Bài viết của Hải Dung, đệ tử Pháp Luân Đại Pháp ở tỉnh Hồ Bắc
[MINH HUỆ 08-10-2009] Một người thường cho rằng giàu kinh nghiệm trong cuộc sống là một điều tốt. Thậm chí đó còn được coi là một kho báu trong cuộc đời. Tuy nhiên, đối với một người tu luyện, những thứ đó chẳng thể so sánh với chân ngã của một người, mà chỉ là những quan niệm và những thứ bề ngoài mà chúng ta không thể chấp trước vào, mà phải loại bỏ đi.
Tôi đã từng là một giáo viên rất thành công. Tôi dạy Hán ngữ rất giỏi và học sinh của tôi làm bài thi rất tốt. Sau đó tôi chuyển công tác sang một trường khác và có vẻ như việc này rất khó khăn. Tôi giảng dạy theo cách trước đây, nhưng học sinh của tôi làm bài thi không tốt. Lúc đó, tôi đã hướng ngoại mà tìm lý do. Tôi nghĩ rằng hẳn là các giáo viên khác phải làm điều gì đó. Dĩ nhiên, đúng là có sự tình ở đằng sau: các câu hỏi trong đề thi đều đã được sử dụng trước đây, vì thế mà các lớp khác chuẩn bị rất kỹ càng. Vì thế, tôi lại càng hướng ngoại nhiều hơn. Tôi thậm chí còn cố gắng ganh đua với những người khác hơn là nhìn vào trong để tìm ra chấp trước của bản thân mình.
Vài ngày trước, tôi có đọc bài “Giảng Pháp tại Pháp hội Houston”, trong đó Sư Phụ đã giảng:
“Đặc biệt đối với nhân loại ngày nay, liệu họ có thực sự biết mình đang sống như thế nào không? Trong cuộc đời, từ nhỏ tới lớn, người ta tích lũy được nhiều “kinh nghiệm”, và những “kinh nghiệm” này hình thành những quan niệm trong tư tưởng của họ. Người ta nghĩ rằng khi họ gặp vấn đề nào đó, ‘chỉ cần tôi giải quyết theo cách này là được.’ Sau đó một thời gian, cứ như vậy các quan niệm sẽ được hình thành. Chư vị nghĩ rằng chư vị đã giải quyết nhiều việc ổn thỏa, nhưng bản thân chư vị không còn tồn tại nữa; chư vị đã nhập mê rồi. “Chư vị” sống trong xã hội người thường- nhục thân của chư vị- đã bị những quan niệm hậu sinh đó khống chế mất rồi. Làm việc này, việc kia, cả ngày chư vị ở trong mê, và chư vị cứ sống qua ngày như thế. Nhưng những quan niệm đó đều được hình thành để bảo vệ cho chư vị khỏi bị tổn hại. Nhưng nếu không bị tổn hại, chư vị không hoàn trả được nghiệp; chư vị sẽ đắc được theo những cách mà chư vị không nên làm; và chư bị sẽ làm tổn hại người khác, vì thế thường xuyên tạo nghiệp. Và nghiệp lực cũng là sinh mệnh, vì những quan niệm hậu sinh và nghiệp lực tạo thành nghiệp tư tưởng trong tâm trí. Vì thế khi chư vị tu luyện, chư vị phải tiêu trừ nó đi.”
Sư Phụ cũng giảng rằng:
“Nếu nhân loại có thể nhận thức lại mới về bản thân và vũ trụ, thay đổi hoàn toàn quan niệm đã cứng nhắc, thì nhân loại sẽ có một [bước] nhảy vọt.” (“Luận Ngữ”, trích Tinh tấn yếu chỉ).
Sư Phụ lại giảng:
“Thực ra chư vị thử nghĩ coi, còn gì chưa dứt bỏ được? Vinh diệu chư vị từng có trong lịch sử, huy hoàng chư vị từng có trong lịch sử, cũng như ma nạn cự đại mà chư vị từng gánh chịu trong lịch sử. Trong năm tháng lâu dài chờ đợi điều gì cũng nếm trải rồi, chính là đợi ngày hôm nay; theo lý mà nói thì cũng là nên vào thời cuối này bước đi thật tốt con đường này. Khi chứng thực Pháp thông thường làm được tốt cũng như chưa tốt, đều là do bản thân mình tạo thành.” (“Giảng Pháp tại hội thảo luận Đài truyền hình Tân Đường Nhân [2009]”)
Những kinh nghiệm sống của người ta không giống như chân ngã của người đó. Bất cứ khi nào chúng ta gặp vấn đề gì, chúng ta nên hướng nội mà tìm ra lý do; chúng ta không nên đo lường một sự việc dựa trên kinh nghiệm vốn có, mà chúng ta nên đo lường nó theo Pháp.
Trên đây là những hiểu biết còn hạn chế của tôi, có thể có phần chưa được đúng đắn.
_____________________________________________________________________
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2009/10/8/209858.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2009/10/22/111755.html
Đăng ngày 24-10-2009, bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai cho phù hợp với nguyên bản.