Bài viết của đệ tử Đại Pháp tại Trung Quốc

[MINH HUỆ 05-06-2017]

Hiện tôi đang ở độ tuổi 30. Từ thời thơ ấu, tôi có xu hướng ham học hỏi và hình thành một phương thức tư duy độc lập. Thậm chí ở trường tiểu học, trong khi những đứa trẻ cùng tuổi vẫn chỉ thích ăn và chơi, tôi đã luôn cố gắng để tìm ra ý nghĩa chân chính của cuộc đời.

Tôi thường nghĩ, “Dù cho chúng ta giàu hay nghèo, cuộc đời của chúng ta luôn kết thúc bằng cái chết. Chúng ta có linh hồn hay không? Chúng sẽ đi về đâu sau khi chúng ta chết đi? Chúng ta sinh ra trần truồng, chẳng mang theo đến thứ gì. Chúng ta ra đi với hai bàn tay trắng và không thể mang theo bất cứ thứ gì theo chúng ta. Ý nghĩa của kiếp nhân sinh này là gì khi chúng ta không có khả năng để lựa chọn khi nào chúng ta được sinh ra hay khi nào chúng ta chết đi, khi mà chúng ta không thể chi phối thậm chí cả những điều căn bản nhất chứ đừng nói đến làm chủ vận mệnh của chính mình?”

Cả cha mẹ cùng các thầy cô giáo đều không thể trả lời hay thấu hiểu được những câu hỏi của tôi. Có chăng những nỗ lực của họ nhằm để trả lời hay giải thích chỉ càng khiến tôi thêm mơ hồ.

Sâu thẳm trong thế giới nội tâm và tiềm thức của tôi, tôi luôn có cảm giác rằng tôi đang chờ đợi và khát khao một điều gì đó mặc dù tôi không biết đó là điều gì.

Khi tôi còn nhỏ, những người hàng xóm đã nhận xét rằng tôi là một đứa trẻ trung thực và có ý thức về sự công bình.

Lúc đó, món ăn ưa thích của tôi là bánh bao nhân thịt nhưng khi những đứa trẻ hàng xóm mà cũng thích bánh bao nhân thịt đến nhà tôi chơi, tôi luôn cho họ món bánh bao nhân thịt yêu thích của mình mà không hề tiếc nuối. Vì vậy những đứa trẻ khác rất thích tôi và thích đến chơi nhà tôi.

Thỉnh thoảng trong khi đang chơi và chuyện không hay xảy ra do kết quả của sự bất cẩn và nghịch ngợm, tôi luôn sẵn sàng nhận lỗi, chấp nhận bị phạt và từ chối nói ra hay bán đứng các bạn cùng hội của mình.

Thật không may, quan niệm về sự xả thân đó đã biến mất khi tôi trưởng thành. Nó đã được thay thế bởi tâm lo lắng bị mất mặt hay sợ thua thiệt về lợi ích cá nhân. Tôi ngày càng trở nên ích kỷ.

Khi tôi nhận được điểm tốt, những lời khen ngợi hay sự yêu mến, tôi sẽ cảm thấy rất phấn khích nhưng sự cao hứng này không tồn tại được lâu. Sâu trong tâm mình, tôi vẫn cảm thấy một sự trống rỗng mơ hồ.

Trải nghiệm trong mối tình đầu đã để lại một dấu ấn không thể xóa nhòa trong trái tim tôi. Tôi đã nếm trải tất cả những hương vị ngọt ngào, chua chát, cay đắng mà loại tình yêu này mang lại, để tôi sớm hiểu ra được sự mỏng manh, mơ hồ, và bất định của thứ tình cảm con người, đặc biệt là giữa hai người khác giới.

Chúng ta đeo đuổi tình yêu để nâng cao ý thức về giá trị bản thân, để thỏa mãn tính tự phụ đồng thời để chứng tỏ khả năng thu hút và chinh phục của chúng ta. Chúng ta đều mong đợi một tình yêu đích thực nhưng những gì chúng ta thể hiện với nhau chỉ là vẻ bề ngoài chứ không phải suy nghĩ hay động cơ thực sự bên trong chúng ta.

Trải nghiệm của mối tình đầu đã hoàn toàn thay đổi tôi. Sự trẻ trung và ngây thơ đã không còn nữa mà thay vào đó là một tư tưởng ngày càng trở nên phức tạp và trĩu nặng cùng một khát khao mạnh mẽ theo đuổi danh và lợi.

Đó là khoảng thời gian mà cha tôi ngoại tình, tạo ra bầu không khí căng thẳng nhất ở trong nhà. Tôi cảm thấy ngột ngạt đến mức mà tôi không muốn về nhà.

Ở Trung Quốc, chế độ Cộng Sản, để tiêu diệt nền văn hoá truyền thống huy hoàng 5000 năm của Trung Hoa, đã cố tình biến ý thức đạo đức của người dân đảo lộn một cách có hệ thống. Các phương tiện truyền thông do nhà nước kiểm soát đã liên tục phát sóng một cách trắng trợn việc tự do theo đuổi tình dục như sự giải phóng tinh thần cho con người. Cho đến nay, từ vị trí cấp cao cho đến tầng lớp bình dân thấp kém, hành vi trác táng không còn là một điều đáng xấu hổ nữa mà thay vào đó lại là một niềm tự hào.

Với sự băng hoại của toàn thể đạo đức đã dẫn đến sự tràn lan của hàng giả và những điều giả tạo gây nguy hiểm cho mọi khía cạnh của xã hội đến mức mà mối quan hệ giữa người với người không còn là mối quan hệ thân tình và tin tưởng nữa. Thậm chí người thân và bạn bè cũng trở nên cảnh giác với nhau. Mọi người đều bị mắc kẹt và không ai có thể thoát khỏi nó.

Bố tôi đã từng là một người rất tử tế tốt tính và có tấm lòng rộng lượng. Ở một mức độ nào đó, ông cũng bị sa vào trong vũng lầy của sự vô đạo đức.

Việc ngoại tình của cha tôi đã phủ lên tôi một cái bóng đen, cướp đi của tôi cảm giác an toàn và khiến tôi trở nên cực kỳ nhạy cảm với mối quan hệ giữa người với người. Trong tâm tôi ngày càng trở nên đau khổ. Tôi đã mất niềm tin vào tình cảm con người, oán thán về nỗi đau khổ vô vọng trong đời, về bản tính ích kỷ của loài người và thiếu đi cảm giác được che chở.

Đúng vào lúc tôi cảm thấy hoàn toàn chán nản, Pháp Luân Đại Pháp (còn được biết đến là Pháp Luân Công) đã bước vào cuộc đời tôi.

Tôi vừa mới đọc vài trang sách Chuyển Pháp Luân của Đại Pháp mà những từ ngữ bình dị của Sư phụ Lý (người sáng lập pháp môn) đã làm tôi chấn động đến tận cốt tuỷ và làm rung động tâm hồn tôi. Ngay lập tức tôi nhận ra rằng Pháp Luân Đại Pháp chính là điều mà tôi đã chờ đợi và mong mỏi trong suốt cuộc đời này.

Cùng với đó là một loại cảm giác khác không thể nhầm lẫn về thứ gì đó đang quay xung quanh đầu và trên cánh tay của tôi. Chỉ đến sau đó tôi mới phát hiện ra chúng là Pháp Luân.

Tôi ở trong một trạng thái hưng phấn và vô cùng vui sướng. Đặc biệt, tôi đã đọc xong cuốn sách chỉ trong nháy mắt. Cuối cùng tôi đã hiểu được ý nghĩa của kiếp nhân sinh. Hết thảy những khúc mắc trong cả đời tôi đã được trả lời chỉ qua vài trang sách.

Tôi không thể chờ đợi thêm nữa và nhanh chóng học hết cả năm bài công pháp.

Trong tu luyện Phật Pháp, phương diện quan trọng nhất là nâng cao tâm tính và đề cao cảnh giới đạo đức của chúng ta.

Khổ nạn khó khăn nhất mà tôi phải vượt qua là mối quan hệ của cha tôi và nỗi đau mà nó mang đến cho gia đình tôi.

Cha tôi không cảm thấy ăn năn về cách hành xử của mình cũng như không cho mẹ tôi ly hôn. Thay vào đó, ông ấy bắt đầu và tiếp tục nhìn mẹ tôi với thái độ khinh miệt và đối xử với bà một cách thiếu tôn trọng. Ông sẽ tranh đấu với bà và mua chuộc lòng trung thành của tôi bằng đút tiền cho tôi để tôi đứng về phía ông ấy.

May mắn thay, tôi đã có Đại Pháp soi đường chỉ lối. Tôi từ chối bị mua chuộc. Tôi đứng về phía mẹ tôi và ủng hộ bà.

Mẹ tôi luôn là một người vô thần nhưng bởi sự tra tấn cả về thể xác lẫn tâm hồn của một cuộc hôn nhân giả dối và dẫn đến việc bà phát bệnh, bà bắt đầu tìm câu trả lời và nguồn an ủi ở tâm linh và tôn giáo.

Một lần bà đã tìm thấy một thầy bói, người mà khẳng định rằng trong mệnh của bà đã định sẵn chồng bà ngoại tình nhưng hai người không ly hôn. Bà vô cùng chấn động khi ông ấy có thể nhìn thấy quá khứ, hiện tại và tương lai của bà. Bà bắt đầu nghĩ rằng có lẽ những quan điểm về Thần và tu luyện không phải là điều gì mê tín dị đoan nữa.

Sau đó, tôi đã có vài buổi nói chuyện tâm sự với mẹ tôi.

Mẹ tôi nói với tôi: “Vì cha con, mẹ đã bị mắc tất cả các loại bệnh tật mà tàn phá sức khoẻ của mẹ. Vì cha con, mẹ đã phải lệ thuộc vào thuốc ngủ và thuốc chống trầm cảm để giữ cho tỉnh táo. Mỗi khi cha con đối xử tốt đẹp một chút với mẹ, mẹ nghĩ rằng mẹ đã nhìn thấy một tia hy vọng, chỉ để mỗi lần đều thất vọng bằng việc nhận ra rằng ông ấy đang lừa dối mẹ để kiếm thêm tiền từ mẹ hoặc sử dụng các mối liên hệ của mẹ để làm bàn đạp cho mục đích cá nhân của ông ấy.”

Tôi nói với bà: “Mẹ có biết tại sao con lại trân quý Pháp Luân Đại Pháp và tôn kính Sư phụ của con đến như vậy không? Đó là vì Sư phụ đã ban cho con một cuộc đời mới, một cuộc sống thiêng liêng, và Đại Pháp đã hướng dẫn con đi đúng đường nếu không con cũng có thể có kết cục giống như cha, ích kỷ chạy theo lợi ích vật chất và mê đắm với thú vui xác thịt, khiến cho cuộc sống của mẹ ngày càng trở nên đau khổ, vô phương và tuyệt vọng.”

Tôi đã giải thích các nguyên lý Pháp trong cuốn sách chính Chuyển Pháp Luân của Đại Pháp đã giúp tôi hiểu được lý do mà sinh mệnh chúng ta được sinh ra trong thế giới này, ý nghĩa thực sự của kiếp nhân sinh, mối quan hệ giữa mất và được như thế nào và tại sao chúng ta lại phải trải qua quá nhiều thử thách và khổ nạn đến như vậy.

Tôi chia sẻ với mẹ về việc đọc sách Chuyển Pháp Luân đã giúp tôi khai mở tầm nhìn, trải rộng cho tôi một chân trời mới, làm sâu sắc thêm sự hiểu biết trong tôi, an ủi linh hồn tôi, quy chính lại cuộc đời tôi, và giúp tôi tiếp tục cuộc sống mà không bị lẫn lộn hay lầm lạc theo những phương cách lọc lõi của thế gian con người như thế nào.

Kết quả của cuộc nói chuyện là mẹ tôi đã bắt đầu đọc Chuyển Pháp Luân và bước vào tu luyện Đại Pháp. Trong vòng một năm, mọi bệnh tật trên thân bà đều đã biến mất.

Trước khi tu luyện, mẹ tôi đã tìm đủ mọi cách để níu giữ chồng mình nhưng kết quả chỉ là sự xa lánh hơn mà thôi. Sau khi tu luyện, bà bắt đầu hướng nội và học cách áp dụng nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn để đo lường mọi thứ.

Bà chỉ muốn theo sự chỉ bảo của Sư phụ để trở thành một người tốt hơn trong cuộc sống và không có ý định lấy lại bất cứ thứ gì. Tuy nhiên, bà lại được ban cho một tâm thái an hoà và một thân thể vô bệnh. Điều tuyệt vời nhất trên tất cả là gia đình tôi đã lấy lại được sự bình yên và hoà hợp.

Trong một thời gian rất dài, tôi luôn đeo bám một quan niệm rằng việc cặp bồ là một hành vi tuyệt đối sai lầm và không thể nào tha thứ được. Quan niệm đó đã dẫn đến một cảm giác thù ghét không thể nào lay chuyển được của tôi đối với cha, tạo ra một vực thẳm không cầu nối giữa hai chúng tôi.

Sư phụ giảng:

“Điều con người khó bỏ được nhất là quan niệm, có người thậm chí vì giả lý mà hy sinh sinh mệnh chứ không cải biến, ấy thế mà quan niệm là hậu thiên hình thành. Người ta vẫn luôn nhìn nhận loại niệm đầu vốn khiến bản thân không cân nhắc thêm nhưng lại không tiếc gì mà hy sinh hết thảy mà không dao động ấy là tư tưởng của chính mình, ngay cả thấy chân lý cũng bài xích. Kỳ thực, ngoại trừ phần thuần chân của tiên thiên ra, hết thảy quan niệm đều là hậu thiên hình thành, thật sự không phải bản thân mình đâu.” (“Tồn tại vì ai” trích Tinh Tấn Yếu Chỉ)

Qua việc học Pháp, tôi nhận ra rằng mọi sự việc trên trái đất này đều có mối quan hệ nghiệp lực. Phận làm con, chúng ta không nên vướng vào những xung đột của cha mẹ. Tình cảm của chúng ta với cha mẹ nên là lòng hiếu thảo bất chấp những sai lầm mà họ đã phạm phải. Họ không phải là để cho chúng ta phán xét.

Là những đệ tử Đại Pháp chúng ta càng nên thấu hiểu và từ bi hơn là đắm mình trong thứ tình cảm nhỏ nhoi đó. Nếu chúng ta muốn cứu độ tất cả các chúng sinh, chúng ta phải nhìn và đối xử với những người khác theo các nguyên lý của Đại Pháp, cố gắng đặt bản thân mình vào địa vị của họ, nhìn vấn đề từ quan điểm của họ và bỏ qua mọi tội lỗi từ trong tâm chúng ta.

Tôi bắt đầu thay đổi thái độ từ sự khinh thường chuyển sang kính trọng đối với cha tôi.

Qua việc học Pháp tinh tấn, bằng việc thường xuyên chia sẻ và với quyết tâm tu luyện thật tốt, tâm thái của mẹ tôi cũng dần đạt được sự chuyển biến mạnh mẽ. Từng lớp, từng lớp của sự bất bình và oán hận được hình thành qua nhiều năm đã dần bị lột bỏ đi thông qua việc hướng nội.

Bà đã thay đổi thái độ của mình đối với cha tôi, bà đặc biệt chú ý đến cách nói chuyện của mình với ông để đảm bảo rằng bà luôn bảo trì được ngữ khí của một người tu luyện. Mặc dù cha tôi đã lừa dối và hoang phí cả một khoản tiền lớn của mẹ, mẹ tôi vẫn tiếp tục hỗ trợ ông về tài chính bất kể khi nào ông cần.

Bố tôi rất thích một cuộc sống xa hoa. Ông thường xuyên đi du lịch và mua sắm một cách hoang phí. Tủ quần áo của ông chất đầy những bộ quần áo mà ông hiếm khi mặc đến. Ông đã từng đòi hỏi ở chúng tôi rất nhiều tiền để thỏa mãn cho nhu cầu vật chất và cái tôi quá lớn ở ông.

Khi mẹ tôi và tôi bắt đầu thay đổi dưới ảnh hưởng của Đại Pháp, cha tôi cũng bắt đầu thay đổi. Ông đã giảm hẳn việc đi du lịch và mua sắm. Ông ngày càng quanh quẩn ở nhà nhiều hơn.

Một ngày, khoảng sau hai năm mẹ tôi tu luyện Pháp Luân Công, cha tôi đã đưa ra một lời nhận xét chân thành đối với mẹ tô: “Em đã trở thành một con người hoàn toàn khác!”

Thậm chí ông còn nói với các bạn học cũ của mình: “Khi một người đàn ông đến tuổi già, thì vẫn có người vợ già để trông cậy vào.”

Tôi có một người bạn rất đau khổ do bị vướng vào chuyện tình cảm với một người đàn ông đã có vợ và cô ấy không thể tự mình giải thoát được. Tinh thần cô ấy bị căng thẳng đến mức mà cô ấy đã bị mắc chứng bệnh eczema mà không thể hồi phục. Cô ấy quay sang tìm tôi để được an ủi và giúp đỡ.

Tôi nói chuyện và chia sẻ với cô ấy những điều mà cô ấy có thể hiểu được dựa trên các nguyên lý của Pháp Luân Đại Pháp. Tôi nhấn mạnh với cô ấy rằng quan hệ với một người đàn ông đã có vợ chính là ngoại tình và vô đạo đức và rằng việc cô ấy đặt niềm tin nhầm chỗ vào một đối tượng bất chính như vậy là thiếu lý trí.

Khi cô ấy đọc xong cuốn sách Chuyển Pháp Luân lần đầu tiên, cô ấy đã quyết tâm chấm dứt mối quan hệ bất chính với người tình cũ của mình bằng việc không nhận những khoản tiền hỗ trợ hàng tháng từ anh ta và sau khi cô ấy đọc Chuyển Pháp Luân ba lần, cô ấy cũng trả lại 100.000 Nhân dân tệ mà cô ấy đã bòn rút được từ anh ta để đặt cọc mua một ngôi nhà.

Sau đó cô ấy bước sang một trang mới và bắt đầu sống một cuộc sống dưới sự chỉ đạo của nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn của Đại Pháp, một điều kỳ diệu đã xảy ra. Bệnh eczema của cô ấy đã biến mất.

Pháp Luân Công đã bị bức hại ở Trung Quốc trong gần hai thập kỷ qua nhưng thay vì bị tiêu diệt, nó đã được đón nhận nồng nhiệt tại hơn 100 các quốc gia và các vùng lãnh thổ trên khắp thế giới. Các kinh sách của pháp môn đã được dịch ra hơn 40 thứ tiếng.

Rất nhiều người đã bắt đầu hiểu được chân tướng về Pháp Luân Công và ảnh hưởng toàn cầu của môn pháp cũng như về Đảng Cộng Sản và những tội ác tàn bạo mà nó gây ra đối với nhân dân kể từ khi nó lên nắm quyền.

Cho đến nay, hàng nghìn người trong và ngoài Trung Quốc đã đệ đơn khiếu nại hình sự đối với Giang Trạch Dân, kẻ phát động cuộc đàn áp Pháp Luân Công. Nhiều quan chức trong cục an ninh, những người ở toà án và các cơ quan kiểm sát ngày càng nhận ra việc nó bôi nhọ thanh danh của Pháp Luân Công. Nhiều người đã nhìn các học viên bằng hảo ý và thấu hiểu. Một số người thậm chí, trong khả năng của mình, đã bảo vệ các học viên hay từ chối tham gia vào cuộc bức hại hay bức hại họ.

Tôi hy vọng rằng ngày càng có nhiều người sẽ hiểu và chấp nhận Pháp Luân Công, đọc cuốn sách chính Chuyển Pháp Luân của Pháp Luân Công, hiểu ra tại sao và làm thế nào mà các học viên vẫn có thể kiên định khi đối mặt với cuộc bức hại tàn khốc, lựa chọn cho họ một tương lai tươi sáng, giải thoát bản thân mình khỏi Đảng Cộng Sản và tuân theo nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn của Đại Pháp trong cuộc sống hàng ngày.


Bản tiếng Hán:https://www.minghui.org/mh/articles/2017/6/5/346074.html

Bản tiếng Anh:https://en.minghui.org/html/articles/2017/6/21/164352.html

Đăng ngày 18-7-2017. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản

Share