ninh không có tội với các đệ tử Pháp Luân Công, mà tại vì phương pháp chúng sử dụng rất kín đáo, thủ đoạn, mà không được vạch trần, báo cáo đúng mức. Ngoài ra, không đủ tin tức, phương tiện vì nhiều người vẫn còn chấp trước vào sợ hãi và không dám vạch trần những hành động trái phép của chúng.

Thật ra, Bộ An ninh quốc gia và nhân viên đã đóng vai trò quan trọng, và là công cụ chính của Giang Trạch Dân để thực hiện chính sách khủng bố. Sự thiêu tán những địa điểm phát hành tài liệu Pháp Luân Công và bắt bớ nhiều đệ tử kiên trung là do hoạt động của các nhân viên của Bộ an ninh quốc gia.

Từ năm 1992, khi Pháp Luân Công được giới thiệu trong công chúng, đến năm 1999, khi chính sách khủng bố bắt đầu thì Bộ An ninh quốc gia và nhân viên đã thành lập một hệ thống, hoạt động dọc theo các vùng biển, biên giới các tỉnh, và khắp biên giới các nước. Vào cuối thập niên 90, các văn phòng, đồn của Bộ được dựng lên trên toàn quốc và đã làm đúng chỉ thị là theo dõi hoạt động của các nhóm Khí công và báo các cho các ơ quan trong 9 Bộ của chính phủ Trung Quốc. Ngay lúc đó, trên toàn quốc chưa có nhiều đồn bót, văn phòng, đặc biệt là các vùng hải đảo xa xôi. Vì thế không có những hoạt động cụ thể của Bộ An ninh quốc gia, và nhân viên của họ cũng không làm việc nhiều. Khi chính sách khủng bố bắt đầu vào tháng 7 năm 1999, các đệ tử Pháp Luân Công trở thành tiêu điểm của tất cả các cơ quan, chính quyền mọi cấp. Như một đồn trưởng của một văn phòng Bộ An ninh vừa mới thiềt lập nói “Trước đây chúng tôi chỉ là một nhóm người không làm việc nhiều, không lo lắng nhiều và bản báo cáo hàng năm của chúng tôi rất dễ làm. Thình lình, cái chính sách khủng bố Pháp Luân Công làm cho chúng tôi bận túi bụi, và chúng tôi phải dính tay vào chính sách khủng bố.”

Vào ngày 25 tháng 4 năm 1999, hơn 10 nghìn đệ tử Pháp Luân Công đến thỉnh nguyện cho Pháp Luân Công tại Văn phòng thỉnh nguyện quốc gia, kế bên trụ sở Đảng Cộng sản Trung Quốc để yêu cầu chính phủ chấm dứt đàn áp Pháp Luân Công. Giang Trạch Dân đích thân gặp các nhân viên cao cấp của Bộ An ninh công cộng và An ninh quốc gia sau khi vụ đó xảy ra, và chỉ trích họ là đã không biết trước việc này và đã không hợp tác chặt chẻ với nhau. Y ra lệnh rằng hai Bộ này không nên dùng quan niệm cũ là Bộ an ninh công cộng thì lo chuyện nội vụ trong nước và Bộ an ninh quốc gia thì lo chuyện ngoài nước. Mà bây giờ hai Bộ phải cộng tác với nhau để đối phó vớp Pháp Luân Công.

Những văn phòng của các ngành có liên hệ với Bộ an ninh quốc gia, đã được thiết lập tại các quốc gia khác để thi hành những vụ như ám sát, giêt người. Vì thế, đã có những lời đồn rằng chính phủ đã có những cố gắng để ám sát người sáng lập Pháp Luân Công vào thời gian đầu khi chính sách khủng bố mới bắt đầu, không phải là không có. Khi Zeng Qinghong (phó chủ tịch Trung Quốc) thăm viếng Nam phi vào tháng 8 năm 2004, một số đệ tử Pháp Luân Công, người Úc, có mặt tại Nam phi lúc đó, đã bị bọn thổ phỉ dùng súng tấn công. Vụ này hình như cũng đã được chuẩn bị rất chu đáo để tấn công Pháp Luân Công.

Đảng cộng sản Trung Quốc đã ám sát những “kẻ thù” của chúng từ ngày mới sơ sinh. Kể từ khi chính sách khủng bố Pháp Luân Công, bộ An ninh Quốc gia đã gởi ra nước ngoài rất nhiều nhân viên của họ. Khủng bố các đệ tử Pháp Luân Công bên ngoài Trung Quốc là trách nhiệm của Bộ an ninh quốc gia. Một nhiệm vụ quan trọng của họ là sưu tập tin tức về sự quan hệ của Pháp Luân Công và lực lượng Phương Tây chống Trung Quốc và sự ủng hộ tiền bạc(1). Sau đó, Bộ an ninh quốc gia được chỉ thị là dùng tất cả các phương tiện để khủng bố Pháp Luân Công, không có giới hạn. Bộ này được thêm ngân khoản, dụng cụ, phương pháp, quyền hành để thực hiện chính sách khủng bố Pháp Luân Công bên ngoài Trung Quốc. Chúng dùng những hành động như theo dõi các đệ tử Pháp Luân Công, nghe lén điện thoại, theo dõi sự hoạt động của phôn tay, thư điện tử, quay phim bí mật, tìm tòi tin tức cá nhân của các đệ tử, kiểm tra hồ sơ điện thoại của họ để thâu lượm số điện thoại của các người khác. Theo dỏi thân nhân, họ hàng của các đệ tử, dùng những đệ tử Pháp Luân Công đã thoái Để làm ăng-tên(2). Chúng cố gằng triệt hạ những địa điểm phát hành, in tài liệu Pháp Luân Công, bắt bớ các đệ tử trung kiên. Chúng cũng thuê người theo dõi, đọc bài trên Minghui.org và các trang internet của Đại Pháp khác, và theo dõi những hoạt động của các đệ tử và tìm cách để phá hoại, gây trở ngại cho các đệ tử.

Vì tiến trình Chánh Pháp tiến rất nhanh, và các đệ tử bên trong cũng như bên ngoài Trung Quốc tiếp tục giảng rõ sự thật về Pháp Luân Công, bè đảng Giang Trạch Dân cũng đã cảm thấy sự phản đối của quốc tế về chính sách khủng bố Pháp Luân Công của chúng. Tuy nhiên, chúng rất miễn cưỡng nhận thức rằng chúng đã không bao giờ triệt hạ nổi Pháp Luân Công. Thay vào đó, chúng thay đổi chiến thuật như “trông dễ ở trên mặt, nhưng thắt chặt ở dưới”. Chúng giả vờ không động đậy trong việc giao thiệp cũng như về tuyên truyền. Tuy nhiên, chúng vẫn quyết tâm trong chính sách khủng bố. Chúng tăng cường ném đá giấu tay, xem như chỉ có Bộ an ninh công cộng dính líu với chính sách khủng bố Pháp Luân Công. Để leo thang chính sách khủng bố, những cơ quan an ninh tăng cường nhân viên tại các Phòng 610, và tập trung tăng cường việc khủng bố. Trong những năm gần đây, chúng cũng tăng cường bộ an ninh công cộng và thêm vào một ngành gọi là Phân Bộ Giữ Trật tự trị an xã hội. Các phòng thâu lượm tin tức được thiết lập tại các địa phuơng . Những đơn vị kỹ thuật về điều tra trước đây là thuộc về Văn phòng Kỹ thuật Theo dõi, nhưng sau đó nó được tách rời để được cấp trên theo dõi kỹ lưỡng hơn. Bộ này được tổ chức lại để phù hợp với chính sách khủng bố Pháp Luân Công của Giang Trạch Dân.

Vào 6 tháng đầu năm này, các đệ tử làm việc trong Bộ an ninh quốc gia bị bắt chỉ vì nói sự thật về Pháp Luân Công. Bộ an ninh quốc gia sau đó gởi lệnh cho tất cả các văn phòng trên toàn quốc, ra lệnh nghiên cứu và “thanh lọc” toàn thể nhân viên trong Bộ. Chúng nhân mạnh rằng là công an thì phải tuyệt đối trung thành với đảng và Giang Trạch Dân.

Người ta không thể đánh giá thấp vai trò của Bộ an ninh trong chính sách khủng bố Pháp Luân Công. Lấy một ví dụ là sự triệt hạ của các cơ sở phát hành tài liệu Pháp Luân Công tại Shenyang City, Liaoning Province vào ngày 30 tháng 7 năm 2002. Bộ an ninh quốc gia, bằng cách dùng số điện thoại tại địa điểm này, đã phát hiện được nhiều địa điểm khác tại các thành phố và tỉnh tại Liaoning Province và các tỉnh phụ cận. Trong khoảng thời gian tết Nguyên đán 2003, dưới lệnh của Bộ an ninh quốc gia tại tỉnh Liaoning, công an đã triệt hạ nhiều cơ sở phát hành tài liệu tại đó. Rất nhiều đệ tử bị bắt. Đó là một mất mác lớn cho Đại Pháp. Công an gọi chúng là “Vụ 7.30” (ngày 30 tháng 7).

Sự thiệt hại của nhiều cơ sở phát hành tài liệu tại những địa điềm khác nhau trong năm này cũng có liên hệ với các hoạt động của Bộ an ninh quốc gia. Sự khác biệt giữa hai Bộ là công an tại Bộ an ninh công cộng bắt bớ một cách công khai các đệ tử Pháp Luân Công khi họ có tin tức trong khi hỏi cung. Hành động của họ có tính chất rõ ràng. Còn công an tại Bộ an ninh quốc gia thì chỉ tập trung về việc triệt hạ các cơ sở phát hành tài liệu . Khi chúng có tin tức, chúng không hành động ngay lập tức mà chúng dùng các đặc vụ chìm theo dõi, tìm ra tất cả các dính líu, liên hệ và sau đó đánh đồng loạt. Chúng cung cấp tin tức cho Bộ an ninh công cộng để trực tiếp khủng bố, chúng chỉ đứng sau, giấu mặt. Chúng không hề động tới những ai cung cấp tin tức cho chúng. Chúng theo dõi và bắt họ một cách bí mật và sau đó đút lót hay cưỡng bức người bị bắt làm việc cho chúng.

Ở đây, chúng ta đề nghị rằng các đệ tử thu thập tài liệu, chi tiết về các tội ác đã vi phạm bởi các nhân viên của Bộ an ninh quốc gia để vạch trần hành động tội lỗi của chúng. Đám này sợ hãi nhất là bị vạch mặt trước công chúng.

27-9-2004

Ghi chú:

(1) Pháp Luân Công không tham gia chính trị và không có quan hệ với các chính phủ hay các nhóm chống đối Trung Quốc, mà cũng không nhận tiền viện trợ từ ai cả.

(2) Những tên ăng-tên trước đây là đệ tử Pháp Luân Công, đã ly khai với Pháp Luân Công và thoả hiệp theo tà ác vì không chịu nổi sự tra tấn dã man của công an, hay đã bị tẩy não.

 

Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2004/9/27/85168.html;

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2004/10/29/53977.html.

Dịch ngày 31-10-2004, đăng ngày 5-11-2004; bản dịch có thể được chỉnh sửa trong tương lai để sát hơn với nguyên tác.

Share