[MINH HUỆ 21-06-2009]
Anh Golden Li với điệu nhảy “Du hành trong Đạo” (Edward Dai/The Epoch Times)
NEW YORK—Cuộc thi múa vũ cổ điển Trung Quốc hàng năm lần thứ ba đã được tổ chức ngày hôm nay tại Trung tâm trình diễn nghệ thuật BMCC tại Manhattan. Được tổ chức bởi Đài truyền hình quốc tế Tân đường nhân, cuộc thi đã thu hút thí sinh từ khắp nơi trên thế giới – tổng số 62 quốc gia – kể cả những nơi xa như Đài Loan, Úc Châu và Hàn Quốc.
Vào ngày thứ bảy, một số ít người được chọn sẽ bước vào vòng bán kết, và vòng chung kết sẽ được tổ chức vào ngày Chủ nhật. Các thí sinh sẽ trình diễn các màn múa vũ truyền thống Trung Quốc trước một ban giám khảo gồm sáu người, tất cả đều tốt nghiệp các trường múa vũ hàng đầu tại Trung Quốc và Đài Loan.
Khi mà hầu hết người đăng ký đều có kỹ năng khá tương đương, thì điều được nhấn mạnh trong cuộc thi năm nay sẽ là sự trình diễn, hơn là kỹ năng và kỹ thuật, theo giám khảo Yungchia Chen. “Tất cả họ đều có kỹ năng xuất chúng, cho nên chúng tôi sẽ xem xét sự đều đặn trong các chuyển động của họ và xem ai là người thích ứng với sân khấu hơn cả,” anh nói.
Giám khảo Vina Lee cũng nhấn mạnh vào điểm này, và nói thêm; “Trong trường hợp các thí sinh có thể trình diễn hoàn hảo các động tác, và khi họ đạt yêu cầu, họ sẽ được đánh giá dựa trên sự đều đặn, trong sáng của các chuyển động, và cảm giác về âm nhạc của họ. Đây sẽ là một cuộc thi mang đậm chất nghệ thuật.”
Lời chỉ dẫn về múa vũ Trung Quốc
Với 5.000 năm lịch sử, quy mô của cuộc thi múa vũ cổ điển Trung Quốc lần này sẽ rất hoành tráng và thâm sâu. Các vũ công có thể đóng vai nhiều nhân vật khác nhau dưới hình thức vũ đạo. Những màn bật nhảy, xoay tròn và nhào lộn của vũ đạo Trung Quốc làm cho việc múa trở nên phúc tạp và diễn cảm hơn bất kỳ một hình thức múa nào.
Một đặc tính của vũ đạo cổ điển Trung Quốc là khả năng đóng vai nhân vật lịch sử theo nội cảnh. Thông qua các động tác, các vũ công có thể biểu lộ tinh thần mà họ diễn tả – điều này được gọi là “tác phong.” Ánh mắt, đôi tay, hình thể và bước chân là đi cùng với tinh thần, sức mạnh và giai điệu, và những cấu thành cơ bản của múa vũ Trung Quốc.
Lấy ví dụ, tiết mục mà anh Golden Li biểu diễn trong phần múa người lớn dành cho nam có tên gọi là “Dũng cảm.” Trong điệu nhảy này, anh đóng vai một người lính bị thương trong chiến trận, và trở lại chiến trường để tiếp tục chiến đấu. Tiết mục nhảy của thí sinh Gary Liu có tên là “Du hành trong Đạo,” cũng biểu lộ một ý chí mạnh mẽ của nhân vật chính – một người tu Đạo. “Trong khi nhảy tôi nghĩ về một người tu luyện liên tục trong tình trạng gian khổ nhất, anh Liu nói. “Tôi muốn bộc lộ cảm giác [quyết tâm].”
Cô Jennifer Su với điệu nhảy “Vẻ đẹp của Phượng hoàng” (Edward Dai/The Epoch Times)
Cô Jennifer Su trong phần múa người lớn dành cho nữ đã trình diễn điệu nhảy mà cô gọi là “Vẻ đẹp của Phượng hoàng.” Cô giải thích: “Phượng hoàng trong Trung Quốc cổ đại là một loài chim rất huyền bí và linh thiêng. Do vậy điệu nhảy phải thanh thoát, thảnh thơi và bay lượn trong không khí.” Để trình diễn được tiết mục này đòi hỏi phải trải qua sự học tập cẩn thận về múa vũ cổ điển Trung Quốc.
Trong vòng bán kết
Đối với những thí sinh được vào vòng bán kết, anh Chen Yungchia đưa ra lời khuyên sau đây: “Trên sân khấu, phải giữ được vè bình tĩnh và một tâm thái tĩnh lặng. Rất nhiều thí sinh thực sự rất có kỹ năng, nhưng trông họ rất run, rớt xuống sàn, hay trượt ngã, đó là bởi vì họ lo lắng.”
Những người tham dự được phân chia thành phần múa trẻ em cho nam, phần múa trẻ em cho nữ, phần múa người lớn cho nam và phần múa người lớn cho nữ. Cuộc thi hàng năm mở cửa cho tất cả các giáo viên dạy múa hay vũ công từ các học viện nghệ thuật chuyên nghiệp. Độ tuổi cho phần múa trẻ em là từ 13-17 và độ tuổi cho phần múa người lớn là từ 18-40.
Về các quy định của cuộc thi, họ phải biểu diễn một màn ngắn với nhạc tự chọn và một màn khác bao gồm một bộ các kỹ thuật được yêu cầu, bao gồm nhảy, xoay, bật nhảy và điều chỉnh, cộng thêm với các kỹ thuật nhào lộn.
Những thí sinh được vào vòng bán kết:
Phần múa trẻ em cho nữ
Angelia Wang (Trường nghệ thuật Phi thiên)
Dao-Yong Cheng (Trường nghệ thuật Phi thiên)
Lily Wang (Trường nghệ thuật Phi thiên)
Xiya Li (Berlin, Đức)
Alina Wang (Trường nghệ thuật Phi thiên)
Faustina Quach (Trường nghệ thuật Phi thiên)
Miranda Zhou-Galati (Trường nghệ thuật Phi thiên)
Selena Ren (Trường nghệ thuật Phi thiên)
Alison Chen (Trường nghệ thuật Phi thiên)
Chialing Chen (Trường nghệ thuật Phi thiên)
Phần múa trẻ em cho nam
Alvin Song (New Jersey, USA)
Fengnian Liang (Edmonton, Canada)
Chad Chen (Trường nghệ thuật Phi thiên)
Ben Chen (London, UK)
Jason Zhu (Toronto, Canada)
William Li (Trường nghệ thuật Phi thiên)
Rocky Liao (Trường nghệ thuật Phi thiên)
Tony Xue (Trường nghệ thuật Phi thiên)
Zan Sun (Hamilton, New Zealand)
Henry Huang (Chiayi, Đài Loan)
Phần múa người lớn cho nữ
Ting-Jie Huang (Đài Bắc, Đài Loan)
Yingzi Qi (New York, USA)
Jennifer Su (Đoàn nghệ thuật Thần Vận)
Madeleine Lobjois (Đoàn nghệ thuật Thần Vận)
Anna Li (Đoàn nghệ thuật Thần Vận)
Rachael Bastick (Đoàn nghệ thuật Thần Vận)
Chelsea Cai (Đoàn nghệ thuật Thần Vận)
Cindy Liu (Đoàn nghệ thuật Thần Vận)
Sharon Gao (New Zealand)
Xing Wu (Đoàn nghệ thuật Thần Vận)
Phần múa người lớn cho nam
Leon Chao (Đoàn nghệ thuật Thần Vận)
Jason King (New York, USA)
Weijia Lai (Maryland, USA)
Kokuei Chen (Maryland, USA)
Alex Chun (Đoàn nghệ thuật Thần Vận)
Brian Nieh (Washington DC, USA)
Seongho Cha (Đoàn nghệ thuật Thần Vận)
Steve Wang (Đoàn nghệ thuật Thần Vận)
Jerry Zhang (Đoàn nghệ thuật Thần Vận)
Ming Liu (Los Angeles, USA)
Golden Li (Đoàn nghệ thuật Thần Vận)
Địa điểm tổ chức cuộc thi:
Trung tâm trình diễn nghệ thuật Tribeca
199 Chambers Street
New York, NY 10007, U.S.A.
Vòng bán kết: Thứ bảy, ngày 20 tháng Sáu
Vòng chung kết: Chủ nhật, ngày 21 tháng Sáu
Vé xem cuộc thi múa và tám cuộc thi khác của Tân Đường Nhân có tại: https://competitions.ntdtv.com/ticket
Bản gốc trên Đại Kỷ Nguyên (Anh ngữ): https://theepochtimes.com/n2/content/view/18335/
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2009/6/21/108467.html
Đăng ngày 24-06-2009; bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.