Bài viết của Tiểu Chu, một học viên Đại Pháp tại hải ngoại

[MINH HUỆ 14-8-2018] Là học viên, chúng ta đều biết rằng điều quan trọng là phải tĩnh tâm khi học Pháp, và không nên có tâm truy cầu ngộ được các Pháp lý. Chúng ta phải giữ một tâm thái cởi mở, thanh tỉnh và bài trừ những tạp niệm. Các Pháp lý sau đó sẽ tự nhiên được hiển lộ.

Mặc dù minh bạch Pháp lý, nhưng chúng không phải là của bạn khi bạn chưa tu. Trong quá trình thực tu, bạn sẽ hiểu được ý nghĩa của các Pháp lý đó. Với tôi, việc không để bị phân tâm, thành tâm và tinh tấn học Pháp là thực tu chân chính.

Gần đây, tôi đã dần ngộ được một nội hàm của Pháp lý: “Tu tại tự kỷ, công tại sư phụ.” (Chuyển Pháp Luân). Nó đã thể hiện chính điều đó trong mọi khía cạnh tu luyện của tôi.

Không thực tu

Khi tu luyện, tôi cảm thấy mình không lĩnh hội được gì sau khi đọc một bài giảng trong cuốn Chuyển Pháp Luân. Tôi cảm thấy rất tệ và vô tình lấy “cảm giác” này để đo lường chất lượng học Pháp của mình. Nhưng tôi đã cảm thấy tốt hơn khi hiểu được lý do tại sao.

Cảm giác này cũng xuất hiện khi tôi giảng chân tướng về Đại Pháp cho người dân Trung Quốc và khuyên họ thoái xuất khỏi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) cùng các tổ chức liên đới của nó.

Tôi đã rất xúc động khi cố gắng thuyết phục mọi người thoái ĐCSTQ. Cảm xúc càng lớn, kết quả lại càng tệ hơn. Mặc dù kết quả hạn chế, nhưng tôi vẫn cảm thấy tốt và tự an ủi bản thân mình, rồi nghĩ: “Mình đã làm điều đó vì họ. Dù sao, vẫn luôn có những người không thể cứu được.”

Sau đó, khi tôi có trạng thái tốt hơn một chút, tôi hướng nội tìm những thiếu sót của mình và nghĩ: “Có lẽ mình đã quá lo lắng và giảng quá sâu khiến họ không thể hiểu được. Mình có thể có tâm truy cầu kết quả hoặc tâm tranh đấu.”

Khi hướng nội, tôi nhận ra rằng mình đã hoàn toàn quên Pháp lý: “Tu tại tự kỷ, công tại Sư phụ.” Tôi tự coi mình là người làm, chứ không phải Sư phụ. Tôi đã không thực tu.

Sơ hở trong tu luyện

Điều quan trọng là chúng ta phải đồng hoá với các Pháp lý này bằng tâm, chứ không phải chỉ bằng miệng. Sau đó, tầng thứ tu luyện của chúng ta sẽ được đề cao. Thật lòng mà nói, chúng ta chỉ cần tín tâm vào Đại Pháp và phần còn lại là do Sư phụ.

Dưới đây là một ví dụ khác cho Pháp lý này.

Ngộ được từ Pháp, một học viên cao tuổi Đài Loan đã từ chối phẫu thuật tim trước một ngày theo lịch phẫu thuật. Ông nói: “Ở tuổi này, tôi chết cũng không sao. Nhưng tôi sẽ chứng thực Pháp nếu tôi sống.” Ông tin rằng Sư phụ sẽ cứu ông. Và ông vẫn còn sống đến hôm nay.

Hai năm trước, tôi trải qua quan nghiệp bệnh và mất bốn tuần vật lộn để vượt quan đó. Tôi bị các chấp trước kéo xuống nhanh chóng. Tôi cũng có quan niệm người thường kháng cự lại khổ nạn, và cố gắng tìm trong Pháp những Pháp lý nhằm chứng minh cho nhận thức của bản thân. Tôi đã bị cựu thế lực lợi dụng sơ hở mà không nhận ra rằng nghiệp lực đó đang cấp cơ hội để mình đề cao tâm tính.

Cuối cùng tôi có một suy nghĩ: “Mình đã tu luyện hơn 20 năm. Mình không nghĩ về nghiệp bệnh đó nữa và phó mặc nó cho Sư phụ. Nếu mình thực sự chết thì đó sẽ là viên mãn.”

Khi tôi chia sẻ kinh nghiệm của mình trong một buổi chia sẻ, một học viên đã trích dẫn Pháp để nhắc tôi suy xét về “cái chết” của mình.

Sư phụ giảng:

“…[nên] các đệ tử trong thời kỳ Chính Pháp cần phải đến khi Chính Pháp kết thúc thì mới có thể rời đi;” (Đệ tử Đại Pháp trong thời kỳ Chính PhápTinh Tấn Yếu Chỉ II)

Tôi đã minh bạch ra rằng: “Với bất kỳ ai đang trong ma nạn thì thật khó để họ không tìm lý do ‘không buông bỏ niệm sinh tử’. Chỉ cần kiên định tu luyện tốt, hướng nội tìm để đề cao, và còn lại là do Sư phụ.”

Có mục tiêu tu luyện không phải là chấp trước. Sinh mệnh muốn đề thăng cũng không phải là chấp trước. Nhưng nếu nghĩ quá nhiều về việc đó thì lại là một chấp trước truy cầu. Hướng nội thường xuyên và tu luyện chính mình mới là chìa khoá để đề cao.

Một người luôn nên tự nhắc mình về Pháp lý này và chỉ tập trung vào tu luyện, không nên nghĩ gì đến việc phải hoàn thành nhiệm vụ hay kết quả. Sư phụ sẽ giúp chúng ta thành tựu.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2018/8/14/372445.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2018/9/1/171722.html

Đăng ngày 15-09-2018; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share