Viết bởi đệ tử Đài loan, Zhu Feng
[Minh Huệ] Một tháng sau khi tôi bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công vào năm 2001, tôi tham gia vào đoàn truyền hình. Sau đó 5 tháng, tôi bắt đầu học thuộc Pháp, và sau đó 7 tháng, tôi bắt đầu tổ chức câu lạc bộ Pháp Luân Công tại trường. Trong thời gian đầu giảng rõ sự thật trong đoàn truyền hình, tôi đi Nữu ước không chút ngần ngại. Tính đến nay đã 3 năm rồi. Trong suốt thời gian đó, tôi nghĩ là tôi làm rất tốt, mặc dầu tôi tu luyện hơi trễ. Tôi cố gắng bắt kịp với trào lưu của thời Chánh Pháp. Nhưng dưới những công sức này, tôi khám phá rằng tôi đã giấu kín những chấp trước của mình.
Khi tôi còn nhỏ, tôi rất giỏi về nghệ thuật. Mỗi lần tôi tham gia vào các cuộc thi tài, tôi chiếm giải nhất. Vì thế, tôi dần dần coi thường các cuộc tranh tài. Không cần biết là thi gì, tôi đều chiếm giải nhất. Khi tôi học trung học, tôi thường chiếm một trong 3 giải đầu trong bất cứ cuộc tranh tài nào. Hình như nó trở nên một thông lệ là hễ có cuộc tranh tài nào, tôi sẽ đạt giải thưởng đầu. Khi tôi tốt nghiệp trung học, tôi đã thắng 6, 7 giải danh dự và phá kỷ lục toàn trường. Trường học đề cử tôi là một học sinh xuất sắc nhất toàn trường. Tại Đại học, tôi cũng đạt được một vị trí tốt tại một đại học nổi tiếng nhất. Với những thành quả như thế, tôi không thể chịu thua được ai cả. Không ai có thể hơn tôi được. Tôi từ từ biến tôi thành một người mà không bao giờ chịu nhường nhịn ai cả và luôn luôn tìm cách hạ người khác xuống. Tôi càng trở nên vô trách nhiệm hơn.
Trong thời gian này, tôi khám phá rằng tôi có nhiều ý niệm không trong sạch trong khi làm việc để chứng thực Pháp. Rất thông thường, tôi chấp nhận nhiều việc để làm. Trong lúc đó, tôi có thể hoàn thành chúng một cách rất tốt đẹp và có nhiều kết quả tốt. Nhưng khi tôi nghĩ nhiều đến điều đó, tôi mới hiểu được rằng đối với một đệ tử tu luyện sau năm 1999, làm việc để chứng thực Pháp chính là tu luyện. Và, tôi có thực ra tu luyện trong thời gian này không? Chắc chắn là tính nóng nảy của tôi có giảm đi một chút. Tôi có kiên nhẫn hơn. Nhưng tôi khám phá rằng khi tôi chấp nhận một việc làm nào đó, cũng chỉ để chứng tỏ rằng tôi làm việc tốt hơn người khác. Vì tôi nghĩ rằng tôi làm việc tốt hơn người khác, tự nhiên là tôi nên làm việc đó. Đôi khi tôi coi thường các đệ tử khác lắm. Sau khi tự nhìn vào trong thật kỹ để xét mình, tôi khám phá rằng, tâm của tôi, thật ra không phải là đang giảng rõ sự thật, mà cũng chẳng phải vì để cứu độ chúng sinh.
Khi các đệ tử khác ca ngợi tôi sau khi tôi phát hành bộ phim để giảng rõ sự thật, tôi càng trở nên tự lừa dối mình hơn. Cho đến bây giờ, mặc dầu tôi đã làm được nhiều tài liệu bằng phim để giảng rõ sự thật tại Trung quốc, vì tôi có rất nhiều tạp niệm, tâm ý không trong sạch, chúng cũng không mấy hữu hiệu. Khi tôi đọc những bài giảng của Sư phụ để nhắc nhở chúng ta rằng chúng ta không nên cố gắng chứng tỏ chính chúng ta, nhưng phải nên chứng thực Pháp, tôi nghĩ điều đó không có ý nhắc nhở tôi, vì thế tôi không cần nghĩ ngợi nhiều.
Bởi vì chấp trước của tôi quá nặng nề như thế, bất cứ khi nào ai đối chất tôi, tôi ít khi nhìn vào trong tự xét mình. Tôi chỉ đùa giỡn cho vui và nghĩ rằng tôi đã nhiều lần nhìn vào trong rồi, trong khi đó, tôi chưa bao giờ xác định được gốc rễ của vấn đề là gì. Hơn nữa, là một người thường, tôi có tật hay nói trống không. Nó đưa tôi đến việc nói rất nhiều trong các buổi học Pháp, và chỉ nói về kinh nghiệm của chính tôi. Điều này còn làm cho chấp trước của tôi càng cao hơn. Trong một thời gian, tôi không còn nói được khi tôi tham gia vào các lớp học Pháp. Đôi khi tôi bắt đầu nói, tôi thấy rằng đầu óc tôi trống rỗng. Tôi không còn nhớ tôi muốn nói đến điều gì. Bây giờ nghĩ lại, tôi biết rằng chính Sư phụ đã cố nhắc nhở cho tôi “Lắng nghe ý, kinh nghiệm của người khác và suy nghĩ cẩn thận”
Nếu bạn hỏi tôi điều gì tôi sợ nhất trong tu luyện, tôi sẽ nói rằng đó là khi chính mình “tự lừa dối mình”. Tìm lý do để che đậy và không làm đúng 3 yêu cầu của Sư phụ đã trở thành thói quen. Nhưng trong lúc đó, tôi cũng tự nghĩ rằng, khi tôi làm lỗi nhiều lần, tôi thấy đó là chuyện nhỏ thôi. Sau đó, tôi nhắc tôi đừng làm như thế nữa. Điều này đã trở nên thông lệ, cho đến khi mới đây tôi đọc bài giảng của Sư phụ “Hãy dứt bỏ chấp trước và cứu độ thế nhân” Mỗi lần tôi đọc, tôi khóc không cầm lòng được. Đầu tiên, tôi cảm thấy lòng từ bi của Sư phụ, và tôi thường chảy nước mắt khi tôi đọc các bài giảng của Sư phụ. Nhưng khi tôi dùng Pháp để đối chiếu những việc tôi làm, tôi biết được tại sao tôi khóc. Những chấp trước gốc rễ của tôi đã ngăn chận con đường tu luyện trở về của tôi. Có lẽ, đó là bởi vì một phần của tôi đã tu luyện xong hiểu được rằng tôi chưa tu luyện tốt lắm. Tôi luôn luôn thích êm ấm, sung sướng, mặc dầu biết được là thời Chánh Pháp sẽ không còn bao lâu nữa.
Trước đây, một đệ tử có nói với tôi, “Nếu bạn tu luyện chưa tốt, cũng đừng khắt khe mới mình lắm”. Giống như là những điều mà tôi thường tin tưởng, là chỉ tập trung vào bất cứ việc gì mà tôi giác ngộ được. Nhưng sau khi tra xét kỹ lưỡng, điều này chỉ là tìm lý do để biện hộ cho mình mà thôi. Sư phụ đã dạy chúng ta phải có tiêu chuẩn cao hơn người thường, và khi chúng làm bất cứ việc gì đúng theo Pháp, sẽ không có gì bỏ sót. Nhưng thường thường chúng ta thường tìm lý do chó chính mình. Không cần biết là chúng ta đã giác ngộ được những gì, nó chỉ là một phần rất nhỏ bé của Phật Pháp vô biên. Vì thế, tại sao chúng ta không đòi hỏi chúng ta nhiều hơn?
Tôi chỉ muốn chia sẻ kinh nghiệm của chính tôi với các bạn, để chúng ta tu luyện được tinh tấn hơn.
16-9-2004
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2004/9/16/84204.html;
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2004/10/7/53239.html.
Dịch ngày 13-10-2004, đăng ngày 16-10-2004; bản dịch có thể được chỉnh sửa trong tương lai để sát hơn với nguyên tác.