Bài viết của đệ tử Đại Pháp Đại lục
[MINH HUỆ 04-07-2017] Trong văn hóa truyền thống Trung Quốc, kính Thiên tín Thần, tin rằng các hành vi thiện ác của con người đều có phép tắc của nhân quả báo ứng. Do đó rất nhiều quân vương qua các triều đại đã khéo biết tiếp nhận can gián, dũng cảm tự trách lỗi mình, từ đó đã hóa giải các nguy cơ, giải quyết được các khó nạn.
Theo “Thương sử” ghi chép, sau khi Thành Thang, vị quân chủ khai quốc triều Thương lên ngôi, trời không mưa, gây ra đại hạn kéo dài 7 năm. Thành Thang bèn đến Tang Lâm thành khẩn cầu khẩn thượng Thiên, ông đã kể ra 6 việc tự trách lỗi bản thân rằng: “Là do chính lệnh của con không có mức độ; hoặc là con đã khiến thần dân làm trái chức trách; hoặc là cuộc sống cung đình của con quá xa xỉ hủ hóa; hoặc là do con dùng hậu cung lộng quyền làm loạn triều chính; hoặc là chế độ quan lại của con không nghiêm khiến hối lộ thịnh hành; hoặc là con nghe theo lời gièm pha, để tiểu nhân đắc thế.”
Lời nói còn chưa dứt, trong phạm vi mấy nghìn dặm đã có trận mưa lớn, đây chính là chuyện “Vua Thang cầu mưa ở Thương Lâm” trong lịch sử. Vua Thang cầu mưa, đã mở đầu cho dòng chảy các minh quân các triều đại tu thân và khéo biết tiếp thu can gián, dũng cảm tự trách lỗi của mình.Vào thời đại mà hoàng đế chính là pháp luật, ông Trời không thân cận ai, chỉ trợ giúp người có đức, đã hiển lộ rõ Thiên uy.
Chuyện Đường Thái Tông trách tội bản thân được đông đảo người biết đến. Đương thời, quan ngự sử báo cáo với Đường Thái Tông rằng Đô đốc Quảng Châu Đảng Nhân Hoằng tham của đút lót, bẻ cong pháp luật. Thái Tông trong lòng thầm nghĩ: “Ông ta đã cùng với ta nhiều năm, đông chinh tây thảo, rất có tài năng, sao lại phạm tội như thế này?” Nhà vua bèn không chuẩn tấu.
Thái Tông hiểu rõ, không trừng trị tham quan ô lại, phong khí chính trị bất chính sẽ lan tràn, bách tính sẽ chịu khổ, triều chính sẽ loạn pháp độ. Thế là hạ chiếu cho Đại Lý Tự bắt giữ quy án, thẩm lý theo phép công. Sau đó, dựa trên chứng cứ, Đại Lý Tự đã phán xét tội tử hình, bẩm tấu lên Thái Tông. Đường Thái Tông thấy Đường Nhân Hoằng là một tướng tài hiếm có, đã lập nhiều chiến công cho mình, bèn cho ông ta một cơ hội hối lỗi. Thế là ông ngự bút viết, sửa thành bãi quan lưu đày.
Đường Thái Tông suy nghĩ lại, tùy ý sửa phán quyết sẽ tổn hại đến sự tôn nghiêm của pháp luật, là dung túng kẻ tham ô. Đến buổi thiết triều liền tuyên bố: “Trẫm bênh vực cựu thần, trái với quốc pháp, sẽ thất tín đối với dân. Cái tư tâm đáng oán ghét.“ Nói rồi, khóc tấm tức.
Đường Thái Tông vỗ long án, đau lòng nói: “Trẫm vị tư loạn pháp, lý phải chịu trừng phạt. Giờ đây trẫm muốn đến ngoại ô nam giao, ở trong nhà cỏ, tắm gội trai giới, tạ tội với Trời 3 ngày.”
Quần thần quỳ xuống khuyên ngăn. Đường Thái Tông thấy văn võ bá quan khắp triều đều quỳ dưới đất, đau lòng nói: “Các ái khanh có thể tha thứ cho trẫm, nhưng trẫm không thể tha thứ cho mình được. Trẫm có thể tạm chưa đến vùng ngoại ô tạ tội với Trời, nhưng cũng phải ban chiếu thư, nói rõ tội lỗi của mình cho thiên hạ biết.”
Nói rồi, Thái Tông lấy bút viết “Chiếu vạch tội bản thân”, lệnh các đại thần mau chóng ban bố cho thần dân toàn quốc. Đường Thái Tông viết: “Chuyển tai họa lên bàn thân trẫm, để bảo tồn cho vạn quốc, đây là sở nguyện của trẫm, cam tâm không nuối tiếc.” Để bách tính được bình yên, Thái Tông đã xin Trời giáng tai họa lên thân mình. Đường Thái Tông đức lớn như biển dung nạp trăm sông, lòng dạ ôm cả thiên hạ, sáng suốt tiếp nhận can gián, quên mình, thành kính tột bậc. Đây chính là báu vật linh thiêng thành tựu đế quốc Đại Đường, bách quốc triều Thánh, chính là hậu đức tải vật (đức lớn chở vạn vật).
Theo “Thanh sử cảo” có ghi chép, sau khi vua Gia Khánh triều Thanh lên ngôi, xuống chiếu cầu hiền hiến kế sách. Hồng Lượng Cát nhậm chức Thượng thư phòng, đã viết bản tấu ngàn chữ, trực ngôi vạch ra những tệ nạn triều chính, ngôn từ kích động, khiến Gia Khánh nổi giận, tống giam trong ngục và định tội chết. Sau đó Gia Khánh hối hận, đã hạ chỉ sửa thành lưu đày Y Lê. Sau khi Hồng Lượng Cát bị lưu đày đến Y Lê, tháng 4 năm đó, miền Bắc có đại hạn, các quan địa phương cầu mưa, không có mưa. Gia Khánh cầu mưa, cũng không có mưa. Triều đình đặt ra các điểm cung cấp cháo để cứu tế những người dân đói, cũng không có mưa. Gia Khánh hạ lệnh xá tội các phạm nhân, vẫn không có mưa. Gia Khánh trong lòng lo ngay ngáy, tự nghĩ đến khả năng là đã xử oan uổng cho Hồng Lượng Cát, đã khiến thượng Thiên nổi giận. Gia Khánh lấy chiếu thư đích thân viết giải oan. Sau khi ông viết xong từ “Khâm thử”, một ánh chớp xé ngang bầu không, tiếp đến là tiếng sét vang dậy trời đất, mưa to đổ xuống! Gia Khánh cảm thán rằng: “Gương Trời nhanh như hơi thở, thật sự cảm thấy đáng sợ thay.” Những gì con người làm, mắt Thần như điện, nhìn thấy hết thảy. Những hành vi thiện ác của con người có thể được Trời cảm ứng được, tức là “Trời soi chiếu người, không khác gì soi gương”.
Từ thời Chu Văn Võ đến Khang Càn thịnh thế, rất nhiều các minh quân kính Thần, vạch tội bản thân, cứu giúp dân chúng. Đạo Trời từ bi Thần Thánh. “Bách tính là cha mẹ cung cấp ăn mặc”, rất nhiều minh quân có “Chiếu vạch tội bản thân”, đã tạo ân trạch cho bách tính, thực thi rộng rãi nền chính trị nhân đức, tôn sùng Phật pháp, Phật quang phổ chiếu nhân tâm, chính khí cao thượng, thịnh trị bình an lâu dài, kinh tế phát triển phồn vinh, được ca ngợi là “Văn minh cổ quốc, lễ nghi chi bang”, trăm nước đến chầu bái. Trên toàn thế giới, bách tính Trung Quốc thịnh trị giàu có nhất là triều Đường, chiếm 64% tài sản thế giới, triều Tống 39%, triều Minh 44%, thời Càn Long triều Thanh 51%, cuối thời nhà Thanh 27%. Năm 2003, tài sản Trung Quốc chưa đầy 4% tài sản thế giới (phần lớn tài sản này nằm trong tay các gia tộc cao quan của Trung Cộng).
Đạo Trời uy nghiêm Thần Thánh. Nền thống trị bạo ngược của Hạ Kiệt, Thương Trụ, Tần Nhị Thế, Tùy Dạng Đế… làm trái với Đạo Trời, trấn áp bách tính, án oan khắp mọi nơi, Trời phạt đoản mệnh. “Thượng Đế muốn kẻ nào diệt vong, thì trước tiên khiến kẻ đó điên cuồng”, các hôn quân “Tam Võ Nhất Tông diệt Phật”, cùng con cháu họ đều bị ác báo… đều là bằng chứng lịch sử. Thề với Trời cũng không phải trò đùa, La Thành phát thệ, bị loạn tên bắn chết, Tần Quỳnh thổ huyết mà chết, hoàng hậu Hiển Nhân triều Tống mù hai mắt, lời thề của Đậu Nga “tuyết rơi tháng 6, đất Sở đại hạn 3 năm”, Trời xanh đều thực hiện. Trên đầu ba thước có Thần linh mà!
Bản tiếng Hán: https://big5.minghui.org/mh/articles/2017/7/4/344998.html
Đăng ngày 04-10-2018; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.