Bài viết của đệ tử Đại Pháp tại Hà Bắc
[MINH HUỆ 30-7-2018] Gần đây, khi học bài Giảng Pháp tại Pháp hội Úc châu tháng 5 năm 1999, tôi cảm thấy có ấn tượng sâu sắc. Đối chiếu với nhận thức Đại Pháp về chấp trước căn bản vị tư vị ngã, tôi lại càng nỗ lực buông bỏ chấp trước này. Có hai sự việc khiến tôi suốt thời gian dài khổ não, không buông bỏ được. Một việc trong đó là vấn đề tiết kiệm lúa mì.
Ở thôn chúng tôi có một cửa hàng tạp hóa nhỏ, chuyên làm việc lấy lúa mì tích trữ đổi lấy lúa mì. Tôi để ở chỗ ông chủ cửa hàng đó gần 100 kg bột mì, cứ tự dùng rồi qua chỗ ông ý lấy, lúc đó ông ấy cũng không đưa hóa đơn, chỉ là mỗi lần lấy lúa mì, ông nhớ là một lần nợ, thời gian dài trôi qua, số lần lấy đã nhiều lên, cuối cùng không thể nhớ rõ ràng được, tôi đề nghị ông làm một sổ ghi chép thông tin (ban đầu ông ấy làm theo cách đó, các tiệm khác đều làm thế). Nhưng ông cứ khất lần mà không làm sổ, cuối cùng cũng không làm nữa.
Có một lần tôi hỏi ông chủ cửa hàng: “Chỗ lúa mì của tôi còn lại bao nhiêu?” Ông ấy nói để kiểm tra lại rồi báo cho tôi. Vài ngày sau, tôi lại hỏi, thì ông nói lúa mì của tôi còn khoảng hơn 60kg. Từ đó trở đi tôi không lấy thêm, nửa năm sau, tôi tới lấy, ông ấy nói: “Anh không còn lúa mì nữa, lại còn nợ 25kg. Giờ anh mang thêm 25kg nữa đến đây là hết nợ.” Lúc đó trong tâm tôi nóng lên, nghĩ rằng: nửa năm trước ông nói tôi vẫn còn hơn 60kg, từ đó tới nay tôi chưa lấy thêm lần nào, làm sao giờ lại không còn gì? Hơn nữa lại còn nợ tận 25kg? Vì vậy tôi muốn lý luận với ông ấy. Nhưng tôi lại nghĩ, mình là đệ tử Đại Pháp, Sư phụ dạy chúng ta:
“Chư vị luôn từ bi, lấy Thiện đãi người, làm việc gì đều luôn luôn cân nhắc đến người khác, mỗi khi gặp vấn đề thì trước hết nghĩ rằng: ‘Việc này đối với người khác có thể chịu được không, đối với người khác có phương hại gì không’; như vậy sẽ không xuất hiện vấn đề gì. Do đó chư vị luyện công cần theo tiêu chuẩn cao, tiêu chuẩn cao hơn nữa mà yêu cầu bản thân.” (Chuyển Pháp Luân)
Những lời giảng của Sư phụ chẳng phải đang giảng cho chính tôi sao? Tôi nghĩ: Nếu như tranh luận với ông ấy việc này, tất nhiên sẽ phát sinh tranh chấp, thậm chí tranh cãi, ông ấy có thể tiếp nhận được không? Hơn nữa, đối với ông ấy nhất định sẽ có ảnh hưởng rất lớn. Người ta thường có câu tiếng lành đồn gần, tiếng dữ đồn xa. Nếu tôi tranh cãi với ông ấy, chắc chắn sẽ gây hại tới tiếng tăm của cửa hàng, mà như thế việc buôn bán của ông ấy sẽ bị ảnh hưởng. Nghĩ tới đó, tôi đã không tranh cãi với ông ấy, lập tức về nhà lấy 25kg lúa mì trả lại. Vấn đề như thế mà được giải quyết.
Còn có một sự việc giữa gia đình tôi và nhà hàng xóm.
Các bức tường của nhà tôi được xây bằng gạch. Nhà hàng xóm không có tường, gia đình ông nuôi cừu, để che chuồng cừu nhà mình, ông ấy bèn tận dụng tường nhà tôi che, dùng chăn dạ làm nóc chuồng, vắt chăn dạ sang nóc tường nhà tôi, rồi dùng gạch để chèn lên, cứ lấy một viên gạch ép chặt với một viên gạch, tổng cứ thế tới 40,50 viên. Người hàng xóm trước tiên gỡ bỏ gạch ở trần nhà tôi xuống, phủ chăn dạ lên, rồi lại gỡ gạch, ép lên chăn dạ, nhưng cơ bản sử dụng rất ít gạch. Người hàng xóm lật gạch như thế khiến gạch trần nhà tôi không cánh mà bay! Lúc đó tôi thấy vậy rất giận, trong lòng nghĩ: Nhà anh cần chuồng cừu thì tự mình làm, nhưng lại không muốn làm, muốn dùng chỗ tường nhà tôi, động tới gạch mái nhà tôi? Không phải đồ của mình không hỏi han gì mà tùy tiện động vào, có động vào rồi thì động nhưng cuối cùng cần phải trả lại đúng nguyên trạng, thì còn được, tôi cũng không phàn nàn, trách móc gì. Thế nhưng, không nên lừa đảo như vậy lấy gạch của nhà tôi đi thay bằng cái khác. Đó chẳng phải bắt nạt người khác sao? Lúc đó, tôi thật sự nghĩ muốn làm cho ra nhẽ với anh ta.
Nhưng đúng lúc đó, đột nhiên tôi nhớ tới lời giảng của Sư phụ:
“bình thường chúng ta [luôn] phải bảo trì tâm từ bi, tâm thái hoà ái. Khi đột nhiên gặp một vấn đề nào đấy, thì chư vị sẽ có thể xử lý nó được tốt. [Nếu] thông thường toàn tâm của chư vị luôn hoà ái từ bi như thế, [thì] khi đột nhiên xuất hiện vấn đề, chư vị sẽ có thêm một khoảng hoà hoãn, [để] cân nhắc thêm. [Còn nếu] trong tâm cứ luôn nghĩ đến tranh [đấu] với người khác, đấu [tranh] này khác, [thì] tôi nói rằng hễ gặp vấn đề là chư vị liền gây sự với người ta; đảm bảo là như vậy.” (Chuyển Pháp Luân)
Vậy là, nóng giận lập tức tiêu mất, tôi nghĩ: Đoạn Pháp đó Sư phụ giảng, bản thân mình đã làm được như thế chưa? Tâm từ bi đó, tâm thái tường hòa đi đâu rồi? Nghĩ muốn làm cho ra nhẽ với người ta, đó là tâm thái gì? Muốn làm như thế, vậy có còn là người tu luyện không? Như thế có khác gì người thường? Nghĩ vậy tôi cảm thấy mình làm rất tệ, thấy rất xấu hổ. Vậy là tôi không đi tranh luận với người hàng xóm, cũng không đề cập tới chuyện này nữa, không có núi, không có nước, sóng yên biển lặng trôi qua. Thực sự, tự nhiên tránh được cuộc tranh đấu
Mặc dù hai sự việc đó đã qua đi, nhưng trong tâm tôi vẫn không buông bỏ được, lúc nghĩ tới tâm tôi cảm thấy khó chịu, không vui. Đặc biệt buổi tối khi không ngủ được tôi thường hay nghĩ lại không thông, rất thấy có phần phải chịu đựng.
Mấy ngày gần đây, khi học bài “Giảng Pháp tại Pháp hội Úc châu 1999” của Sư phụ, khi Sư phụ giải đáp câu hỏi của học viên, trong đó có một đoạn như thế này:
“Đệ tử: Chấp trước vào “tự ngã” có phải là chấp trước khó từ bỏ nhất không?
Sư phụ: Tất nhiên. Mỗi người sống trên thế gian đều là vì tự kỷ, vì vậy sinh ra rất nhiều tư tâm. Có tư [tâm], liền dễ dàng bị cái tình lay động, trong tu luyện biểu hiện ở tất cả mọi nơi đều là những thứ khó xả bỏ khó tách rời, nó trở thành những chấp trước khó buông bỏ trong tu luyện.
Sư phụ còn giảng:
“Cần phải từ bi đối đãi với tất cả mọi người và gặp bất kể vấn đề gì đều phải tìm nguyên nhân ở bản thân. Cho dù người khác chửi mắng chúng ta hay đánh chúng ta, chúng ta đều phải hướng nội,” (Giảng pháp tại Pháp hội Úc châu 1999)
“’Có phải do mình chỗ này không đúng nên mới tạo thành như vậy?’ Như vậy chư vị có thể tìm ra nguyên nhân căn bản của mâu thuẫn, cũng là biện pháp tốt nhất để trừ bỏ chấp trước vào vị tư vị ngã.” (Giảng pháp tại Pháp hội Úc châu 1999)
Sư phụ cũng giảng:
“Tôi chính là muốn chư vị tu thành viên mãn chính Pháp, chính ngộ, tiên tha hậu ngã. Như vậy là buông bỏ tự tư, là có thể buông bỏ “tự ngã”. Bộ phận đã tu tốt của chư vị, đảm bảo là giống như tôi vừa nói, đều là giống như vậy. Cho nên nhìn từ phía chư vị, khi chư vị gặp vấn đề có thể tìm nguyên nhân ở bản thân, nghĩ đến người khác nhiều hơn, tu luyện bản thân, hướng nội tìm, ít nhìn vào sự hạn chế của người khác hơn, mọi việc đều có thể chiếu theo những gì tôi nói mà làm, kỳ thực chư vị [làm được như vậy là] đang tinh tấn.” (Giảng pháp tại Pháp hội Úc châu 1999)
Những lời nói đó của Sư phụ khiến tôi đột nhiên như bừng tỉnh, lập tức đả khai tâm trí tôi, làm tôi tỉnh ngộ, lời của Sư phụ, chẳng phải chính là đang nói tới tôi sao? Vì tư tâm, thấy lợi ích của bản thân phải chịu tổn thất, thật là khó xả khó bỏ, vì thế nên xuất hiện chấp trước với hai sự việc trên, rất khó phóng hạ. Khiến cho tạo thành trạng thái vướng mắc, khó chịu, không vui, đau khổ. Đối chiếu với lời của Sư phụ, tôi đã sai quá nhiều. Không chỉ là không làm được từ bi, lại càng không tìm nguyên nhân từ bản thân. Thực chỉ nhìn thấy đối phương không đúng, chứ không nhìn vào thiếu sót của bản thân, nhìn vấn đề hạn hẹp, một chiều.
Sư phụ giảng:
“Hãy mở rộng tâm của mình, cho đến khi trong tu luyện cá nhân chư vị có thể tha thứ cho tất cả mọi người, bao gồm cả tha thứ cho kẻ thù.” (Giảng pháp tại Pháp hội Úc châu 1999)
Đây quả là một tấm lòng rộng lớn. Thực là to lớn hơn biển cả. Ngược lại mình quá nhỏ bé, so với yêu cầu của Sư phụ thật là cách xa 18.000 dặm. Bản thân đối với tổn thất đó đúng là quá cân đo?
“Tư” và ‘ngã” chính là trở ngại trên con đường tu luyện của tôi, là chấp trước căn bản của tôi, cần phải triệt để tu hạ chúng. Tôi cần ghi nhớ kỹ lời chỉ dạy của Sư phụ:
“Khi chư vị gặp vấn đề có thể tìm nguyên nhân ở bản thân, nghĩ đến người khác nhiều hơn, tu luyện bản thân, hướng nội tìm, ít nhìn vào sự hạn chế của người khác hơn, mọi việc đều có thể chiếu theo những gì tôi nói mà làm, kỳ thực chư vị [làm được như vậy là] đang tinh tấn. ” (Giảng pháp tại Pháp hội Úc châu 1999)
Gặp vấn để hướng nội tìm, thời thời khắc khắc dùng Đại Pháp yêu cầu bản thân, đo lường bản thân, đồng hóa bản thân, nhất định kiên tu Đại Pháp không dao động tới cùng!
Bản tiếng Hán: https://big5.minghui.org/mh/articles/2018/7/30/371595.html
Đăng ngày 11-09-2018; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.