Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp tại Thụy Điển

[MINH HUỆ 13-10-2017] Tôi đã tham gia một số hoạt động nhằm giúp nâng cao nhận thức về Pháp Luân Đại Pháp trong Tuần lễ Almedalen vừa qua tại Thụy Điển. Almedalen là một diễn đàn chính trị quan trọng ở Thụy Điển, nơi mọi người thảo luận, tổ chức hội thảo và làm các sự kiện khác.

Tôi cùng các học viên khác cũng đã đi khắp Thụy Điển để hồng Pháp và giảng chân tướng về Pháp Luân Đại Pháp.

Qua những trải nghiệm này, tôi đã có nhiều bước tiến lớn trong việc hướng nội tìm thiếu sót và buông bỏ các chấp trước của mình.

Ỷ lại các đồng tu

Vài tháng trước, tôi trở nên giải đãi trong tu luyện và không thể ngồi song bàn đủ một giờ đồng hồ.

Trong Tuần lễ Almedalen, tôi và hai đồng tu khác có nhiệm vụ biểu diễn năm bài công pháp của Pháp Luân Đại Pháp, bao gồm cả bài ngồi đả tọa ở thế song bàn trong một giờ đồng hồ.

Ngày đầu tiên, tôi đã hoàn thành bài thiền định trong một giờ đồng hồ một cách khó khăn. Tối hôm đó, hai chân tôi bị chuột rút, và tôi đau đớn vô cùng. Ngày thứ hai, khi đến lúc phải biểu diễn các bài công pháp, tôi đã rất sợ hãi. Đúng lúc đó, một đồng tu người Trung Quốc tới, thế là tôi nhanh chóng giao lại nhiệm vụ biểu diễn các bài công pháp cho vị đồng tu đó. Tuy nhiên, ngày hôm sau, vị đồng tu đó đã kiên quyết từ chối thay thế tôi. Không còn cách nào khác, tôi đành phải lấy hết can đảm để hoàn thành bài đả tọa ngày hôm đó.

Ngày thứ tư, tâm sợ đau của tôi càng bành trướng hơn, trong tâm tôi vẫn muốn nhờ đồng tu giúp đỡ. Ngay khi vừa lên tiếng nhờ vả, tôi liền bị đồng tu từ chối thẳng. Lúc đó, trong tâm tôi có chút bất mãn, bởi vì tôi nghĩ rằng các đồng tu luôn luôn vui vẻ giúp đỡ người khác, sao vị đồng tu này lại từ chối lời nhờ thay thế vị trí của tôi?

Tôi nhớ lại giấc mơ vài hôm trước: Tôi đang phơi quần áo và làm rơi một món đồ xuống đất. Tôi nhờ hai đồng tu giúp tôi nhặt lên. Một đồng tu nhặt món đồ đó lên, rũ nó, rồi lại đặt nó xuống đất. Tôi rất sốc, và phàn nàn với đồng tu còn lại về hành động kỳ lạ của người kia. Tuy nhiên, đồng tu này chỉ mỉm cười mà không nói gì.

Tôi đã hiểu ra giấc mơ đó chính là điểm hoá của Sư phụ, Nhà sáng lập Pháp Luân Đại Pháp: Khi đối mặt với khổ nạn, tôi nên tu luyện bản thân mình thay vì ỷ lại vào các đồng tu. Tôi cần tự mình vượt qua khảo nghiệm.

Sư phụ giảng:

“Kệ nó! Khi vừa vứt bỏ, chư vị sẽ phát hiện thấy nạn trở nên nhỏ, chư vị trở nên lớn, chư vị chỉ một bước liền vượt qua, nạn kia biến thành chẳng là gì cả, đảm bảo là như vậy.” (Giảng Pháp tại Pháp hội Sydney [1996])

Tôi bình tâm lại và đi đến địa điểm biểu diễn các bài công pháp. Khi thực hiện bài thiền đả tọa, tôi cảm thấy năng lượng bao bọc khắp toàn thân, cảm giác vô cùng thoải mái, và thời gian trôi đi rất nhanh. Ngày hôm sau, tôi có thể ngồi đả tọa mà không cảm thấy đau chút nào.

Tu bỏ tư tâm và tâm tật đố

Do không biết tiếng Thụy Điển, tôi không thể trò chuyện với mọi người, nên tôi thường biểu diễn các bài công pháp của Đại Pháp. Luyện công cả ngày khá là mệt, thỉnh thoảng tôi nghỉ ngơi bằng cách đi phát tài liệu giảng chân tướng. Tuy nhiên, do thiếu những kỹ năng giao tiếp cần thiết, tôi lại phải quay về và tiếp tục luyện công. Nhìn thấy các đồng tu có thể giảng chân tướng lưu loát bằng tiếng Thụy Điển, tôi thực sự ghen tị với họ.

Tôi cảm thấy thất vọng và bất lực, liên tục oán trách bản thân có tâm an dật quá mạnh nên đã không học ngôn ngữ. Đồng thời, tôi cũng tìm lý do bào chữa cho chính mình: Tôi đã quá bận rộn với việc gọi điện thoại về Trung Quốc Đại lục để giảng chân tướng, cũng như học Pháp luyện công, vậy thì làm sao còn thời gian để học thêm ngôn ngữ?

Tôi hướng nội và tìm thấy tâm tật đố cũng như tâm cầu danh. Tâm tật đố khiến tôi thấy khó chịu trong lòng. Do không có khả năng giao tiếp bằng ngôn ngữ, tôi phải đóng vai hỗ trợ, và lòng tự trọng cũng như sự tự tin của tôi bị hạ xuống.

Sư phụ giảng:

“Vấn đề tâm tật đố rất nghiêm trọng, bởi vì nó liên quan trực tiếp đến vấn đề chúng ta có thể tu viên mãn được hay không. Nếu tâm tật đố không dứt bỏ, thì hết thảy các tâm người ta tu luyện được đều biến thành yếu nhược. Có một quy định, rằng trong tu luyện nếu người ta không vứt bỏ được tâm tật đố thì không đắc chính quả, tuyệt đối không đắc chính quả.” (Chuyển Pháp Luân)

Lời giảng của Sư phụ đã hối thúc tôi phát chính niệm để thanh trừ các tâm bất hảo, bài xích chúng và phủ nhận chúng. Trong tâm tôi cũng không ngừng nói với bản thân: Tôi cần phối hợp chỉnh thể, luyện công cũng rất trọng yếu, cũng là cứu người mà.

Nhận thức về uy đức

Sự kiện tiếp theo đã khiến tôi nhận ra một chấp trước ẩn sâu khác của mình. Một ngày, tôi gặp đồng tu điều phối khi đang trên đường trở về ký túc xá. Người điều phối đề nghị tôi cùng đi phát chính niệm hỗ trợ cho buổi phỏng vấn của hai đồng tu khác. Tôi đồng ý, và chúng tôi cùng đi tới xe ô tô của hai đồng tu kia để chuẩn bị xuất phát. Khi đó, tôi phát hiện ra chỉ có mình tôi đi cùng để phát chính niệm. Trên đường đi, trong khi hai đồng tu kia thảo luận trước về các vấn đề sẽ đưa ra, trong đầu tôi không ngừng suy nghĩ hết điều này tới điều khác.

Tôi nghĩ: “Tại sao chỉ có một người phát chính niệm? Liệu chính niệm của mình tôi có đủ mạnh? Nếu như tôi phát chính niệm không tốt thì làm thế nào? Trách nhiệm này lớn quá, nếu có các đồng tu khác cùng phát chính niệm với tôi thì sẽ tốt hơn.”

Một lần nữa, tâm ỷ lại vào đồng tu của tôi lại xuất hiện. Tôi cố gắng tập trung thanh lý trường không gian của mình, nhưng tâm tôi không thể tĩnh xuống.

Tại địa điểm phỏng vấn, trời mưa phùn và gió lạnh. Tâm tôi bất ổn đến nỗi thậm chí chỉ một người đi qua cũng gây phiền phức và khó chịu cho tôi. Tôi thất vọng và không thể tập trung phát chính niệm.

Khi giọng nói của đồng tu đang được phỏng vấn vang lên, tôi nhận ra rằng tôi nên phát chính niệm. Đầu óc của tôi trở nên thuần tịnh, tư tưởng mạnh mẽ trở lại.

Tôi hướng nội lần nữa và nhận ra tại sao mình cảm thấy lo lắng. Đó là do tâm lo sợ mất đi uy đức, tâm truy cầu uy đức. Tôi đã nghĩ rằng chỉ có giảng chân tướng về Đại Pháp mới là cách duy nhất để kiến lập uy đức.

Sau khi tìm thấy chấp trước ẩn sâu của mình, tôi đã nhanh chóng phát chính niệm thanh trừ nó.

Đi khắp Thụy Điển để nói cho mọi người biết về Đại Pháp

Khi tham gia chuyến đi xe ô tô vòng quanh Thụy Điển để nói cho mọi người về Đại Pháp, tâm tật đố của tôi lại nổi lên. Nó có liên quan đến một sự việc cụ thể. Vì sự việc đó mà tôi thậm chí còn nghĩ rằng tương lai mình sẽ không bao giờ tham gia vào những hoạt động như thế này nữa.

Trong tâm tôi đầy oán hận và tức giận cho tới khi chúng tôi phát chính niệm ở gần Đại sứ quán Trung Quốc. Tôi nghe thấy một đồng tu đang nói qua loa phóng thanh cho các nhân viên Đại sứ quán nghe. Tôi có thể cảm nhận được sự từ bi và chính niệm trợ Sư Chính Pháp của đồng tu đó.

Tôi nói với bản thân: “Mình đang làm gì vậy? Các đệ tử Đại Pháp đang trợ Sư Chính Pháp cứu độ chúng sinh, còn mình thì buồn phiền vì những được mất người thường.”

Tôi nhận ra lý do mình phát chính niệm là vị tư. Tôi phát chính niệm chỉ để trừ bỏ những chấp trước người thường, để tôi có thể đề cao bản thân chứ không phải là để trợ Sư Chính Pháp.

Sư phụ giảng:

“nhưng đệ tử Đại Pháp là có sứ mệnh, tu luyện của đệ tử Đại Pháp thời kỳ Chính Pháp là khác rồi, chư vị chấp trước vào tu luyện cá nhân, đã thành một chấp trước rồi!” (Giảng Pháp tại Pháp hội Miền Tây Mỹ quốc 2015)

Tôi sám hối với Sư phụ trong nước mắt: “Sư phụ, con đã sai rồi!” Ngay lập tức, những tư tưởng bất hảo của tôi bị xoá sạch. Con xin cảm tạ Sư phụ!


Bản tiếng Hán: https://big5.minghui.org/mh/articles/2017/10/13/355418.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2017/11/18/166440.html

Đăng ngày 18-1-2018; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share