Bài viết của Lý Chấn Bách
[MINH HUỆ 09-06-2018] Tôi là một học viên Pháp Luân Công và làm việc toàn thời gian cho một công ty bất động sản. Tôi muốn ghi lại những trải nghiệm của bố mẹ tôi với tư cách là những học viên Pháp Luân Công và cách họ đã bị bức hại ở Trung Quốc vì đức tin của mình.
Những gì xảy ra với mẹ tôi đã trực tiếp ảnh hưởng lớn đến tôi và chúng tôi đã trải qua rất nhiều khó khăn. Tôi là nhân chứng chính trong tất cả những gì bà trải qua với tư cách là một học viên, chứng kiến bà bị bức hại và bị “chuyển hóa”, chứng kiến tình trạng của bà hiện giờ tại Anh quốc.
Theo như lệnh ban bố bởi cựu Tổng Bí thư Đảng cộng sản, bố mẹ tôi, bà Trương Dao Lý và ông Lý Trường Canh, đã bị ép buộc từ bỏ tu luyện Pháp Luân Công. Họ đã bị tra tấn, giám sát, bị tẩy não và cuối cùng đã bị chính quyền Trung Quốc “chuyển hóa”. Đây là một tội ác khủng khiếp và vi phạm nhân quyền nghiêm trọng.
Tôi chia sẻ câu chuyện của chúng tôi không chỉ để làm rõ điều đã xảy ra với bố mẹ tôi và hệ quả tác động đến tôi trong 20 năm qua, mà còn kêu gọi sự chú ý tới cuộc bức hại đang tiếp diễn và nhiều học viên Pháp Luân Công khác vẫn đang bị bức hại tại Trung Quốc.
Hưởng lợi từ Pháp Luân Công và các pháp lý của Pháp Luân Công
Tháng 8 năm 1998, gia đình tôi lúc đó sống ở quận Thiên Tân ở Trường Sa. Bố tôi – Lý Trường Canh và tôi đã tới sân vận động Hà Long để tìm một điểm luyện công Pháp Luân Công cho mình. Chúng tôi đã kể cho mẹ và bà tôi Khương Quế Chi về phát hiện mới của chúng tôi và họ cũng bắt đầu theo tập.
Tôi thường đọc Chuyển Pháp Luân (cuốn sách chính của Pháp Luân Công) cùng với mẹ và các học viên khác tại căn hộ của chúng tôi sau giờ học, thường vào các buổi tối và ngày nghỉ cuối tuần. Tất cả chúng tôi cùng luyện công vào buổi tối ở điểm luyện công – Sư Tử Lĩnh. Chúng tôi cũng hướng dẫn các bài công pháp và giới thiệu Pháp Luân Công cho những người quan tâm.
Mẹ tôi và tôi đã tham gia các hoạt động quảng bá Pháp Luân Công tại nhiều điểm khác nhau như công viên Lợi Thế, công viên Nam Giao và đại lộ Đại Đạo trong thời gian từ tháng 8 năm 1998 đến tháng 7 năm 1999. Mẹ tôi tổ chức một nhóm học Pháp tại công ty của bà trong thời gian đó.
Tôi nhớ mẹ tôi thường không mấy khi khỏe mạnh, nhưng lại tràn đầy năng lượng sau khi bà bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công. Tôi cũng thấy bà hạnh phúc hơn trong gia đình và ở cơ quan sau khi học nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn. Tôi thường đi cùng mẹ khi bà giới thiệu Pháp Luân Công cho những người khác trong gia đình, đồng nghiệp và hàng xóm.
Các học viên mà chúng tôi gặp trong thời gian đó thuộc mọi lứa tuổi, cấp bậc xã hội, trình độ học vấn và tình trạng sức khỏe khác nhau nhưng tất cả chúng tôi đều trải nghiệm và cảm kích trước những tác động diệu kỳ mà Pháp Luân Công mang lại cho chúng tôi. Rõ ràng là đối với chúng tôi, Pháp Luân Công là một pháp môn tu luyện tuyệt vời.
Bị bức hại vì Pháp Luân Công
Đến năm 1999, đã có hơn 100 triệu học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc. Năm đó, cựu Tổng Bí thư Đảng cộng sản Trung Quốc là Giang Trạch Dân đã ra lệnh cấm pháp môn, mặc dù không có bằng chứng nào cho thấy Pháp Luân Công và các hoạt động của pháp môn gây hại đối với xã hội hay vi phạm bất kỳ điều luật nào.
Họ Giang đã phát động một chiến dịch có hệ thống nhằm tiêu diệt Pháp Luân Công, bao gồm phát sóng tin tức giả mạo và phỉ báng Pháp Luân Công trên các phương tiện truyền thông quốc gia, cấm xuất bản các sách Pháp Luân Công, xóa bỏ các điểm luyện công và bắt giữ, “chuyển hóa” các học viên (ép buộc họ từ bỏ đức tin của mình)
Tôi đã chứng kiến và đã trải qua, cả trực tiếp lẫn gián tiếp, vô số các hành động phi pháp của chính quyền địa phương trong cuộc bức hại đối với mẹ tôi, tôi và các thành viên khác trong gia đình tôi.
Tháng 12 năm 1999, để giảng chân tướng Pháp Luân Công và cuộc bức hại cho chính quyền, và để kêu gọi một môi trường hòa bình và hợp pháp cho tu luyện, mẹ tôi và tôi đã quyết định mạo hiểm tính mạng của mình và cuộc sống êm ấm để tới thỉnh nguyện tại Quảng trường Thiên An Môn ở Bắc Kinh.
Ở đó, chúng tôi đã luyện bài công pháp số 2 – Pháp Luân Trang Pháp – trong một thời gian ngắn thì các cảnh sát mặc thường phục tới ngăn chúng tôi và đưa chúng tôi tới Trại tạm giam Triều Dương. Chúng tôi bị giam giữ tại đó trong vài giờ trước khi bị chuyển tới trại tạm giam Trường Sa ở Bắc Kinh và bị giam giữ ở Trường Sa trong 3 ngày. Sau đó trưởng phòng nơi cơ quan mẹ tôi làm là Chu Hữu Phúc và cảnh sát địa phương Vương Đông Trạch đến đưa chúng tôi về.
Khoảng ngày 13 tháng 5 năm 2000, mẹ tôi lại bị bắt giữ phi pháp lần nữa. Tại trại tạm giam, mẹ bị thẩm vấn liên tục trong 23 tiếng đồng hồ và cuối cùng đã khai ra tên của các học viên Pháp Luân Công khác và các hoạt động của họ.
Tháng 7 năm 2000, mẹ lại bị bắt và bị giam giữ tại trại tạm giam Trường Sa. Tôi đến thăm mẹ trong suốt quãng thời gian đó. Nơi mẹ bị giam giữ có một cổng sắt bị khóa.
Tháng 12 năm 2000, mẹ tôi, bà tôi và tôi đã tới Bắc Kinh lần nữa để thỉnh nguyện cho Pháp Luân Công. Cảnh sát mặc thường phục đã ngăn chúng tôi và đưa chúng tôi lên xe cảnh sát.
Đêm giao thừa năm 2001, cảnh sát đã lục soát căn hộ của chúng tôi ở Bảo Tháp Sơn và bắt mẹ tôi.
Liên đội trưởng trường tôi, Trường Trung học sơ ở số 31 Trường Sa, nói với tôi rằng bố mẹ tôi đều nằm trong danh sách đen của cảnh sát vì tu luyện Pháp Luân Công. Áp lực đã khiến bố mẹ tôi quyết định chuyển tới Thâm Quyến vào năm 2001 và tôi phải chuyển đến Trường trung học cơ sở Bố Tâm ở Thâm Quyến.
Ở đó, tôi đã từng bị hai cảnh sát mặc thường phục theo dõi sau khi tan học. Họ cố gắng tìm kiếm nơi ở của mẹ tôi thông qua liên đội trưởng và lớp trưởng của tôi.
Năm 2004, chúng tôi chuyển tới Băng Cốc, Thái Lan để tìm hiểu khả năng xin tị nạn ở đó thông qua Liên Hợp quốc. Tôi đang nghỉ hè trong thời gian theo học Trường trung học Thủy Viên ở Thâm Quyến. Sau đó, do sự can nhiễu liên tục của chính quyền địa phương, bố mẹ tôi quyết định rời Thâm Quyến tới Tây An sinh sống. Tôi bị bỏ lại một mình ở Thâm Quyến.
Tháng 7 năm 2009, chính quyền lục soát căn hộ của mẹ tôi, giam giữ bà và đưa bà tới một trại lao động cưỡng bức ở Thượng Hải trong 1 năm rưỡi.
Một thập kỷ sống trong bức hại, mẹ tôi đã kiên định tu luyện và đứng lên chính trực bảo vệ Pháp Luân Công. Bà làm các việc để nâng cao nhận thức về cuộc bức hại và đi đến chấm dứt cuộc bức hại này.
Trong thời gian đó, tôi chưa đủ 18 tuổi và chịu đựng rất nhiều từ việc phải di chuyển chỗ ở đến việc bị theo dõi và sách nhiễu. Kết quả là tôi không thể kiếm sống và những người họ hàng phải nuôi tôi. Sau khi gia đình tôi chuyển từ Trường Sa về Thâm Quyến, tôi phải ở lại cùng các bạn cùng lớp trong khu nội trú của họ để chính quyền không thể tìm thấy nơi ở của bố mẹ tôi.
Đặc biệt là trong thời gian từ năm 2009 đến năm 2011 khi mẹ tôi ở Trại lao động cưỡng bức Thượng Hải còn tôi đang học tại Đại học Thâm Quyến, tôi đã vô cùng lo lắng cho sức khỏe và sự an toàn của mẹ. Tồi tệ nhất là suy nghĩ về những biện pháp tra tấn dã man họ có thể sử dụng nhằm ép buộc bà từ bỏ Pháp Luân Công.
Sách nhiều liên tục ngay cả sau khi bị “chuyển hóa”
Mẹ tôi dừng tu luyện Pháp Luân Công tại trại lao động cưỡng bức và sau khi bà được thả năm 2011.
Theo các báo cáo trên trang Minh Huệ, một trong những biện pháp được sử dụng phổ biến nhất để “chuyển hóa” các học viên Pháp Luân Công là hướng họ tới những trường phái tu luyện khác như trường phái Phật giáo hiện đại. Biện pháp này dường như làm giảm khả năng họ quay trở lại tu luyện Pháp Luân Công trong tương lai.
Biện pháp này đã được áp dụng với bố tôi – ông Lý Trường Cang – trong thời gian từ tháng 6 đến tháng 9 năm 2010 tại Trung tâm giáo dưỡng Tây Lệ ở Thâm Quyến mà thực chất là một trung tâm tẩy não. Theo một cuộc điện thoại mà tôi nói chuyện với Phó giám đốc trại là Trần Thu Hổ – người chịu trách nhiệm “chuyển hóa” bố tôi cho biết “chỉ bằng cách hướng những học viên Pháp Luân Công đã thỏa hiệp sang một trường phái khác, họ sẽ không dễ dàng quay trở lại với Pháp Luân Công sau khi được thả”.
Bố tôi đã bị “chuyển hóa” theo cách này và do đó đã gây ảnh hưởng lớn và trực tiếp tới mẹ tôi sau khi bà được trả tự do từ Trại lao động cưỡng bức Thượng Hải và đã xa rời Pháp Luân Công.
Trong thời gian từ năm 2012 đến năm 2014, tôi học tại Học viện nghệ thuật Glasgow. Khi tôi muốn mời bố mẹ tôi đến tham dự lễ tốt nghiệp, tôi nhận ra rằng cả bố lẫn mẹ tôi đều không thể lấy được hộ chiếu và visa vì họ đều đang bị giám sát, thậm chí cả sau khi họ đã tuyên bố không còn tu luyện Pháp Luân Công. Điều này khiến tôi kinh ngạc và nó vi phạm nhân quyền cơ bản của công dân Trung Quốc.
Để giúp đỡ bố mẹ, tôi đã viết thư cho nghị sỹ Keir Starmer kể về cuộc bức hại ở Trung Quốc và những trường hợp như của bố mẹ tôi. Tôi nhận được thư trả lời chính thức từ văn phòng của ông ấy tại Hạ viện Anh.
Chúng tôi cũng nhận ra rằng mẹ tôi vẫn bị giám sát ở chỗ ở hiện tại của bà. Những bức thư mà tôi đã gửi cho bà thông qua hãng Royal Mail (Thư tín Hoàng gia) trong thời gian 2016-2017 đã bị bưu điện địa phương giữ lại. Bà được thông báo là những bức thư chứa những thông tin không được kiểm duyệt và người ta báo cho bà đến nhận chúng từ chính quyền địa phương.
Mẹ tôi cũng bị từ chối cấp visa tới Hongkong và Macao vào tháng 9 năm 2017 trước khi tới nước Anh. Một nhân viên làm thủ tục nhập cư đã hướng dẫn bà tới gặp một nhân viên an ninh quốc gia ở quận Thiên Tân ở Trường Sa và người này đã nói rằng bà bị hạn chế bởi vì những việc bà làm trong chuyến đi tới Anh quốc năm 2016 là “không phù hợp”. Khi bà hỏi “không phù hợp” như thế nào thì đã không có câu trả lời rõ ràng.
Nhân viên an ninh quốc gia bảo bà báo cáo riêng lần nữa cho văn phòng Trường Sa. Ngay khi tôi biết được việc này, tôi đã thu xếp cho bà rời khỏi Thâm Quyến đến Anh Quốc ngay lập tức. Bà không quay trở lại Trường Sa và cũng không có bất kỳ liên lạc nào thêm với nhân viên an ninh quốc gia.
Kêu gọi hành động
Gia đình tôi là một trong hàng triệu gia đình phải chịu đựng cuộc bức hại này. Chỉ khi có biện pháp gây áp lực hoặc thực hiện những hành động trực tiếp hơn để chấm dứt cuộc bức hại ở Trung Quốc, chúng ta mới có thể giải quyết vấn đề một cách cơ bản, mang đến cho các học viên Pháp Luân Công và gia đình họ một môi trường sống an toàn ở Trung Quốc và bảo vệ những quyền con người cơ bản của họ.
Bản tiếngAnh: https://en.minghui.org/html/articles/2018/6/9/170705.html
Đăng ngày 4-7-2018; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.