Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp tại Trung Quốc

[MINH HUỆ 18-03-2018] Cha mẹ của một cậu bé 12 tuổi đã ly hôn khi cậu còn rất nhỏ. Cha của cậu bé, người được nhận quyền nuôi con, sau đó đã lâm vào cảnh nghiện ngập và thường xuyên đánh đập em. Đứa trẻ không thể chịu đựng nổi và đã bỏ nhà ra đi vào một ngày mùa đông.

Cậu bé ấy đã đến trước của nhà một người phụ nữ trong vùng, người đã để cho em ở lại với gia đình cô ấy trong lúc cô ấy tất tả tìm gia đình của em. Lúc đầu cô ấy bị mất chút thời gian vì đứa trẻ đã nói dối về hoàn cảnh gia đình của mình.

Hơn mười ngày sau, cô ấy cuối cùng đã có thể tìm thấy ông bà nội ngoại của cậu bé. Khi họ cám ơn cô ấy về những gì cô ấy đã làm cho đứa trẻ, cô ấy nói với họ rằng chính là đức tin đã truyền cảm hứng cho cô ấy giúp đỡ cậu bé.

Người phụ nữ thánh thiện này là một học viên Pháp Luân Đại Pháp, một môn tu luyện tinh thần dựa trên nguyên lý Chân-Thiện -Nhẫn.

Pháp Luân Đại Pháp đang bị bức hại bởi chế độ Đảng Cộng sản Trung Quốc từ tháng 7 năm 1999. Học viên này mong muốn chia sẻ câu chuyện về cậu bé nhằm vạch trần những tuyên truyền dối trá bôi nhọ Pháp Luân Đại Pháp của Chính phủ Trung Quốc.

Dưới đây là câu chuyện được học viên đó kể lại

[Lời của Ban biên tập: Độc giả lưu ý rằng hệ thống luật pháp tại Trung Quốc về việc giám hộ, hành hạ trẻ em và trẻ em cơ nhỡ không được tiến bộ như những nước phương Tây.]

Buổi sáng ngày 13 tháng Giêng năm 2018, con trai tôi đang chơi đàn piano thì có ai đó gõ cửa nhà. Tôi mở cửa và trông thấy một cậu bé ăn mặc phong phanh đang đứng trước cửa. Tôi không thể tin được rằng có người mẹ nào lại có thể sẵn sàng cho phép con mình đi ra ngoài trong thời tiết lạnh giá với quần áo mong manh như vậy.

Cậu bé nói rằng cậu đã đến nhà tôi một lần vào năm ngoái, tôi nhanh chóng đưa cậu bé vào nhà. Cậu tên là Tiểu Mãn, sống trong một căn nhà nhỏ phía sau khu nhà hàng xóm của chúng tôi. Cậu bé 12 tuổi, cùng tuổi với con trai tôi, nhưng thân hình nhỏ bé và gầy gò khiến nhìn cậu trông nhỏ hơn so với tuổi.

Một đứa trẻ bị bỏ rơi

Tiểu Mãn chơi với con trai tôi suốt buổi sáng, sau khi con trai tôi hoàn thành bài tập đàn piano. Tôi bảo cháu gọi cho gia đình xin phép được ăn trưa với chúng tôi. Cháu đáp rằng cháu không nhớ số điện thoại của cha mẹ.

Tôi lo lắng rằng Tiểu Mãn đã đi quá xa khỏi nhà và bảo cháu quay về nhà vào buổi chiều. Cháu nói rằng gia đình thường cho cháu ra ngoài rất lâu. Tôi đã buộc cháu quay về nhà khi trời tối, nhưng cháu đã quay lại sau khi rời khỏi một lát, nói rằng mẹ cháu cho cháu đi chơi thêm khoảng nửa giờ nữa.

Sau 6 giờ tối, Tiểu Mãn vẫn còn ở lại nhà tôi, tôi nghiêm nghị nói với cháu, “Tiểu Mãn à, trời tối rồi và cháu phải về nhà ngay.” Cháu rời đi một cách miễn cưỡng và một lát sau quay lại lần nữa. Cháu nói rằng cửa nhà cháu bị khóa rồi. Tôi không còn cách nào khác đành để cháu lại ăn tối.

Khoảng 9 giờ tối, Tiểu Mãn vẫn còn đi loanh quanh và không ai trong gia đình tới đón cháu về. Con trai lớn và tôi quyết định đưa cháu về nhà.

Khi chúng tôi gặp hàng xóm của cháu, Tiểu Mãn trở nên dè dặt ít nói. Cuối cùng cháu đã nói rằng cha cháu đã làm việc ở một thành phố khác và rằng ông ấy đã chuyển tới sống cùng bà nội và cụ cháu từ ba tháng trước và giờ cháu không thể nhận ra ngôi nhà ấy vào ban đêm được.

Tôi phải đưa cháu quay về nhà tôi bởi vì tôi không thể để một đứa trẻ ở ngoài một mình trong đêm.

Chúng tôi lại đưa Tiểu Mãn trở lại nhà vào sáng hôm sau. Cháu lại quay lại, nói rằng cửa nhà vẫn bị khóa. Sau đó tôi bảo cháu về nhà một mình sau bữa trưa, tuy nhiên cháu lại quay lại lần nữa.

Cháu nói, “Cửa nhà vẫn còn bị khóa. Chủ tiệm mạt chược gần đó đã gọi điện cho ông cháu. Ông cháu muốn cháu ở đây với cô ạ. Ông nói ông sẽ tới đón cháu về nhà sau khi ông chăm sóc cho ông cố của cháu đang ở trong bệnh viện ạ.”

Tôi cố gắng tìm gặp chủ tiệm mạt chược vài lần sau đó, tuy nhiên không có ai ở đó cả.

Chồng tôi cảm thấy rằng Tiểu Mãn là một cậu bé bị bỏ rơi. Chúng tôi do đó đã để cháu ở lại nhà chúng tôi đến khi cháu được gia đình tới đón. Trong thời gian ở với chúng tôi, chúng tôi mang cháu theo mỗi khi chúng tôi đi ra ngoài.

“Pháp Luân Đại Pháp Hảo”

Tôi chăm sóc hai con, mỗi cháu cách nhau ba năm đã quá đủ rồi. Giờ có thêm Tiểu Mãn nên sinh hoạt thường lệ của tôi có đôi chút xáo trộn.

Khi những đứa trẻ đánh nhau, tôi nhắc chúng tuân theo nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn để giải quyết mâu thuẫn.

Một dịp tôi đưa cho Tiểu Mãn quần áo của con trai tôi sau khi cháu tắm bằng nước ấm, cháu nói, “Dì ơi, dì thật là tốt bụng. Cháu thực sự mong muốn được là con trai của dì. Thật là tuyệt nếu như dì là mẹ cháu! Ở nhà, cháu phải tự nấu ăn và giặt giũ quần áo.”

Tôi cảm thấy buồn cho cậu bé. Tôi tự hỏi làm sao mà một người mẹ có thể cảm thấy yên tâm khi để con ở với người lạ trong thời gian quá lâu như thế.

Vài ngày sau, có một cơn bão tuyết xảy đến. Các con ra ngoài nặn người tuyết và chơi ném bóng tuyết với nhau. Tiểu Mãn bị cảm lạnh và bắt đầu ho vào đêm đó.

Con trai tôi nói với cháu, “Cậu sẽ khỏe nếu cháu nhẩm ‘Pháp Luân Đại Pháp hảo’ và ‘Chân-Thiện-Nhẫn hảo’. Đó là cách nhà mình làm khi mọi người cảm thấy không khỏe.”

Tiểu Mãn đã nhẩm những từ kỳ diệu đó không ngừng. Cháu cũng bắt đầu luyện công với chúng tôi vào ngày hôm sau. Hai ngày sau, cháu đã hết ho. Cháu nói một cách phấn khích, “Pháp Luân Đại Pháp hảo!”

Gặp lại ông bà của cậu bé

Mẹ tôi đề nghị rằng tôi nên đưa Tiểu Mãn đến đồn cảnh sát địa phương, nhưng tôi không đồng ý. Tôi cảm thấy rằng có lẽ chúng tôi có duyên tiền định được gặp nhau. Nếu không, cháu không thể đến nhà tôi. Hơn nữa, dù sao thì cũng sắp khai giảng năm học mới, và gia đình cháu sẽ đến đón cháu nhập học.

Mười hai ngày trôi qua và gia đình Tiểu Mãn vẫn chưa đến đón cháu. Tôi bắt đầu lo lắng. Khi một đồng tu tới thăm tôi, tôi đã kể câu chuyện này cho cô ấy nghe và chúng tôi quyết định cùng đi tìm gia đình của cậu bé. Nhưng Tiểu Mãn không muốn đi với chúng tôi.

Chúng tôi được những đứa trẻ trong khu nhà của Tiểu Mãn cho biết rằng cha mẹ cháu đã ly hôn và cha cháu không còn làm việc ở thành phố khác. Chúng tôi nói với cháu, “Cháu phải nói thật với chúng tôi và chúng tôi sẽ giúp cháu.”

Đứa trẻ cuối cùng cũng kể lại câu chuyện của mình. Cha mẹ cháu đã ly hôn khi cháu còn nhỏ, và cha cháu nhận nuôi con. Cha cháu trở nên nghiện ngập và thường xuyên đánh đập cháu. Rồi cháu cho chúng tôi xem những vết sẹo trên người và van nài chúng tôi đừng trả cháu về với cha cháu.

Chúng tôi cảm thấy cháu thật đáng thương. Mặc dù tôi thực sự muốn giúp đỡ đứa trẻ nghèo khổ này, nhưng tôi lại lo lắng rằng người cha nghiện ngập của đứa trẻ có thể sẽ gây rắc rối cho chúng tôi. Tôi không biết phải làm gì nữa.

Một học viên nói với tôi, “Nếu chúng ta trả cậu bé về với cha cậu bé, tương lại của cậu bé sẽ bị hủy hoại mất. Hãy tìm những người họ hàng của cậu bé và thuyết phục họ cho cậu bé nhập học. Chúng ta sẽ trả một phần chi phí nếu cần thiết.”

Đó là một ý tốt. Với Tiểu Mãn, bất kỳ việc gì cũng tốt hơn là quay về với cha của cậu bé. Rồi cậu bé cũng nói cho chúng tôi địa chỉ ông bà ngoại.

Khi chúng tôi gặp bà ngoại Tiểu Mãn, bà từ chối chăm sóc cậu bé và bảo chúng tôi đưa cậu về với cha cậu. Đứa trẻ níu tay một học viên khác van nài, “Xin đừng trả cháu về nhà. Cháu sẽ lại bị đánh đập nữa.”

Chúng tôi cố gắng thuyết phục bà ngoại Tiểu Mãn cho cháu nhập học; sau một lúc, bà nhượng bộ và gọi cho ông chồng để hai người có thể cùng quyết định. Ông ấy cảm ơn chúng tôi và nói rằng họ sẽ bàn xem nên làm gì. Chúng tôi cảm thấy nhẹ nhõm và để đứa trẻ ở lại với ông bà ngoại cậu bé ấy.

Tuy nhiên, trên đường về chúng tôi lo lắng rằng gia đình ấy có thể không muốn trả tiền cho cậu bé nhập học. Chúng tôi quay lại và nói với họ rằng chúng tôi có thể giúp đỡ họ trả một phần học phí cho cậu bé.

Ánh mắt tuyệt vọng của Tiểu Mãn làm chúng tôi thực sự rất buồn khi chúng tôi rời đi lần thứ hai. Đồng tu nói, “Trên đường đến đây, chúng ta đã hứa với Tiểu Mãn rằng chúng ta sẽ không để cháu lại với gia đình. Những gì chúng ta làm tổn thương cậu bé sẽ làm cậu bé có thể không tin tưởng vào ai khác lần nào nữa. Tốt hơn là chúng ta nên giữ cậu bé lại với chúng ta cho dù chúng ta có phải quay lại vào ngày mai.”

Chúng tôi quay lại đón cậu bé. Ông ngoại cậu bé rất xúc động. Ông ấy nói, “Tôi có thể thấy mọi người đang thực sự làm việc này vì cháu bé.”

Đến trường

Ông ngoại Tiểu Mãn đã sắp xếp, và chúng tôi cuối cùng cũng gặp được cha và ông bà nội của cậu bé vào trưa ngày hôm sau. Trên đường đi, cậu bé liên tục đọc chín chữ thần thánh.

“Dì ơi, cháu niệm không ngừng. Sư phụ Lí sẽ giúp cháu ạ?” cậu bé hỏi

Chúng tôi mỉm cười với cậu bé và nói, “Cháu thật là chân thành. Mọi việc chắc chắn sẽ tốt đẹp.”

Cuối cùng, cả đại gia đình đã đồng ý cho Tiểu Mãn nhập học. Đứa trẻ thực sự rất vui sướng.

Ông ngoại cậu bé nói, “Mọi người đã đến nhà chúng tôi hai lần chỉ vì đứa bé này và còn cho tiền chúng tôi để lo cho việc học của cháu. Chúng tôi cảm thất rất xấu hổ. Hiện giờ, người tốt như các chị không có nhiều. Chúng tôi sẽ không bao giờ quên các chị.”

Phần kết

Gia đình Tiểu Mãn chân thành cảm ơn chúng tôi. Tôi nói với họ, “Mọi người có thể cảm ơn Sư phụ của tôi. Ngài đã dạy chúng tôi làm người tốt và nghĩ đến người khác trước. Chúng tôi chỉ làm những gì mà một học viên nên làm.”

Kỳ thực rằng chúng tôi không thể làm được nhiều như vậy nếu không phải là học viên Pháp Luân Đại Pháp. Tôi cảm thấy vô cùng may mắn được tu luyện Pháp Luân Đại Pháp.

Con xin tạ ơn Sư phụ và Đại Pháp!


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2018/3/18/362979.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2018/4/3/169251.html

Đăng ngày 30-4-2018. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share