Bài viết của đệ tử Đại Pháp tại Trung Quốc Đại lục

[MINH HUỆ 21-2-2016]

1. Bài trừ ý thức đấu tranh trong tư tưởng, làm thuần khiết ngôn ngữ của chúng ta

Trong sách Giải thể văn hóa đảng viết:

“Trong xã hội Trung Quốc ngày nay, con người đối xử với nhau lạnh nhạt, đố kỵ lẫn nhau, không tin tưởng và khoan dung với nhau, điều này có liên quan mật thiết đến triết học đấu tranh trong văn hóa đảng. Trung Cộng gây dựng nhờ vào triết học đấu tranh, cũng duy trì thống trị nhờ vào triết học đấu tranh. Trên thực tế, chính là việc không ngừng cường điệu hóa tư tưởng đấu tranh trong đầu óc dân chúng, trong những cuộc đấu tranh chính trị liên miên không dứt hết lần này đến lần khác do Trung Cộng phát động. Điều này cuối cùng đã khiến dân tộc Trung Hoa vốn coi trọng đạo Trung dung, tôn sùng dĩ hòa vi quý, mọi người đều đành phải coi đấu tranh như trạng thái bình thường của xã hội, coi sự cảnh giác tràn ngập giữa người với người như một trạng thái bình thường, coi việc tranh giành, dối gạt nhau là đạo sinh tồn trong cạnh tranh xã hội.”

“Một người chân thành, lương thiện, khoan dung, tự tin sẽ không động một tí là hô đánh hô giết, càng không áp đảo đối phương bằng ngôn từ, nói những lời tàn nhẫn, ngụy biện, nghĩ trăm phương nghìn kế dùng ngôn từ để sỉ nhục người khác, khiến người khác xấu hổ bối rối, từ đó mà cảm thấy một tâm lý thỏa mãn. Đằng sau ngôn từ đấu tranh là sự kết hợp giữa triết học đấu tranh của Trung Cộng với tâm thái méo mó vừa tự ti, vừa tự đại và nhân cách biến dị.”

“Trong xã hội bình thường, người ta khi đối xử với người cùng địa vị với mình thì nhã nhặn, lễ độ; khi đối xử với người yếu hơn hoặc người bất hạnh hơn mình thì lời nói hết sức nhẹ nhàng, ôn hòa, có tính an ủi; giữa vợ với chồng tôn trọng nhau như khách, khi giáo dục trẻ nhỏ thì hướng dẫn từng bước tỉ mỉ; khi giảng đạo lý thì cân nhắc từng sự việc, tỉnh táo lý trí, nếu sai cũng thẳng thắn thừa nhận. Đằng sau phong thái của người quân tử là tâm thái bình tĩnh, tự tin, lấy thiện đãi người. Để xóa bỏ đi ý thức đấu tranh trong ngôn từ, chỉ dựa vào sự nỗ lực về mặt ngôn ngữ thì không thể giải quyết được vấn đề, mà chúng ta cần phải cải biến từ căn bản tư duy đấu tranh kiểu Văn hóa đảng.”

“Khi chứng minh một đạo lý, người bị ảnh hưởng bởi Văn hóa đảng không giảng đạo lý với một tâm thái bình tĩnh, ôn hòa, từ bi với mọi người, mà là ngụy biện, cãi lý, có lý thì nói cho đến cùng, không có lý thì cũng cãi bằng được, thái độ vênh váo, hung hăng.”

“Trung Cộng chủ trương “người nếu phạm ta, ta ắt phạm người” kỳ thực là tấm lòng hẹp hòi, là biểu hiện của tư tưởng bụng dạ tiểu nhân. Điều này rất phù hợp với tinh thần “đấu tranh” của nó. Kiểu suy nghĩ này khiến con người trong xã hội ân oán không dứt, ai cũng giống như kẻ địch, đây cũng là một trong những nguyên nhân quan trọng khiến mối quan hệ giữa con người ngày nay trở nên căng thẳng.”

2. Sự nguy hại của tâm tranh đấu: Mở miệng ra là cáu giận khiến nguyên anh biến hóa, nuôi dưỡng ma tính khiến công trụ suy giảm

Sư phụ giảng:

“Trong không gian mà Chính Pháp chưa đến, có những lúc đệ tử Đại Pháp có cách nghĩ khá là chính, ấy là có chính Thần hoặc nhân tố chính đang khởi tác dụng, gia trì chính niệm của họ. Có những lúc đệ tử Đại Pháp phối hợp với nhau không tốt, nóng nảy, tức giận, thì tôi thấy một số sinh mệnh biến dị, có lúc những [sinh mệnh] rất là lớn, đang tăng cường chúng, ngoài ra các sinh mệnh bất hảo tầng tầng lớp lớp ở các tầng thấp khác nhau mà phù hợp với các tầng khác nhau đều khởi tác dụng, tôi chẳng phải giảng rằng người ta đều có cả hai phía thiện-ác sao?” (Đệ tử Đại Pháp nhất định phải học Pháp – Giảng Pháp tại Pháp hội vùng Metro Area ở Washington DC 2011)

Tôi phát hiện ra trường không gian của chúng ta sẽ trong nháy mắt bị tà linh cộng sản xâm nhập khi chúng ta xuất hiện những hành vi mang tư tưởng Văn hóa đảng sau đây: đấu tranh, tức giận, nôn nóng, oán giận, trách móc, đố kỵ, sắc dục, bàn lộng thị phi, gây gián cách, giảo hoạt, bịa đặt, hiển thị, lười biếng, sợ hãi v.v. Tà linh đa phần là hình tượng của Mark, Chu Ân Lai, Lenin, Ăng gen, Mao Trạch Đông, Giang Trạch Dân, ngoài ra cũng có hình ma quỷ, đầu lâu, rắn độc. Đầu lâu của thủ lĩnh tà linh đều mặc áo Tôn Trung Sơn, vai khoác cờ đỏ. Chúng thường xuyên hội họp để tìm hiểu cách làm thế nào gia tăng thêm chấp trước cho các đệ tử Đại Pháp, để lôi những người tu luyện này xuống. Những thứ này sau khi tiến nhập vào không gian sẽ can nhiễu các đệ tử Đại Pháp đồng hóa với Đại Pháp, khiến cho họ cầm sách lên là cảm thấy buồn ngủ, can nhiễu việc họ hướng nội tìm, khiến họ hướng ngoại tìm một cách mạnh mẽ, chỉ nhìn thấy người khác đối xử với mình không tốt ra sao, trong lòng chất đầy tâm oán hận, nhất là khiến những tâm tranh đấu này thời gian dài không tống khứ được, những đồng tu hay cáu kỉnh, nóng giận cần hết sức chú ý. Chúng xuất hiện tràn ngập không gian, những tên đầu lâu cầm súng và những tên quỷ cầm đao đang chém giết tứ tung những chúng sinh của chúng và làm tổn thương chính thân thể xác thịt của chúng. Mặc dù những tà linh này ở tầng thứ rất thấp nhưng chúng lại rất nhiều, lúc này nếu không quy chính bản thân trong Pháp thì phát chính niệm cũng không hiệu quả gì, chúng khiến cho các đồng tu xuất hiện nghiệp bệnh, từ đó bị mất đi lớp da người. Những người bị Văn hóa đảng cướp đi lớp da người chiếm hơn một nửa trong số những đồng tu đã qua đời.

Nữ đồng tu A khi gặp vấn đề thì hướng ngoại tìm, không nhẫn, thường xuyên nổi nóng, hễ nói là nổi giận, không thể giữ được tâm thái bình tĩnh, chỉ thích nghe những lời nói êm tai, không tu khẩu, thường bình luận về người khác sau lưng, quan nào cũng không muốn vượt qua. Thậm chí bà ấy còn can dự vào cuộc sống hôn nhân của con cái, khiến cho gia đình bất hòa, con cái phải ly hôn, cháu bé từ nhỏ đã mất đi tình thương của mẹ, phải sống cùng bà ấy. Chồng bà ấy cũng là đồng tu, nhưng cả hai người chỉ học Pháp mà không hướng nội tìm, gặp chuyện gì cũng tranh cãi nhau, không giống người tu luyện chút nào. Trong đó một người bị liệt phải nằm trên giường nhiều năm, thường xuyên chửi bới một đồng tu thuê nhà của họ. Vì tu luyện có sơ hở, nên trường không gian chứa một lượng lớn tà ác, điện thoại bị nghe lén, Phòng 610, cảnh sát, tổ dân phố nhiều lần đến gõ cửa can nhiễu, mấy lần muốn đưa bà ấy đi. Nếu không có sự từ bi bảo hộ của Sư phụ (giúp bà thoát thân khi bị giả tướng nghiệp bệnh diễn hóa) thì hậu quả không thể lường trước được.

Nữ đồng tu B nhiều lần bị bắt giam bức hại. Sư phụ đã điểm hóa cho cô đó là do cô khi gặp vấn đề gì cũng không tuân theo Chân-Thiện-Nhẫn mà yêu cầu bản thân, những tầng thân thể của cô đã để cho Văn hóa đảng thao túng mà bị cựu thế lực đưa vào địa ngục chuẩn bị tiêu hủy. Sư phụ đã sớm điểm hóa cho cô là thiếu thiện tâm, khi gặp sự việc không nhẫn, tâm tranh đấu quá mạnh. Giả ác đấu là Văn hóa đảng điển hình. Sư phụ từng thông qua miệng của một tiểu đệ tử để điểm hóa cho cô, cô vẫn dùng lời giả dối khi làm việc, nói chuyện: “Buổi sáng rõ ràng đã ăn sáng rồi nhưng lại nói rằng mình chưa ăn; rõ ràng là hoa cúc lại nói là hoa mai.” Đồng tu này khi gặp sự việc đều hướng ngoại tìm, chỉ toàn oán hận, chỉ trích người khác. Không thực tu thì chính là lãng phí sự khổ tâm an bài của Sư phụ, vì mỗi sự việc xảy ra hàng ngày đều để giúp chúng ta trừ bỏ nhân tâm

Một nữ đồng tu C ở vùng khác, sau khi ra khỏi nhà tù cô ấy vẫn không hướng nội tìm xem mình đã thiếu sót ở đâu dẫn đến bị bức hại. Chồng cô làm kinh doanh nên sợ cô lại bị bức hại nữa, liền bỏ việc kinh doanh, đưa cả gia đình đến một thành phố xa lạ, bắt đầu một cuộc sống mới. Nhưng nữ đồng tu này tâm tranh đấu cũng không hề bởi hoàn cảnh thay đổi mà chuyển biến, ngược lại còn ngày càng mãnh liệt, cô ấy thường xuyên nổi giận. Một lần tôi nhìn thấy trong trường không gian của cô ấy, Giang Trạch Dân đang thao túng cô ấy, ai đến cũng đánh nhau với họ. Về sau khi tôi rời khỏi nơi đó, tôi nghe nói cô ấy lại bị bắt giữ. Đây chắc chắn không phải là cuộc bức hại giữa người với người, mà là do nhân tâm của bản thân không chính nên đã chiêu mời sự bức hại của ma quỷ ở không gian khác. Bên này không nhẫn, nổi nóng, bên kia tà ác liền thao túng cảnh sát đến gõ cửa.

Có người nói tôi tu tốt ra sao, vậy thì cớ sao không tống khứ đi những thứ văn hóa đảng của mình? Tu luyện chẳng phải là chân thành thực tu bản thân, quy chính bản thân hay sao? Người khác tu được tốt đến mấy, chia sẻ hay đến mấy, giúp cô ấy phát chính niệm nhiều đến mấy, nhưng bản thân không thực tu thì cũng không ích lợi gì! Nhân tâm vẫn còn thì phiền phức sẽ không ngừng đến, mà tâm nóng giận không những không phù hợp với nhẫn mà cũng không phù hợp với thiện, khiến nguyên anh biến hóa, nghiêm trọng hơn là sẽ rớt tầng thứ, nghiêm trọng hơn nữa là những tinh cầu trong tầng thiên thể sở tại của bản thân đều sẽ bị nổ tan.

Nam đồng tu D đắc Pháp năm 1996, nhưng vẫn chỉ tu như không tu, năm 2013 mới bắt đầu học Pháp, luyện công, chưa từng ra ngoài giảng chân tướng cứu người, phát chính niệm rất ít khi lâu quá 10 phút, buổi tối chưa bao giờ phát chính niệm lúc 12 giờ, rất ít khi tham gia luyện công buổi sáng sớm, còn ham ăn, ham ngủ, tâm an dật, khi làm sai thì dối trá, giảo biện, không phù hợp với Chân. Khi ma tính đại phát, ông ấy đối xử với ai cũng ác, ngay cả với cha mẹ mình, quả thực không phù hợp với Thiện và Nhẫn. Không những vậy hễ ai góp ý là ông bực tức nói: “Đã có Sư phụ quản tôi rồi, tôi có phương pháp tu luyện của tôi, không cần anh phải quan tâm, anh hãy đi lo việc tu luyện của anh đi.” Chính tà linh Văn hóa đảng đã gây gián cách, can nhiễu ông hướng nội tìm, gia tăng những chấp trước của ông. Nếu ông có thể đọc những câu chuyện tương tự trên tuần báo Minh Huệ, xem xem các đồng tu khác tinh tấn thế nào, từ đó đối chiếu với Pháp để tìm ra thiếu sót của bản thân, nhìn thẳng vào những vấn đề tồn tại của bản thân, chỉ có như vậy mới có thể không lãng phí thời gian, không lười biếng buông xuôi.

Văn hóa đảng không những ngăn cản chúng ta đồng hóa với Chân-Thiện-Nhẫn mà còn can nhiễu chúng ta đề cao, phối hợp chỉnh thể. Chỉ có tu bỏ những hành vi và tư tưởng mang văn hóa đảng thì tà linh cộng sản mới bị thanh trừ triệt để, bản thân mới có thể quy chính trong Đại Pháp.

3. Vứt bỏ tư tưởng hẹp hòi, đấu với trời đất của văn hóa đảng, khi gặp sự việc phải cố gắng Nhẫn

Chữ Nhẫn là thanh đao đâm vào tim. Khi gặp sự việc phải độ lượng, khoan dung, nhẫn nhịn. Mang tâm thái nóng giận hay bình tĩnh khi xử lý một sự việc thì kết quả hoàn toàn khác nhau. Khi chịu sỉ nhục hoặc xảy ra xung đột, nếu chúng ta có thể phóng hạ được tâm cao ngạo, dùng lời của người khác để đo lường hành động của mình, thì chúng ta sẽ có sự tiến bộ và đề cao lớn.

Tăng Sâm nói: “Ta mỗi ngày tự kiểm điểm bản thân ba lần”. Là người tu luyện thường khi gặp mâu thuẫn xung đột đều là để chúng ta buông bỏ nhân tâm, không phải để chúng ta chỉ trích người khác, sao lại chỉ nhìn thấy những thua thiệt của bản thân? Nếu không thua thiệt thì làm sao có thể tu chính bản thân đây? Một người mắt mù tai điếc thì sao có thể tăng công đây?

Cho nên phải hướng nội tìm ra những thiếu sót của bản thân mới có thể nhận ra được vấn đề tồn tại của mình, từ đó không ngừng đề cao bản thân, mới có được sự khiêm tốn và đức hạnh. Một người tu luyện thành thục nên có tấm lòng khoan dung, độ lượng, quảng đại, tâm thái bình hòa, từ bi, ở đâu lúc nào cũng khiêm tốn, cẩn trọng, mới có thể dung nhẫn được những việc mà người khác không thể dung nhẫn.

Sư phụ giảng:

“Đặc biệt nhấn mạnh vào khả năng nhẫn, chỉ có Nhẫn, mới có thể tu xuất kẻ sỹ đại đức, Nhẫn ấy, nó là điều rất mạnh mẽ, là vượt khỏi Chân và Thiện. Toàn bộ quá trình tu luyện đều cần phải khiến chư vị nhẫn, giữ tâm tính vững vàng, không thể tuỳ tiện khinh suất.” (Pháp Luân Công)

Sư phụ cũng giảng:

“Đã là người luyện công, đối với người phát sinh mâu thuẫn với chư vị, đối với người làm nhục nhã chư vị, thì chư vị không những phải nhẫn, phải có phong thái cao, mà còn phải cảm ơn họ. Nếu không có họ phát sinh mâu thuẫn với chư vị, thì chư vị làm sao có thể đề cao tâm tính, làm sao sẽ ở trong khi chịu thống khổ mà khiến vật chất màu đen chuyển hoá thành vật chất màu trắng, và làm sao tăng trưởng công? Ở trong kiếp nạn thì người ta rất khó chịu, nhưng lúc bấy giờ nhất định phải khắc chế vững vàng, là vì thuận theo việc công lực tăng trưởng lên, thì kiếp nạn kia cũng không ngừng gia tăng, chính là để xem tâm tính chư vị có thể đề cao lên hay không. Lúc bắt đầu có lẽ là quấy rầy làm chư vị cáu giận, tức giận đến mức chư vị khó chịu, bắt nạt làm chư vị khó chịu lắm, bực mình đến mức chư vị đau khổ cả tim gan, nhưng chư vị không hề phát tác, chư vị nhẫn được, thế thì tốt, chư vị đã bắt đầu nhẫn rồi, một loại nhẫn một cách hữu ý. Chư vị sẽ không ngừng dần dần đề cao tâm tính, chư vị sẽ thật sự coi nhẹ những việc đó, và khi đó chư vị sẽ đề cao nhiều hơn nữa. Những va chạm hay một chút sự việc thì người thường cho là rất lớn, lời nói ra đều là để hơn thua cho mình, không thể nhẫn, bực tức lên thì việc gì cũng dám làm. Nhưng đã là người luyện công, thì những thứ mà người khác cho là rất lớn, thì chư vị nhìn thấy rất nhỏ, nhỏ lắm, quá nhỏ bé. Là vì chư vị có mục tiêu hết sức lâu dài, rất xa và rộng lớn, chư vị là sẽ cùng tuổi với vũ trụ. Chư vị thử nghĩ lại xem, có thể có [những thứ kia] hoặc có thể không có, [nhưng] chư vị nghĩ hướng đến [những điều] lớn hơn, thì đều có thể vượt qua những thứ đó.” (Pháp Luân Công)

Trong sách Giải thể văn hóa đảng viết: “Tô Đông Pha từng nói, sau khi chịu nhục lập tức rút gươm mà đấu với người khác, đây là kẻ phàm phu, về cơ bản không xứng được gọi là người dũng cảm hay dũng cảm chân chính, vốn phải luôn giữ được bình tĩnh cho dù đột nhiên đối mặt với sự xâm phạm. Hơn nữa dù cho gặp phải sự nhục mạ vô cớ cũng có thể khống chế sự phẫn nộ của bản thân, là vì tấm lòng bao la, tu dưỡng sâu dày, ý chí cao xa. “Nhẫn” trong Văn hóa truyền thống là tự chủ, khoan dung, không ghi nhớ sai lầm của người khác, chứ tuyệt đối không phải là sự yếu mềm, nhượng bộ một cách nhu nhược và vô nguyên tắc.”

Trong nhu thuận có bao hàm đức nhẫn nhịn, “Nhẫn một chút sóng yên gió lặng, lùi một bước biển rộng trời cao”. Điển cố Hàn Tín chịu nhục chui háng đã lưu truyền hơn hai nghìn năm, nó cho thấy sự tôn sùng của người Trung Quốc đối với chữ Nhẫn. Nhưng Trung Cộng lại cổ súy cho đấu tranh, “triết học của Đảng cộng sản là triết học đấu tranh”, “người phản ta, ta nhất định phản người”. Cách giải quyết vấn đề không dựa trên sự thỏa hiệp và đối thoại, mà dựa vào bạo lực và trấn áp, lại còn dám coi trả thù là hành động dũng cảm.

Đỗ Mục, một nhà thơ nổi tiếng đời Đường viết: “Nhẫn quá sự kham hy” (Vân du trích lục ký tái). Phàm là gặp chuyện bạo ngược thì trước tiên hãy nghĩ bản thân sao lại gặp chuyện này, sau đó nghĩ cách xử lý sự việc với tâm thái bình tĩnh, không nên phẫn nộ, như vậy có thể trừ bỏ nguy nan và tránh gây họa hoạn, đây là biện pháp chính để xử lý chuyện bạo ngược.

Bản thân tôi cũng phải đặt công phu nhiều hơn vào chữ Nhẫn, sau đây chúng ta hãy ôn lại một vài đoạn giảng Pháp của Sư phụ để cùng nhau tinh tấn:

Sư phụ giảng:

“Người ta đối xử tệ với chư vị thì chư vị chỉ cần cười một cái thôi; khi [thấy] người khác có nảy sinh mâu thuẫn, [dẫu] là người thứ ba [ngoài cuộc] thì chư vị đều nên suy xét xem: ‘Tôi nên làm như thế nào cho tốt, đối với sự việc này nếu tráo đổi sang là tôi thì có thể giữ vững bản thân được không, có được như người tu luyện đối diện với phê bình và ý kiến hay không?’ Tu luyện chính là hướng nội mà tìm, dù đúng hay sai cũng đều tìm trong bản thân mình; tu chính là tu bỏ cái tâm con người. [Nếu] cứ không tiếp thu chỉ trích và phê bình, cứ hướng ngoại mà chỉ trích, cứ phản bác ý kiến và phê bình của người khác, [thì] đó là tu luyện sao? Đó là tu luyện thế nào vậy? Đã quen với việc chỉ nhìn thấy chỗ thiếu sót của người khác, từ trước đến nay vẫn không coi trọng việc tự xét bản thân; người ta tu tốt cả rồi còn chư vị vẫn như vậy hay sao? Sư phụ chẳng phải đang trông chờ chư vị tu tốt ư? Tại sao chư vị không tiếp thu ý kiến và chỉ luôn đi nhìn vào người khác? Mà không hướng nội tu và [tự] tìm trong bản thân mình? Mỗi khi bị nói về bản thân mình, tại sao chư vị thấy không vui? Các vị ngồi ở đây liệu có bao nhiêu người nếu đột nhiên bị người ta trỏ vào mặt rồi chửi mà vẫn có thể làm được ‘tâm tình thật thản nhiên’? Có mấy người khi đối diện với [tình huống] bị người khác phê bình và chỉ trích mà tâm bất động và [tự] tìm nguyên nhân của bản thân mình?” (Giảng Pháp tại Pháp hội thành phố Los Angeles 2006)

“[Có người biểu hiện] giống như que diêm vậy, hễ quẹt là [phát hoả]. Cũng giống như quả mìn: hễ dẫm phải là nổ. ‘Bạn chớ nói gì về tôi, hễ nói về tôi là không chịu được’. Ý kiến nào cũng không chịu nghe; thiện ý hay ác ý, hữu ý hay vô ý, thảy đều không tiếp thu; càng không hướng nội mà tìm nữa, khá là nghiêm trọng rồi. Đây không phải là trách mọi người; chư vị từ nay trở đi đều phải chú ý vấn đề này; phải đạt đến độ là ai nói [chư vị] cũng được; nếu nói đúng thì sửa đi, còn nếu không thì cũng chú ý; chư vị có thể đối diện với phê bình và chỉ trích mà bất động tâm thì chính là chư vị đang đề cao.” (Giảng Pháp tại Pháp hội thành phố Los Angeles 2006)

“Tuy nhiên điều này — từ căn bản nhất, từ bản chất nhất — là minh chứng rằng một cá nhân có phải là người tu luyện hay không; nhất định phải vứt bỏ cái [tâm] không chịu để người khác nói. Chư vị [dẫu] phương diện nào làm cũng tốt, [còn] phương diện này không tốt, thì [chư vị] cũng không thể là người tu luyện được. Trong quá khứ người tu luyện vừa mới vào liền trước tiên phải làm về phương diện này, đó cũng là điều kiện chọn đệ tử.” (Giảng Pháp tại Pháp hội thành phố Los Angeles 2006)

“Nhất định phải chú ý nhé, từ nay trở đi, ai lại không để người khác nói [phê bình] nữa, thì người đó là không tinh tấn; ai lại không để người ta nói [phê bình], thì người đó có biểu hiện ra không phải là trạng thái của người tu luyện; ít nhất là về điểm này. (vỗ tay) Ai nếu vẫn không vượt qua được quan ải này — tôi nói với mọi người — thì đó đã là quá nguy hiểm rồi! Bởi vì đó là điều căn bản nhất của người tu luyện, cũng là thứ cần thiết phải bỏ đi nhất, cũng là nhất định phải được vứt bỏ; không bỏ thì chư vị không đến viên mãn được. Không nên trở thành người thường đang làm sự việc của đệ tử Đại Pháp. [Chư vị] cần viên mãn, chứ không phải là vì cần phúc báo.” (Giảng Pháp tại Pháp hội thành phố Los Angeles 2006)

Sư phụ vẫn luôn cho chúng ta cơ hội để tu tốt bản thân, chỉ là chúng ta đã để cho tự ngã và quan niệm hậu thiên dẫn dắt quá mạnh mẽ, làm lãng phí rất nhiều cơ hội đề cao, khiến những nghiệp lực cũ chưa bị tiêu trừ lại gia tăng thêm nghiệp lực mới. Không còn thời gian để từ từ mà tu nữa, hãy mau chóng quy chính bản thân trong Pháp, giải thể văn hóa đảng, tu bỏ tâm tranh đấu, tiến đến viên mãn!


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2016/6/21/330253.html

Đăng ngày 30-8-2016; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share