[MINH HUỆ 28-06-2009] Vào ngày 19 tháng 06 và 20 tháng 06 năm 2009, Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào và 200 doanh nhân đến từ Trung Quốc đã tới thăm Zagreb, Croatia và đã có cuộc nói chuyện chính thức với Tổng thống, Thủ tướng Croatia cũng như phát ngôn viên của Quốc hội.

Trước chuyến viếng thăm, các học viên Pháp Luân Công Croatia đã gửi một bức thư ngỏ tới Tổng thống, Thủ tướng và phát ngôn viên của Quốc hội, trong đó vạch trần cuộc bức hại Pháp Luân Công của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) và thỉnh cầu ba nhà chức trách ủng hộ các học viên Pháp Luân Công. Họ cũng cung cấp thông tin cho các kênh truyền thông lớn về cuộc bức hại Pháp Luân Công và những hành động thỉnh nguyện hòa bình của các học viên tại địa phương nhằm kêu gọi chấm dứt cuộc bức hại tàn bạo trong chuyến thăm của ông Hồ.

Trong hôm thứ Sáu, ngày 19 tháng 06, ngày mà ông Hồ Cầm Đào tới, các học viên tại Croatia và các nước láng giềng Áo và Đức đã tụ tập tại quảng trường chính thành phố Zagreb, phân phát tờ rơi và trình diễn các bài công pháp. Cuộc tụ tập yên hòa đã thu hút sự chú ý cao độ của các phương tiện truyền thông. Hầu hết trong số họ, từ nhà báo cho tới những người qua đường, đều chưa từng nghe về Pháp Luân Công và bị sốc khi thấy hình ảnh các học viên bị tra tấn tại Trung Quốc. Câu hỏi mà ai ai cũng đều thắc mắc là: “Tại sao những người này lại bị tra tấn.”

Buổi tối cùng ngày sau khi tụ tập tại quảng trường, các học viên đã di chuyển tới Tòa Đại sứ quán Trung Quốc tại Zagreb, nơi họ tổ chức một cuộc biểu tình ngồi trong vòng hai giờ đồng hồ với các tấm biểu ngữ ghi: “Chấm dứt cuộc bức hại Pháp Luân Công tại Trung Quốc.”

2009-6-27-croatia1_small.gif
Các phương tiện truyền thông đưa tin về cuộc biểu tình trong chuyến viếng thăm của ông Hồ

Vào ngày thứ Bảy, 20 tháng 06, các học viên đã tổ chức một buổi tụ tập yên hòa ở phía trước Nhà hát Quốc gia Croatia từ 8 giờ sáng cho tới 8 giờ chiều. Nhiều người đã dừng lại đọc các tấm biểu ngữ và lấy tờ rơi hay báo để mang theo. Trên một vài chiếc xe bus, một vài gương mặt người Hoa xuất hiện, quan sát một cách tò mò điều gì đang xảy ra, và nhanh chóng chụp ảnh. Không như những ngày trước đó khi thời tiết nắng nóng với nhiệt độ lên tới hơn 30 độ C, bầu trời chuyển thành màu xám xịt, với nhiệt độ khoảng 18 độ C và có mưa. Cảnh sát đang làm nhiệm vụ vô cùng ngạc nhiên khi trông thấy các học viên vẫn tiếp tục tổ chức sự kiện mà không rời đi. Một vài viên cảnh sát lấy đi các tờ rơi và báo, và vài người đọc các bích chương và biểu ngữ, nhưng tất cả họ đều nói rằng họ chưa từng nghe về Pháp Luân Công và rằng họ đã bị sốc với những gì họ thấy.

Khi mà ông Hồ Cẩm Đào và phái đoàn đi ngang qua nơi tụ tập, có 6 hay 7 chiếc xe bus không người đậu chắn ngang tầm nhìn để họ không trông thấy biểu ngữ và các học viên. Các học viên bèn chuyển qua cách giơ cao biểu ngữ để phái đoàn có thể thấy chúng nhưng cảnh sát đã đứng thành một hàng để bảo đảm các học viên vẫn bị khuất. Các biểu ngữ được giơ lên cao và một học viên đã hỏi người cảnh sát: “Tại sao các ông làm thế?”

2009-6-27-croatia2_small.gif
Lần thứ hai mà phái đoàn đi ngang qua, cảnh sát lại hình thành một hàng, nhưng một sĩ quan cảnh sát đã không muốn tham dự vào đó.

Sau khi đã chắc chắn rằng ông Hồ Cẩm Đào đã rời khỏi thành phố, cảnh sát mới đến nói chuyện với các học viên và hỏi thêm thông tin về cuộc bức hại. Một cảnh sát viên nói: “Bạn hỏi tại sao tôi ủng hộ điều mà họ làm. Tôi chỉ làm công việc của tôi thôi. Những gì mà họ làm thật khủng khiếp, tôi đã không biết điều đó.” Họ cũng nói rằng họ chưa từng thấy một cuộc biểu tình nào yên hòa như vậy và rằng các học viên được chào đón nếu tổ chức các hoạt động tại Zagreb trong tương lai.

Ngoài việc tụ tập trước Nhà hát Quốc gia Croatia, một số học viên đã tổ chức một cuộc diễu hành nhỏ đi qua vài con phố tại Zagreb, cầm các biểu ngữ và phân phát tờ rơi. Trong cuộc diễu hành nhỏ này, họ được tiếp cận bởi các du khách người Mỹ, những người hỏi điều gì đang diễn ra và lấy đi các tờ rơi.

2009-6-27-croatia3_small.gif

Vào khoảng 7 giờ tối, hầu hết cảnh sát đã rời khỏi địa điểm, và chỉ còn một chiếc xe cảnh sát còn sót lại. Các học viên nhận thấy rằng vào lúc 8 giờ tối, nhà hát ở đối diện nơi mà họ tổ chức sự kiện sẽ tổ chức một buổi biểu diễn của các diễn viên nhào lộn Trung Quốc đến từ Đại Liên. Họ giương lên các biểu ngữ màu vàng viết “Pháp Luân Đại Pháp” theo hướng mà các diễn viên đứng ở bên ngoài, cạnh cửa nách. Các diễn viên nhìn theo hướng các tấm biểu ngữ với sự thích thú. Các học viên đã tận dụng cơ hội này để phân phát thêm tờ rơi tới những người đến xem buổi biểu diễn.


Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2009/6/28/108668.html
Đăng ngày 01-07-2009; bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share