Bài viết của phóng viên Minh Huệ tại tỉnh Vân Nam, Trung Quốc

[MINH HUỆ 15-7-2018] Ngày 11 tháng 7 năm 2018, ba học viên Pháp Luân Công là bà Đặng Như Tru, Lưu Phượng Mỹ, Triệu Phượng Viện bị Tòa án thành phố Mông Tự xét xử phi pháp vì đã đọc sách “Chuyển Pháp Luân” tại nhà.

Phiên tòa kéo dài từ 9 giờ sáng tới 12 giờ trưa. Hơn 200 ghế ngồi trong tòa án không còn một chỗ trống, và vẫn còn nhiều người phải đứng để dự thính phiên tòa.

Các thẩm phán là Trâu Vỹ Văn, Trâu Văn, và Long Diệp người huyện Kiến Thủy. Vụ án này do Viện kiểm sát châu Hồng Hà của tỉnh Vân Nam chỉ định, Đội An ninh Nội địa thuộc Cục Công an thành phố Mông Tự tiến hành điều tra, sau đó Viện kiểm sát thành phố Mông Tự chuyển giao cho Viện kiểm sát huyện Kiến Thủy và Tòa án huyện Kiến Thủy đưa ra khởi tố.

Ngày 31 tháng 8 năm 2017, khi bà Lưu Phượng Mỹ, bà Triệu Phượng Viện, và bà Lưu Đạm Hoa đang đọc sách “Chuyển Pháp Luân” tại nhà bà Đặng Như Tru, thì cảnh sát của Đội An ninh Nội địa thuộc Cục Công an thành phố Mông Tự và Đồn Cảnh sát Tây Thành xông vào bất ngờ, bắt giữ họ và tịch thu sách của họ.

Công tố viên tố cáo bà Đặng Như Tru, bà Lưu Phượng Mỹ, và bà Triệu Phượng Viện đã từng bị kết án lần bắt giữ trước đó, và lần này lại tham gia các hoạt động của Pháp Luân Công khi cảnh sát bắt giữ họ trong tháng 7, vì vậy cần đưa họ ra truy tố.

Ở phần biện hộ của mình, ba học viên nhấn mạnh rằng việc họ kiên định đức tin của mình không hề trái pháp luật và rằng họ không phạm bất cứ tội danh nào. Họ giải thích lý do tại sao họ tu luyện Pháp Luân Công, rằng họ đã được thụ ích to lớn ra sao nhờ học luyện Đại Pháp và rằng Pháp Luân Công dạy người ta hành xử theo tiêu chuẩn Chân-Thiện-Nhẫn.

Hai luật sư bào chữa đề nghị bác bỏ cáo buộc của viện kiểm sát bởi vụ bắt giữ này không đảm bảo về mặt pháp lý.

Công tố viên vu khống bị cáo

Công tố viên vu khống những người tu luyện Pháp Luân Công mê hoặc, tinh thần bị khống chế lâu dài khiến họ phản Đảng [Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ)] và phản chính phủ; rằng sau khi họ mất hết cả tiền bạc lẫn sự kính trọng của mọi người, họ cũng không phụng dưỡng cha mẹ hay quý trọng người thân, và bởi vậy, cần phải trừng phạt họ.

Một luật sư biện hộ lại cho rằng: “Học viên Pháp Luân Công, trong đó có ba người phụ nữ trong vụ án này, vì kiên trì học Pháp luyện công chiểu theo Chân-Thiện-Nhẫn làm người tốt mà bị đảng và chính phủ đàn áp.

“Pháp Luân Công không thu gom tiền của, cũng không buộc người khác phải tin theo. Ba bị cáo này [bị bức hại đến] thân tàn nhưng ý chí vẫn kiên định. Họ làm việc chăm chỉ, thiện lương, sống bằng sức lao động của mình, nên nói rằng họ cả người cả của đều không còn là hoàn toàn không chính xác.

“Bà Triệu Phượng Viện từng khổ sở bệnh tật đầy thân, nhờ tu luyện Pháp Luân Công mà có được sức khỏe, làm việc quét dọn để lo nuôi gia đình.

“Bà Đặng Như Tru từng gặp vấn đề về thị lực và chân tay, hôm nay còn phải ngồi xe lăn để tới tòa án. Nhưng họ đều không oán không hận, trước sau vẫn thiện lương đối đãi và tôn trọng tòa án.”

Luật sư biện hộ cho công lý

Công tố viên quả quyết: “Nhà nước đã liệt Pháp Luân Công là tà giáo, do đó, tín ngưỡng và tiến hành các hoạt động của Pháp Luân Công đều là phạm tội.”

Một luật sư bào chữa phản đối: “Về nguyên tắc văn minh hiện đại mà xét, chính trị và tôn giáo là tách biệt, và chính phủ thế tục và quyền lực tư pháp không nên can thiệp vào tư tưởng và tín ngưỡng của mọi người.

“Quyền lực tư pháp nào [lại] trừng phạt những hành vi tốt? Tư tưởng chưa bao giờ cấu thành phạm tội. Trong vụ án này, bà Đặng Như Tru và hai học viên còn lại đọc sách Pháp Luân Công tại nhà riêng của họ, hành động này không gây nguy hiểm gì cho xã hội.

“Một phiên tòa tuân thủ theo pháp luật cần nhắm vào các hành vi và những nguy hại cụ thể để quyết định hình phạt, chứ không phải là dựa trên tín ngưỡng và tư tưởng của người ta mà định tội. Ba học viên Pháp Luân Công này đang đọc sách tại nhà hoàn toàn không gây ra bất kỳ một nguy hại nào, vậy nên không hề cấu thành phạm tội.”

Cảnh sát vi phạm pháp luật

Luật sư bào chữa cũng chỉ ra rằng trong vụ án này, toàn bộ quá trình điều tra lập án, cùng trình tự khám xét và giam giữ đều vi phạm pháp luật. Pháp luật quy định nơi ở của công dân là không được xâm phạm.

Vào ngày xảy ra sự việc, cảnh sát của Đội An ninh Nội địa không mặc cảnh phục và không xuất trình bất kỳ một văn bản hay lệnh khám nhà nào. Họ đột nhập vào nhà bà Đặng Như Tru một cách vô cớ. Trình tự phá án của họ vi phạm luật tố tụng hình sự, thuộc về lạm dụng chức quyền.

Luật sư bào chữa kêu gọi hãy mau chấm dứt việc kỳ thị tư pháp và phân biệt đối xử với các học viên Pháp Luân Công.

Trong phần biện hộ của mình, luật sư cũng chỉ ra rằng: “Tôn trọng và bảo vệ nhân quyền cũng có nghĩa là chúng ta đang kiến thiết việc cai trị quốc gia bằng pháp luật. Trong vụ án này, cảnh sát của Đội An ninh Nội địa thành phố Mông Tự đã không nói rõ thân phận của mình, không có lý do chấp pháp, và không tuân theo thủ tục điều tra theo quy định của pháp luật khi tự ý đột nhập vào nhà của người tu luyện Pháp Luân Công.

“Tiếp theo, họ bắt giữ và xét xử ba học viên Pháp Luân Công này bởi họ tìm thấy sách Pháp Luân Công trên bàn. Hành vi này đã vi phạm sự công chính của trình tự pháp luật và tư pháp.”

Trong quá trình điều tra trước xử án, các luật sư bào chữa bị từ chối tiếp cận các bằng chứng cũng như các ghi chép thẩm vấn.

Luật sư của các bị đơn chỉ xuất ra rằng mọi bằng chứng đó là vi phạm pháp luật, đều không có được tính chân thực, tính hợp pháp và tính liên quan.

Đối mặt với chất vấn, công tố viên lập luận rằng sau khi các luật sư bào chữa xem bản sao của hồ sơ, cảnh sát đã thu thập bổ sung thêm chứng cứ còn thiếu chữ ký và không đóng dấu. Sau đó ông ta đề nghị tòa án công nhận bằng chứng đó là hợp lệ.

Trước sự tranh luận giữa công tố viên và các luật sư bào chữa về vấn đề hiệu lực của chứng cứ, các thẩm phán không đưa ra phán quyết vào ngày hôm đó. Họ nói rằng tạm hoãn phiên tòa, tiến hành bàn bạc đưa ra phán quyết sau phiên tòa, và chọn một ngày nào đó để tuyên bố kết quả phán quyết.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2018/7/15/371064.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2018/7/31/171330.html

Dịch ngày 06-08-2018; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share