Bài của một đồng tu Đại Pháp miền Bắc tĩnh Liễu ninh, Trung Quốc

[Minh Huệ] Ngày 14 tháng Năm 1997 đã trở thành một ngày không thể quên đối với các đồng tu Pháp Luân Đại Pháp trong vùng của chúng tôi. Đó là ngày lễ kỷ niệm thứ 5 khi Sư phụ truyền ban Pháp Luân Đại Pháp cho công chúng, và cũng là ngày sinh nhật thứ 46 của vị Thầy tôn kính của chúng ta. Chúng tôi tổ chức một buổi lễ tuyệt diệu để kỷ niệm ngày này: một cuộc triển lãm hình ảnh và thư pháp Pháp Luân Đại Pháp tại ngay thành phố quê hương của Sư phụ, nơi nổi tiếng tại Trường Xuân Vận động trường ‘Nanling’. Tôi xin kể ra nhiều kỷ niệm không quên được trong kỳ viếng thăm cuộc triển lãm này của chúng tôi.

Ngày sinh nhật của Sư phụ, mưa xuân rơi xuống từ sáng đến trưa, vạn vật đều rạng rở, chúng tôi nhìn thấy sức sống tràn đầy khắp nơi, cỏ hoa đều thơm ngát. Trước đó một vài ngày, bão cát đã che khuất mặt trời. Có một trận hạn hán kéo dài lâu nơi miền đông bắc Trung Quốc. Lúa mạ đều khô héo và cỏ cây bị cong quèo vì thiếu nước.

Hôm đó, các đồng tu nơi vùng tôi đều thức dậy thật sớm trước khi trời bình minh và lấy xe buýt đi từ miền Bắc Liễu Ninh đến Trường xuân. Người tài xế bị lạc đường. Chúng tôi thật lo lắng, vì vậy người phụ đạo yêu cầu tất cả yên lặng xin Sư phụ giúp đở. Một sự mầu nhiệm thình lình xảy ra. Một Pháp Luân sáng rỡ xuất hiện trước đầu xe và hướng dẫn chúng tôi đi đến vận động trường, và sau đó biến mất.

Các đồng tu từ khắp Trung Quốc, Hồng Kông và Đài Loan sắp thành bốn hàng dài, chờ đợi đi vào phòng triển lãm. Đó là ngày thứ ba của cuộc triển lãm. Cuộc triển lãm chỉ được tổ chức trong mười ngày và mỗi ngày chỉ chứa đựng được 10, 000 người đến viếng thăm.

Chúng tôi đi vào gian phòng chánh cùng với những người khác. Tiếng âm nhạc hào hùng đã liền đánh tan mọi phiền não của nhân thế. Chúng tôi dường như thoát khỏi thế giới của nhân loại đang tranh đấu cho danh và lợi cá nhân. Bức hình của Sư phụ, bề cao hơn hai thước, được treo nơi bức tường chánh của gian phòng. Những cành hoa tươi rực rỡ đặt trước bức hình, với phía sau những nhánh cây thông và bách. Chúng tôi đứng trước bức hình của Sư phụ và chụp lấy một tấm hình (tấm hình này sau này bị mất, sau khi nhà tôi bị xét nhiều lần).

Có tất cả tám phòng triển lãm, có thể chứa hơn 10, 000 người.

Phòng thứ nhất rất đồ sộ và bề thế. Cả gian phòng được trang trí với đề tài Chân Thiện Nhẫn. Những tấm băng lụa bằng nhiều màu sắc được treo lên trên tất cả bốn bức tường. Trên đấy các đồng tu đã thêu những bài thi và lời dạy cao quí của Sư phụ. Đó là để tỏ tấm lòng biết ân sâu xa dâng lên Sư phụ đã ban dạy Pháp cứu độ chúng sinh.

Nhiều phòng triển lãm treo những bức hình làm bằng thư pháp, họa, biển hiệu, thủ công, nhiều bức hình rất cãm động, hình vẽ bằng máy điện tử… Có nhiều loại hình thức được trình bày. Tất cả đều phản ảnh tinh thần thanh tịnh và tôn kính Pháp sâu xa của các đồng tu. Nhiều bức tranh diễn tả tuyệt diệu những điều mà đồng tu Đại Pháp đã nhìn thấy với thiên mục của họ. Một tấm tranh cho thấy nhiều kiểu nhà và đài Trung Quốc đẹp đẽ vĩ đại nơi cõi không gian khác. Các cảnh tượng chân chính và huyền diệu này đã giúp cho mọi người cảm thấy như là được bước vào một thế giới thần tiên.

Nhiều người ngồi đã tọa. Chúng tôi được nhìn ngắm những hình vẽ to lớn Pháp thân và Công thân của Sư phụ thực hiển hiện như sao tại các không gian khác. Chúng đều cao lớn hơn bề cao của người thường. Chúng đã được nhìn thấy bỡi những đồng tu đã được mở thiên mục và sau đó vẽ lại trên máy điện tử. Trường năng lượng nơi đó là mạnh nhất. Nhiều người trong phòng triển lãm nhìn thấy Pháp thân của Sư phụ, và những tràng Pháp Luân mà Sư phụ phóng ra từ nơi bức tranh, điều chỉnh cơ thể của các đồng tu. Nhiều câu chuyện huyền diệu xảy ra nơi đó. Một người có cái chân bị thương trầm trọng đến với cây nạng. Ông ta vô ý liệng đi cây nạng khi rời nơi đó và có thể bước đi một cách tự nhiên.

Phòng triển lãm sách, hình ảnh và những câu chuyện tu khiến người ta quên rời đi; mọi người cùng thúc nhau tu luyện tinh tấn. Có những chuyện đồng tu vượt qua thử thách, có cái diễn tả những kinh nghiệm tu luyện và những cái khác diễn tả hành trình buông bỏ những thói quen bất hảo sau khi tu luyện Chân Thiện Nhẫn. Cũng có cái cho thấy sự chiến thắng can nhiễu và ma tánh của người ta.

Các đồng tu của vùng chúng tôi trình bày một bức vẽ tựa đề là ‘bực thang lên trời’. Bức tranh này nhắc nhở người ta hãy suy nghĩ sâu xa, và nó có thể gọi là gợi ý. Bức tranh cho thấy một cái thang vượt ra ngoài tam giới. Một người tu đang leo lên từ bực đầu đến những bực kế tiếp. Chúng ta có thể nhìn thấy cơ thể của vị đó đang thay đỗi màu sắc ở mỗi cấp bực, theo thứ tự đỏ, da cam, vàng lục, xanh, lục lam, lam, tím, cho đến vô sắc, cho đến khi họ vượt thoát tam giới. Bức tranh này gợi cho người xem rằng sự tu luyện rất khó khăn như leo lên trời. Nó cũng cho thấy trước sự tuyệt vời của tương lai người tu, thúc đẩy người ta tiến lên, và tinh tiến không ngừng.

Một bức tranh khác cho thấy một người tu thở dài trước một ngọn núi vĩ đại. Ngọn núi cao đến trời xanh và thật khó leo lên. Thình lình, Sư phụ xuất hiện và cắt đi ngọn núi còn lại phân nữa. Nhưng, bất kể Sư phụ cố cách nào để làm nhẹ đi con đường, người tu đó vẫn không vượt qua nổi. Kế Sư phụ chia phân nữa ngọn núi thành nhiều khó nạn, mà người đó phải vượt qua trên con đường tu luyện. Cuối cùng người đệ tử này vượt qua từ mỗi thử thách và tiếp tục tinh tấn trên con đường tu luyện. Nó thúc đẩy người ta suy nghĩ sâu xa, gợi lên những ý về giác ngộ và biểu lộ sự biết ân chân thành đến vị Sư phụ tôn kính của chúng ta.

Có một bức tranh khác gọi là ‘Chấp trước’. Nó diễn tả rõ ràng những chấp trước khác nhau mà người tu cần phải vứt bỏ. Nó nhận được giải khen tặng của ban giám khảo cuộc triển lãm đồng thời được các đồng tu công nhận.

Phòng triển lãm cuối cùng được chuẩn bị cho các đồng tu tại chỗ thực hành thư pháp và họa vẽ. Có sẳn bút mực và sơn màu. Nhiều vị thư pháp gia có tiếng cũng có mặt nơi đó để viết các chữ như Chân Thiện Nhẫn và những lời trích từ những kinh văn của Sư phụ cho những người tham dự. Sau này tôi được nghe nói rằng những vị lão tôn đó là những người đã tổ chức cuộc triển lãm.

Có quyển lưu niệm dành cho những người tham dự. Nhiều đồng tu viết ra các cãm giác sâu xa và chân thật nhất của họ trong quyển tập, cãm tạ Sư phụ từ bi và cứu độ nhân sanh. Đồng tu tại Trường Xuân làm việc suốt ngày đêm trong bảy ngày để chuẩn bị cuộc triển lãm. Họ nhắc lại những sự mầu nhiệm đã xảy ra trong quảng thời gian đó. Nghe nói rằng có một ngày nọ trời đã khuya, các đồng tu cảm thấy đói bụng. Họ tìm thấy được gì ? Nhiều thức ăn và uống đã được đặt bên cạnh. Sau khi ăn xong thức ăn, họ hỏi nhau có ai biết thức ăn này đến từ đâu không, nhưng không một ai biết. Đó là giữa khuya và không còn ai trong này. Phải chăng thức ăn đã đến từ trời? Cuối cùng họ đoán rằng do một chủ tiệm ăn (không tu) bên cạnh đã giao thức ăn. Họ muốn trã tiền cho ông ta nhưng người chủ tiệm nói, ‘Thức ăn này đã do Sư phụ của chư vị ban cho chư vị.’ Không ai có thể trã lời sự kiện mầu nhiệm này! Không ai có thể giải thích sự xuất hiện bí mật của các thức ăn.

Trong lúc triển lãm mười ngày, có những người đi tham dự đã bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công ngay tại chỗ. Dần dần từ cái này đến cái nọ, chúng đã xây dựng nên sự quan hệ của họ với Đại Pháp. Các đồng tu mà không siêng năng lắm trước đây liền bắt đầu siêng năng hơn. Có người trước kia còn nghi ngờ về những nguyên lý giải thích trong Pháp Luân Công nhưng bây giờ họ trở nên tin tưởng nơi Đại pháp. Những người được tham dự đều rất được gợi hứng đến những bực khác nhau. Cuộc triển lãm này đã xây dựng một nền tảng vững chắc cho sự chống lại cuộc khủng bố hiện nay và làm sáng tỏ sự thật của các đệ tử Đại pháp. Như lời Sư phụ đã nói trong bài Kinh văn ‘Bái Sư’: “Đại Pháp hiện đang được truyền rộng rãi. Người biết sẽ đến. Người được sẽ thích. Số người tu luyện tăng lên hàng ngày, nay không đếm xiết.

Chúng tôi thật sự hy vọng rằng những đồng tu nào đã rơi rớt hãy mau đứng dậy và dụng thời gian còn lại cho chúng ta một cách tốt đẹp nhất.

4-8-2004

Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2004/8/4/80967.html;

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2004/8/26/51767.html.

Dịch ngày 8-11-2004, đăng ngày 9-11-2004; bản dịch có thể được chỉnh sửa trong tương lai để sát hơn với nguyên tác.

Share