[MINH HUỆ 29-05-2017]
Trong một bài chia sẻ gần đây: “Tôi đã học được cách viên dung công việc, gia đình và sứ mệnh cứu người”, một học viên ở Misouri đã chia sẻ cách anh cân bằng giữa thực hành tu luyện với công việc và cuộc sống. Học viên đó đã có thể duy trì tinh tấn cho dù anh ở đâu và phải làm những gì.
Bài chia sẻ này khiến tôi suy nghĩ rất nhiều. Tôi bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp từ hơn 20 năm trước, tôi học Pháp hàng ngày và đã đạt được rất nhiều thể ngộ. Theo thời gian, tôi nhận thấy con đường tu luyện của mình suôn sẻ và tôi cho rằng mình có thể hành xử dựa trên Pháp. Khi nhìn lại và suy nghĩ thấu đáo hơn, tôi thấy những hiểu biết của mình có phần hạn chế. Ví dụ như, tôi thường tập trung vào những điều cần làm và những điều không cần. Nghĩa là tôi cố gắng cư xử như một người tu luyện thay vì tu tâm và hoàn toàn đồng hóa với Pháp.
Dưới đây là một vài ví dụ.
Cuộc sống hôn nhân
Vào những ngày đầu tu luyện, tôi đã áp dụng các các giải pháp đơn giản và cứng nhắc trong rất nhiều vấn đề liên quan đến cuộc sống hôn nhân và công việc. Ví dụ, ngay khi tôi bắt đầu tu luyện, tôi đã chấm dứt việc quan hệ với chồng để có thể giải quyết vấn đề ham muốn. Tôi cho rằng việc thực hành tu luyện của tôi là quan trọng nhất nên tôi không cho phép có can nhiễu. Điều đó gây ra nhiều xung đột và chồng tôi sau đó đã cố gắng ngăn cản tôi tu luyện. Thay vì hướng nội để tìm ra những sơ hở trong tâm tính, tôi coi can nhiễu đó là khảo nghiệm, hoặc thậm chí là ma can nhiễu. Cuối cùng, chồng tôi đã ngoại tình. Tôi vẫn không nghĩ đến những điều mình đã làm sai và còn coi đó là lỗi của anh ấy.
Cho mãi tận về sau tôi mới nhận ra vấn đề của mình. Trong bài Thùy Khảm Xả Khứ Thường Nhân Tâm, Hồng Ngâm 1, Sư phụ viết:
“Tu tâm đoạn dục khứ chấp trước,
Mê tại nạn trung hận thanh thiên.”
Tạm dịch:
“Tu tâm đoạn dục bỏ chấp trước,
Mê trong khổ nạn hận thanh thiên.”
Thể ngộ của tôi về đoạn thơ này là tu tâm là cơ bản trong khi đoạn dục là hình thức. Nếu một học viên chỉ tập trung vào hình thức và đi tới cực đoan thì sẽ không có kết quả tốt đẹp. Thực tế, Pháp Luân Đại Pháp cải biến tâm tính chúng ta và là phương pháp tốt nhất trong thế giới con người. Nếu chúng ta tu luyện tốt, mọi người sẽ ghi nhận hành xử chân chính liên quan đến cải thiện tâm tính của chúng ta. Nhưng điều đó đòi hỏi cải biến từ căn bản, và thay đổi một người từ trong ra ngoài. Điều đó tựa như những gì Sư phụ đã mô tả trong Bài giảng thứ ba, Chuyển Pháp Luân: “Phật quang phổ chiếu, lễ nghĩa viên minh.”
Công việc
Một tình huống tương tự diễn ra tại nơi tôi làm việc. Trên bề mặt, tôi làm việc chăm chỉ và luôn luôn hoàn thành nhiệm vụ đúng thời hạn lãnh đạo giao mà không phàn nàn gì. Nhưng trong thâm tâm, tôi chỉ muốn sớm làm xong việc để tôi có thêm thời gian học Pháp. Với tâm thái đó, tôi không đặt tâm vào công việc và chỉ muốn làm qua loa cho xong.
Sư phụ yêu cầu chúng ta làm người tốt ở bất kỳ đâu. Điều đó có nghĩa là tôi cần đặt tâm vào những việc tôi làm và làm cho tốt. Trên thực tế, cho dù là bản thân công việc không phải một phần của tu luyện nhưng cách chúng ta xử lý tình huống cho thấy chúng ta có là học viên chân chính hay không.
Các quan niệm con người
Sau khi cuộc bức hại bắt đầu vào năm 1999, tôi đã tới Bắc Kinh để thỉnh nguyện cho Pháp Luân Đại Pháp, nghĩ rằng tôi có thể từ bỏ bất cứ điều gì, thậm chí cả cuộc đời tôi, cho Đại Pháp. Nhìn lại, tôi nhận thấy tôi vẫn có nỗi buồn sâu thẳm trong tâm trí mình. Điều đó thực sự xuất phát từ những quan niệm con người. Thử tưởng tượng nếu một người thường đi thỉnh nguyện, liệu người ấy có sẵn lòng từ bỏ mọi thứ không? Mục đích của việc thỉnh nguyện chỉ đơn giản là: giải quyết một vấn đề. Tại sao chúng ta lại thừa nhận rằng sẽ có những mất mát xảy ra. Tu luyện Pháp Luân Đại Pháp nên có phúc phận. Chúng ta không nên thừa nhận cuộc đàn áp hay giả định rằng sẽ có những hậu quả tiêu cực.
Thực tế, tâm thái đó xuất phát từ những quan niệm con người và nó liên quan đến an bài của cựu thế lực. Với quan niệm trên, tôi đã mất việc và thậm chí một số học viên đã mất đi mạng sống của mình. Đó không phải là những gì Sư phụ muốn, nhưng nó xảy ra bởi chúng ta đã thừa nhận nó.
Là những đệ tử Đại Pháp trong thời kỳ Chính Pháp, môi trường làm việc và cuộc sống của chúng ta không phải ngẫu nhiên. Chúng ta nên làm cho thật tốt để một số lượng lớn chúng sinh có thể được đắc cứu. Để đạt được điều này, trước hết chúng ta phải buông bỏ được các chấp trước và quan niệm con người.
Chấp trước vào thời gian
Sau nhiều năm thực hành tu luyện, nhiều học viên gần đây trở nên chấp trước vào thời gian. Một số chỉ muốn tránh né công việc và lối sống thường ngày với suy nghĩ rằng những điều đó là lãng phí thời gian. Một số học viên đã ngừng tìm kiếm việc làm, nghĩ rằng tiền tiết kiệm của họ sẽ đủ cho đến khi Chính Pháp kết thúc. Tôi nghĩ rằng dạng hành vi này là không phù hợp.
Là một học viên có nghĩa là chúng ta cần không ngừng đề cao bản thân và trợ Sư cứu người. Thêm nữa, chúng ta là đệ tử Đại Pháp, và con đường của chúng ta sẽ là tham chiếu cho con người tương lai. Điều đó có nghĩa là chúng ta nên đường đường chính chính thực hiện mọi việc. Chỉ khi nào chúng ta buông bỏ được tâm tự tư thì chúng ta mới có thể thực sự đồng hóa bản thân với Pháp.
Không đi đến cực đoan
Trong Chuyển Pháp Luân, Sư phụ giảng:
“Chúng tôi nói cái pháp môn ấy là thứ dùi sừng bò. Sao lại gọi là dùi sừng bò? Khởi đầu khi Đạt Ma dùi vào trong thì thấy còn rộng; nhị tổ dùi vào thì thấy không còn rộng nữa; tam tổ thì thấy còn lọt được; tứ tổ thì thấy hẹp lắm rồi; ngũ tổ về cơ bản chẳng còn gì để dùi nữa; tới lục tổ Huệ Năng thì đã đến đỉnh [sừng bò] và có dùi cũng chẳng đi đến đâu được nữa.” (Bài giảng thứ nhất)
Giờ đây tôi đi tới một thể ngộ rằng, là các học viên Đại Pháp, chúng ta không nên giam hãm bản thân bởi các suy nghĩ hay hiểu biết của mình. Nếu không, có thể chúng ta không thể tiến về phía trước. Điều đó còn có thể làm nổi lên rất nhiều vấn đề.
Tôi đã chứng kiến các tình huống mà các học viên đã bị bắt hoặc gặp can nhiễu nghiệp bệnh. Nếu chúng ta có thể thực sự tu luyện tu tâm cho tốt thì có lẽ sẽ có ít tổn thất hơn.
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2017/6/26/164415.html
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2017/5/29/348851.html
Đăng ngày: 16-7-2017; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.