Bài của một đồng tu tại Trung quốc

[Minh Huệ] Tháng Tám 1993, một thân nhân của tôi tại Bắc kinh mang đến cho tôi một quyển sách tựa đề là “Trung quốc Pháp luân Công”. Thú thật tôi không có quan tâm về Khí công, và tôi cũng chẳng hiễu gì về nó. Tôi nghĩ rằng nó là một thứ thể dục cho người già khi họ không có gì khác để làm. Hơn nữa, tôi không tập thể dục gì cả. Nhưng tôi quả rất thích đọc sách, như vậy tôi bắt đầu đọc quyển sách. Tức thời tôi rất xúc động. Ồ! Quyển sách quá ư là ngay chánh. Nó đúng là điều mà tôi đã cố đi tìm suốt cuộc đời tôi. Tôi tự nói, “Tôi muốn tu luyện!” Ngay sau đó, tôi cãm giác nơi bụng dưới của tôi một đường kinh mạch nhảy rất mau. Đồng thời tôi nghe tiếng gió thổi. Trán tôi trở nên căng thẳng, thịt chụm lại và xuyên vào trong. Lúc bấy giờ tôi có cái quan niệm rằng tôi sẽ không trở nên một đồng tu Pháp Luân Công thật sự nếu tôi không đi tham dự khóa học Pháp do chính đích thân Sư phụ dạy. Vì vậy tôi nông nóng chờ đợi được gặp Sư phụ và tôi đếm từng ngày cho đến khi Sư phụ đến nơi thành phố của chúng tôi để dạy Pháp.

Nhắc lại vào năm 1994, mỗi khi tôi nhìn thấy tấm bảng quảng cáo khóa dạy học Khí công, tôi liền đi ghi tên. Hội Nghiên cúu về Con người không có nhân viên ngoài một ít người phụ trách việc thu tiền. Khi tôi đến đấy, tôi thấy họ rất bận rộn. Vì tôi có một ít thời giờ, vì vậy một vài đồng tu khác và tôi ở lại giúp họ một tay.

Tôi nghe nói Sư phụ sẽ tham gia một buỗi trực tiếp truyền thanh trên đài truyền thanh địa phương. Tôi hỏi Hội Nghiên Cứu Khí công địa phương để đi theo họ. Nhưng họ dự định đến chở Sư phụ đi bằng xe máy dầu. Họ cả không đi mượn một chiếc xe hơi để chở Sư phụ đi. Vì vậy, một đồng tu khác đã đi mượn một chiếc xe hơi và lái Sư phụ đi đến đài truyền thanh.

Lúc bấy giờ là mùa đông. Tôi không thích cái lạnh vì tôi không bao giờ có được một sức khỏe tốt. Tay tôi lạnh cóng cả khi tôi mang một đôi bao tay dày và áo ấm. Khi xe hơi đến, nhiều người bước ra. Tôi không biết ai là Sư phụ. Tôi hỏi, “Sư phụ Lý có đến không?” “Có, tôi đây.” Sư phụ trã lời và bước ngay đến tôi và bắt tay tôi. Bàn tay Sư phụ cãm giác rất to và ấm. Tôi cảm thấy như một đứa trẻ nhỏ đứng trước mặt Sư phụ.

Sau khi chúng tôi đi vào phòng, tôi nhìn Sư phụ thật kỷ. Sư phụ rất cao lớn. Ông có làn da rất trong sáng. Ông nhìn xem rất hiền từ nhưng nghiêm trang. Ông xem như một thanh niên chừng hai mươi bảy hai mươi tám tuổi. Sư phụ cùng với người xướng ngôn viên chương trình nói chuyện với nhau. Tôi ngồi sau lưng họ và lắng nghe. Nhưng tôi cãm giác quá lạnh đến độ tôi run lên cầm cập. Tôi sờ vào máy sưởi. Nó rất nóng, và lúc bấy giờ tôi hiễu ra một điều gì đó.

Trước khi Sư phụ đi vào phòng thu âm, tôi hỏi ông, “Tại sao tôi cảm thấy lạnh như vậy ? Phải chăng ông đang tịnh hóa cơ thể cho tôi?” Sư phụ nói, “Phải, bệnh hoạn là âm. Các đầu giây thần kinh của người ta là rất nhạy cãm. Vì vậy anh cảm thấy lạnh khi cái bệnh bị đẩy ra ngoài.” Khi Sư phụ trị bệnh tim cho một người qua điện thoại, tôi cảm thấy như có ai chụp nắm một cái gì ra khỏi trái tim tôi và một vật lạnh rời đi. Từ đó về sau, bệnh tim của tôi được lành.

Sau này, trong một bài giảng của Sư phụ về trị bệnh, Sư phụ nói, “Nhưng, là một người tu chân chính, chư vị không tu luyện được với một tấm thân bệnh hoạn. Tôi sẽ tịnh hóa thân thể của chư vị.” (Chuyển Pháp luân, bài giảng thứ nhất) Sư phụ cũng nói với chúng tôi rằng chúng tôi sẽ được cái gì chúng tôi xứng đáng được nếu chúng tôi không truy cầu nó. Tôi tin chắc chắn nơi những gì Sư phụ nói bỡi vì đó chính thật là kinh nghiệm của tôi.

Sáng hôm sau vào lúc 9 giờ, Sư phụ thuyết giảng trong một phòng họp lớn. Tất cả số tiền thâu trong ngày hôm đó đều cho Hội Khí Công.

Tối hôm đó, Sư phụ bắt đầu một khóa giảng chín ngày trong một phòng hội khác. Có rất nhiều can nhiễu. Sư phụ giảng Pháp trên tầng lầu một. Trên tầng lầu hai, người ta nhảy múa, la hét và chơi cờ. Mọi thứ âm thanh trộn lẫn. Sự can nhiễu quả là to lớn.

Trong lúc tạm nghĩ xã hơi, một cặp vợ chồng trẻ từ đồng quê đến tiến đến bên Sư phụ. Họ bồng một đứa bé quảng một hai tuổi. Họ nói rằng đứa bé bị một hột đậu phụng làm nghẹn và xin Sư phụ giải cứu. Nhưng đứa bé xem như bình thường và thở tốt. Sư phụ nói ông không phải bác sĩ và kêu họ đi nhà thương đi. Nhưng cặp vợ chồng đó không chịu rời đi. Họ chờ đợi ở dưới khán đài. Khi Sư phụ chấm dứt khóa giảng trong ngày, họ lại chạy lên khán đài và cố nài nĩ xin Sư phụ chữa trị cho đứa bé. Sư phụ nói không. Người đàn ông lúc bấy giờ xông tới Sư phụ và muốn đánh Sư phụ. Một vài đồng tu giữ ông ta lại và như vậy Sư phụ rời đi. Nhưng người đàn ông đó không chịu nghe chúng tôi. Ông ta làm một trận và chữi mắng Sư phụ lớn tiếng trong phòng họp. Một số đồng tu còn lưu lại trễ ngày hôm đó đều nhìn thấy điều này.

Tôi giải thích cho cặp vợ chồng đó cũng đồng thời nói với các đồng tu khác, “Thật ra, khi cặp vợ chồng này đến, Sư phụ đã chữa trị cho con của họ rồi, cả cho dù Sư phụ nói rằng không. Nhưng cặp vợ chồng này không ngộ ra.” Trên con đường về nhà, tôi cảm thấy rất giận. Tại sao cặp vợ chồng này chưỡi mắng Sư phụ trước mặt nhiều đồng tu như vậy? Họ không nên làm như thế. Đồng thời tôi cũng không khỏi trách thầm Sư phụ, “Ông chữa trị cho đứa bé. Tại sao ông không nói cho họ bíết?” Giây phút mà tôi nãy sanh tư tưởng này, tôi hiễu ngay rằng tôi không nên nghĩ như vậy, vì đó là bất kính đối với Sư phụ. Nhưng tôi vẫn còn cảm thấy rất xúc động.

Ngày hôm sau, chúng tôi dời đi một nơi khác. Tôi hy vọng rằng Sư phụ sẽ giải thích chuyện gì xãy ra ngày hôm trước để dẹp tan sự hiễu lầm có thể có. Nhưng Sư phụ không nói gì cả về việc đó. Lại cũng có can nhiễu nơi chỗ mới : một bà lão thình lình bị bệnh cũ tái phát và ngất xĩu, một người bệnh tâm thần la hét nơi cữa ra vào, và một số người từ Hội Khí công cố buôn bán hình Bồ tát. Nhưng so với chỗ cũ thì đã có tiến bộ.

Trong lúc nghĩ xã hơi, tôi thường nhìn kỷ Sư phụ. Sư phụ ngồi đó yên lặng và rất ít nói. Ông xem rất hiền lành và từ bi, tuy rất trang nghiêm và tôn kính mà không lời chi có thể diễn tả được Ông. Tôi cảm thấy thật nhỏ bé và ô trọc trước Sư phụ. Tôi kính thương Sư phụ nhưng tôi cũng đồng thời có sự sợ Ông. Vì vậy, trong những năm kế tiếp, tôi không tự xem mình như là đệ tử của Sư phụ vì tôi cảm thấy Ông lớn lao quá, trong khi tôi chưa đũ tư cách để làm một người đệ tử của Ông. Khi chúng tôi ở bên Sư phụ, không ai nói lời gì khi Sư phụ im lặng. Chúng tôi tất cả đều rất yên lặng. Đôi lúc, vì lễ phép, tôi mở lời và nói với Sư phụ một đôi lời. Tôi còn nhớ, trong một lúc nghĩ xã hơi nhân bài giảng thứ nhì, tôi hỏi Sư phụ hai câu. Câu hỏi thứ nhất là chúng ta có nên quan tâm đến chữ Tình không ? Câu hỏi thứ nhì là tôi phải làm sao nếu tôi cảm thấy buồn ngủ trong lúc tập Công. Sư phụ không trã lời thẳng câu hỏi của tôi. Ông hiền từ mỉn cười và nói, “Anh sẽ biết sau khóa giảng.”

Sư phụ ngụ trong một phòng ngũ do một đồng tu giữ chỗ. Nơi đó yên tịnh và khá tốt, nhưng xa nơi chỗ giảng đường. Để không làm phiền các đồng tu, Sư phụ tự tìm một phòng ngũ cho mình trên con đường Trường An. Tầng lầu nhất là một nhà hàng ăn, và phòng ngũ trên tầng lầu hai. Căn phòng rất nhỏ, và vì nó ở ngay trung tâm thành phố, nó rất ồn ào. Nhưng nó được cái là rất gần nơi giảng đường. Sư phụ nhất định dọn đến nơi đó. Chúng tôi đều không đồng ý và đề nghị Sư phụ ở lại. Cuối cùng Sư phụ ép lòng ở lại nơi phòng ngũ trước.

Khi khóa giảng sắp kết thúc, một số công chức và người giàu có trong thành phố cố mời Sư phụ đi dùng bữa. Sư phụ từ chối tất cả các nơi mời. Sư phụ không phân biệt các đệ tử của ông dựa trên giai cấp hoặc tài sản của họ. Sư thật, Sư phụ chăm sóc nhiều lắm cho những đồng tu không có tiền. Để bớt gánh nặng tài chánh cho những đồng tu đó, Sư phụ luôn cho một khóa dạy miễn phí vào ngày Chúa nhật. Trước khi khóa học kết thúc, Sư phụ chụp hình chung với các đồng tu. Hội Khí công muốn đòi 10 đồng mỗi đồng tu, nhưng Sư phụ từ chối và mặc cả với họ cho đến một giá phải chăng.

Vào đầu tháng Sáu 1994, tôi nghe nói Sư phụ sẽ cho một khóa giảng chín ngày tại Trịnh Chân nơi tĩnh Hồ Nam. Tôi xin nghĩ phép để đi tham dự. Hội Khí Công Trịnh Châu có ít nhân viên. Họ mướn một sân đá banh nhỏ tồi tàn. Các đồng tu từ Hội Pháp luân Đại Pháp Bắc kinh và Vũ Hán giúp nơi phòng vé.

Ngày thứ nhất, trước khóa giảng, tôi nhìn thấy một đồng tu lâu từ Hội Đại Pháp giúp cho gian bán vé. Anh ta cầm một trái dưa leo một bên tay và một miếng bánh đúc bên tay bên kia. Tôi chọc anh ta, “Sao mà hà tiện vậy?” Anh ta nói, “Đừng chọc tôi. Sư phụ chỉ vừa mới ăn tô mì gói thôi.” Tôi rất xúc động. Sau đó một đồng tu lâu khác kể cho tôi nghe một số câu chuyện về lúc Sư phụ khởi đầu truyền Pháp. Mỗi lần Sư phụ đi giảng Pháp ở những nơi khác, ông luôn mua cái vé rẽ nhất ở trên xe lữa. Đôi lúc khi tàu lữa đầy quá không còn chỗ ngồi, Sư phụ trãi giấy báo trên thềm toa xe lữa và ngã lưng nơi đó.

Trong lúc khóa giảng, tôi nhìn Sư phụ. Ông xem rất tràn đầy sinh lực, rất từ bi và trang nghiêm. Sư phụ cho khóa giảng nơi một chỗ tồi tàn như vậy. Chúng tôi tất cả đều ngồi trên nền đất và lắng nghe lời dạy.

Thình lình vào ngày thứ ba, bầu trời trở nên xám xịt. Gió thổi gắt làm cho đá nhỏ bay khắp nơi. Tiếp theo gió là mưa và mưa đá. Điện bị cúp. Tối mịt. Tôi biết rằng có kẻ xấu đến can nhiễu và Sư phụ sẽ có thể giải quyết với họ. Vì vậy, tôi ngồi lại sau và không động đậy. Các đồng tu lâu đều ngồi im. Nhưng một số đồng tu mới tỏ vẽ lo lắng và bắt đầu rời đi hoặc kiếm nơi trốn mưa. Sư phụ nhìn quanh và kể cho chúng tôi nghe một câu chuyện rằng một lần nọ khi Thích ca Mâu ni giảng Pháp, gió thỗi tắt các ngọn đèn. Không có người đệ tử nào của ông động đậy. Họ tất cả đều tiếp tục lắng nghe Thích ca Mâu ni. Ngay tức thời, tất cả các đồng tu đều trở nên yên lặng. Sư phụ ngưng giảng Pháp và ngồi nơi đó yên lặng một lúc. Sau đó ông ngồi lên mặt bàn, xếp bằng liên hoa tọa, và bắt đầu một bộ thủ ấn. Tôi nhìn chăm chỉ Sư phụ. Thình lình tôi thấy hai Pháp luân xoay chuyển trong lòng bàn tay của Sư phụ. Pháp Luân xoay chuyển, phát ra những ánh sáng màu vàng. Đó là lần đầu tiên tôi nhìn thấy qua thiên mục của tôi.

Sau khi xong thủ ấn, Sư phụ rời khỏi mặt bàn. Ông cầm một chai nước trên bàn và uống hết nước còn lại trong đó. Sau đó, cầm cái chai không, ông dơ cánh tay ra, xem như là Sư phụ muốn dùng cái chai để đựng một cái gì sẽ rơi vào trong đó. Thình lình, có một cái gì rớt vào trong chai. Sư phụ đậy nắp chai lại. Sư phụ mỉn cười và nói, “Quỉ chúa vừa mới đến. Nhưng không sao. Chúng tất cả đều được giải quyết xong.” Sau này, tôi nghe từ các đồng tu ngồi gần nói rằng cái chai tiếp tục rung động trên mặt bàn cho đến khi Sư phụ vỗ trên đó một lần. Điện lực trở lại. Mặt trời cũng xuất hiện trở lại. Tất cả xãy ra trong vòng nữa tiếng đồng hồ. Tất cả các đồng tu được chứng kiến sự mầu nhiệm đó, chúng tôi bắt đầu vỗ tay. Ngày hôm sau, chúng tôi dời đến một vận động trường, và nhiều người trong địa phương đến dự ngày hôm đó.

Sau khóa học tại Trịnh Châu, Sư phụ liền rời ngay để đi dạy khóa tại Tế Nam. Trong những buỗi giảng tại Trịnh Châu, Sư phụ có nói rằng thời gian truyền Pháp của Ông đã gần hết. Ông nói rằng sau khóa dạy tại Tế Nam, sẽ có khóa dạy tại Đại Liên. Sau đó, Ông dự đinh ngưng. Tôi gọi điện thoại ngay cho những người trong thành phố của tôi biết về điều đó. Cuối cùng có khỏang năm đến sáu trăm người từ thành phố của tôi đến dự khóa dạy tại Tế Nam.

Sau lớp học, tôi gặp lại Sư phụ. Áo quần Ông không có thời trang gì cả nhưng rất sạch sẽ. Sư phụ bị ăn nắng, ông có vẽ mệt và buồn. Sau này, khi tôi đọc bài kinh văn của Sư phụ, “Khi sự việc tôi lúc đầu truyền Pháp vừa mới bắt đầu, tôi [vừa] ở trước mặt những người ngồi ở [hội] trường [vừa] nghĩ về một vấn đề. Bấy giờ trong tư tưởng của những vị ấy rất ít [người] có chính niệm; thậm chí có rất ít người mà tự họ có được chủ niệm chân chính. Con người chịu nhận ảnh hưởng của các loại ý thức trong xã hội, trong quan niệm hậu thiên đã dưỡng thành những lối suy nghĩ cố hữu về các chủng loại sự vật thế gian, lại còn có các nhân tố ngoại lai đang thao túng và can nhiễu đến con người nữa. Ban đầu trước mặt tôi chính là một quần thể chúng sinh như thế. Hồi đó rất nhiều học viên [miệng] nói ‘Đại Pháp hảo’ nhưng mà là ngôn bất do trung, có [người] đối với cảm giác về những thay đổi to lớn trên tự thân của mình cũng [cho là] là tự thị nhi phi. Khi đối diện với những chúng sinh như thế, tôi vẫn nghĩ: Họ có thể [thành công] hay không? Có thể trong trạng thái như thế mà vượt ra hay không? Hơn nữa trên con đường tu luyện vẫn còn tồn tại các nhân tố đang can nhiễu đến tu luyện của họ và đến việc Chính Pháp của tôi; thật khó lắm! Bấy giờ tôi hay nghĩ về vấn đề đó…”

Tôi không còn gặp lại Sư phụ từ khi chúng tôi chia tay tại Tế Nam. Đôi lúc tôi ngưỡng mộ các đồng tu sống ở ngọai quốc vì họ có thể nhìn thấy Sư phụ thường xuyên. Họ thật có phúc quá! Nhưng tôi cũng biết rằng Sư phụ luôn luôn ở bên tôi , chăm sóc cho tôi. Tôi bết rằng Sư phụ không bỏ tôi cả khi tôi lầm lỗi và đi nhầm đường. Đôi lúc tôi có thể nghe thấy Sư phụ nói, “Không sao cả nếu con bị ngã, không sao cả! Hãy mau đứng dậy đi!” (Giảng giải Pháp tại Pháp hội miền tây ở Mỹ Quốc vào tiết Nguyên Tiêu, 2003). Sư phụ cũng nói, “Sư thật là, ta trân quí chư vị còn hơn chư vị trân quí chư vị!” (“Hãy tiêu trừ chấp trước cuối cùng của chư vị”).

Sư phụ đang nắm lấy tay tôi và dắt tôi đi về nhà. Mỗi ngày tôi sống trong lòng từ bi vô biên của Sư phụ với ánh Phật quang chiếu rọi trên tôi.

5-7-2004

Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2004/7/5/78689.html;

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2004/7/31/50854p.html.

Dịch ngày 16-10-2004, đăng ngày 17-10-2004; bản dịch có thể được chỉnh sửa trong tương lai để sát hơn với nguyên tác.

Share