Bài viết của Mỹ Huệ, một học viên Pháp Luân Đại Pháp tại tỉnh Hắc Long Giang, Trung Quốc

[MINH HUỆ 10-03-2018] Nghĩ lại hơn 20 năm tu luyện Pháp Luân Đại Pháp của tôi, không có gì phi thường cả. Tôi chỉ đơn thuần là bảo trì sự chân thành và thiện lương trong cuộc sống hàng ngày bởi vì tôi tu luyện Pháp Luân Đại Pháp.

Tôi là giáo viên dạy toán ở một trường cấp III. Tôi bắt đầu tu luyện từ năm 1997. Kể từ đó, tôi luôn cần mẫn trong công việc, và không quản là được giao dạy khối nào, lớp nào cả. Tôi cứ làm việc hết mình thôi.

Sư phụ Lý Hồng Chí đã giảng:

“…lãnh đạo phân công việc gì cũng [thực hiện] không nề hà” (“Bài giảng thứ tư”, Chuyển Pháp Luân)

Tôi thường xuyên phải đi ngang qua sân bóng để sang lớp tiếp theo bởi vì tôi dạy các lớp ở các khối khác nhau. Ngay cả khi chỉ dạy một khối, tôi cũng phải dạy các môn học khác nhau ở các phòng học cách xa nhau. Vì thế, tôi phải chuẩn bị nhiều việc hơn.

Một lần khác, tôi đang chuẩn bị đi nghỉ sau lễ tốt nghiệp thì đột nhiên bị ban giám hiệu nhà trường giao một nhiệm vụ mới. Tôi chưa từng khước từ việc gì mà ban giám hiệu giao cho. Tôi biết chỉ có nghe theo lời dạy của Sư phụ Lý, nghĩ cho người khác trước thì mới có thể trở thành một học viên chân chính.

Một số giáo viên xin chỉ dạy các tiết buổi sáng, một số khác lại không muốn dạy các tiết cuối của buổi sáng, một số lại đề nghị được xếp lịch dạy liền mạch. Tôi thường phải nhận bất kỳ lịch nào mà những giáo viên khác không muốn. Cho nên các tiết của tôi không nối tiếp nhau, hoặc chúng là những tiết cuối buổi sáng. Hơn nữa, các lớp buổi tối của tôi lại thường rơi vào tối thứ sáu, khi mọi người bắt đầu kỳ nghỉ cuối tuần.

Dù vậy, tôi cũng không yêu cầu cấp trên đổi tiết dạy với những người khác cho thuận tiện. Sư phụ bảo chúng ta hãy nghĩ về người khác trước và làm người tốt bất kỳ chúng ta ở đâu.

Hơn hai thập kỷ qua, tôi chưa từng xin nghỉ và ngày nào cũng đi làm đúng giờ. Vì tôi tuân thủ quy định nên được giao cho dạy các lớp của các giáo viên khác khi họ vắng mặt.

Tôi nhớ có một năm chúng tôi thảo luận về giải thưởng “giáo viên suất sắc”. Mọi người đều tranh giành và muốn giành danh hiệu này, ngoại trừ tôi. Tuy nhiên, hiệu trưởng lại nói: “Danh hiệu giáo viên xuất sắc năm này phải trao cho chị ấy [là tôi]. Chúng ta đều biết chị ấy làm việc cần mẫn thế nào rồi.”

Tôi nói với hiệu trưởng rằng tôi không màng danh hiệu gì đâu, và chị cứ trao cho người khác đi. Hiệu trưởng nói: “Không, chúng tôi không thể. Chúng tôi biết chị không màng gì đến danh hiệu, nhưng chị thật sự xứng đáng mà!”

Tôi luôn chia sẻ kiến thức với những giáo viên khác. Một lần, mấy đồng nghiệp của tôi họp để thảo luận về vấn đề gì đó mà họ không giải quyết được. Cuối cùng, một người trong số họ nảy ra ý đến hỏi tôi.

Chị ấy vừa đưa câu hỏi cho tôi, tôi liền giải đáp được ngay. Đó không phải là do tôi thông minh hơn họ, mà là chính là Sư phụ đã ban cho tôi trí huệ kể từ khi tôi bắt đầu học Đại Pháp. Như thế, cứ khi nào mắc mớ gì là họ lại tới gặp tôi.

Nhiều đồng nghiệp của tôi đã biết chân tướng về Pháp Luân Đại Pháp và cuộc bức hại. Một hôm, một giáo viên tới tìm tôi. Chị ấy có vẻ rất căng thẳng, bảo tôi: “Hiệu trưởng bảo tôi nhắn với chị tìm nơi trốn đi. Hai người lạ mặt tới tìm chị đấy. Có lẽ là liên quan tới đức tin của chị?”

Tôi cảm ơn chị ấy. Nhưng tôi không biết tại sao họ lại tới tìm tôi. Tôi không sợ. Cho nên tôi đi gặp họ. Họ là nhân viên của một ngân hàng, muốn xác minh một giao dịch mà chồng tôi đã thực hiện bằng tên của tôi.

Dù cảnh báo đó là sai, tôi vẫn thật sự biết ơn những đồng nghiệp của tôi đã cố gắng bảo vệ tôi. Tôi cảm thấy hạnh phúc vì hành động chính nghĩa của họ sau khi biết chân tướng. Như thế, họ đã chọn tương lai tươi sáng cho chính mình.

Tôi cũng đã nói chân tướng về Pháp Luân Đại Pháp và cuộc bức hại cho những học sinh mà tôi dạy, nhiều em đã ủng hộ. Chẳng hạn, khi các em mệt, chúng tới đề nghị tôi kể cho chúng về Đại Pháp. Nhờ thái độ tích cực mà một số học sinh đã nhận được phúc báo trong các kỳ thi đầu vào các trường đại học.

Chẳng hạn, một học sinh mọi khi chỉ đạt 40-50 điểm trên thang 100 môn toán. Sau đó, trong kỳ thi, cậu ấy đã tin tưởng rằng việc niệm “Pháp Luân Đại Pháp hảo, Chân – Thiện – Nhẫn hảo” sẽ giúp cậu ấy. Trong kỳ thi chính thức, cậu bé ấy đã đạt 80 điểm.

Cậu ấy nói với tôi: “Có một số câu hỏi mà em không chắc phải chọn câu trả lời nào thì em cứ niệm hai câu đó trước khi chọn đáp án cuối cùng. Và em đã chọn đúng tất cả các câu hỏi mà em không chắc chắn. Vì thế, em thật sự biết ơn Đại Pháp!”

Tôi thấy mình thật may mắn vì đã đắc Pháp và ngộ ra chân lý trong cuộc đời mình. Chính vì thế mà lòng tôi tràn ngập sự biết ơn và hạnh phúc. Tôi thật sự hy vọng mọi người có thể hiểu chân tướng về Đại Pháp và gặp phúc báo.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2018/3/10/362707.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2018/3/27/169181.html

Đăng ngày 13-5-2018; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share