Bài viết của Tâm Liên từ Nội Mông
[MINH HUỆ 17-11-2015] Khi các học viên tu luyện, họ có xu hướng tập trung vào những chuyện lớn mà động chạm đến tâm linh. Họ coi đó như những khảo nghiệm và tâm niệm bản thân phải vượt qua tốt các khảo nghiệm để đề cao tâm tính của mình.

Đôi lúc các học viên thường không để ý tới các tiểu tiết và coi chúng là những điều nhỏ nhặt. Kết quả là, những việc này có thể sẽ tích tụ thành những khổ nạn không thể vượt qua được. Trên thực tế, những việc nhỏ cũng liên quan đến tâm tính mà người thường lại hay đánh giá một học viên hay Đại Pháp dựa trên những việc nhỏ đó. Theo khía cạnh này, những việc nhỏ đó liên quan đến hiệu quả của việc cứu người của chúng ta.

Những chuyện nhỏ liên quan đến tầng thứ tâm tính của chúng ta

Sư phụ đã giảng rất rõ ràng cho chúng ta:

“Đệ tử Đại Pháp trong hoàn cảnh ấy với hành vi hình thành ở cảnh giới cao, kể cả từng lời nói từng hành động là có thể khiến người ta nhận thức chỗ thiếu sót của bản thân, có thể khiến người ta tìm được chỗ còn kém hơn, có thể cảm động con người, có thể dung luyện hành vi của người ta, có thể khiến người ta đề cao nhanh hơn.” (“Hoàn cảnh” trích Tinh Tấn Yếu Chỉ)

Tôi đã nhận ra từ Pháp rằng mỗi suy nghĩ, mỗi ngôn từ hay mỗi cử chỉ của một học viên đều rất trọng yếu đối với sự đề cao của bản thân người đó.

Sư phụ giảng:

“Như thế không được đâu, một người không thể tu trong Pháp thì không thể chân chính nhận thức Pháp. Chỉ có thật sự nắm chắc Pháp, thì mới có thể đi cho chính con đường ấy, sinh mệnh ấy mới được bảo đảm.” (“Giảng Pháp tại Pháp hội quốc tế New York năm 2004”)

Dưới đây là một ví dụ liên quan đến việc chúng ta nên tu luyện như thế nào ở trong Pháp. Giả dụ căn hộ của một học viên ở tầng năm. Một ngày cô ấy mở cửa sổ và muốn vứt xuống một cái cặp nhựa đã qua sử dụng. Đột nhiên, cô ấy nhớ đến lời của Sư phụ:

“Kỳ thực dù chuyện nhỏ đến đâu, nhưng hễ không đạt tiêu chuẩn thì đều không được.” (Giảng Pháp tại Pháp hội San Francisco năm 2014)

Cô ấy giật mình và ngay lập tức nhận ra rằng mình đã sai và vứt chiếc cặp vào trong sọt rác. Sau đó cô ấy nghĩ, ‘Tại sao mình lại muốn vứt nó ra ngoài cửa sổ? Đó chính là tâm ích kỷ, mặc dầu việc đó dường như thuận tiện hơn việc phải mang chiếc cặp đó xuống dưới gác.”

Cô ấy nhận ra rằng hành xử của mình chỉ giống như một người thường và thậm chí một người tốt nơi người thường sẽ không làm như vậy. Cô ấy cảm thấy thật xấu hổ, đặc biệt là khi cô ấy nhớ ra rằng các vị Thần và các vị Phật khắp vũ trụ này đều đang dõi nhìn cô ấy và đang cười cô ấy.

Sư phụ giảng:

“Tôi còn muốn bảo chư vị, bản tính thực chất từ trước của chư vị được kiến lập trên cơ sở vị ngã vị tư, từ nay trở đi chư vị làm các việc thì trước hết phải nghĩ đến người khác, tu thành bậc Chính Giác vô tư vô ngã, tiên tha hậu ngã, thế nên từ nay trở đi chư vị làm gì nói gì đều phải vì người khác, và nghĩ đến cả vì người đời sau nữa! Hãy nghĩ cho Đại Pháp vĩnh thế bất biến.” (“Phật tính vô lậu.” trích Tinh Tấn Yếu Chỉ)

Là đệ tử Đại Pháp, mỗi tư tưởng, hành động và lời nói của chúng ta nên vượt trên tiêu chuẩn cuả người thường nếu không làm sao chúng ta có thể nghĩ rằng mình khác với người thường?Những việc nhỏ có thể phản ánh ra những vấn đề lớn, đó là, nếu một học viên không thay đổi quan niệm và cách hành xử người thường của mình, làm sao người đó có thể nói rằng mình đang tu luyện? Kết quả là việc tu luyện của người đó chỉ có thể là con số không.

Những việc nhỏ liên quan đến sứ mệnh cứu người to lớn

Hôm nay tôi đọc một kinh văn của Sư phụ. Sư phụ giảng:

“Là đệ tử Đại Pháp mà nói, tu luyện của chư vị là ở vị trí số một, vì nếu chư vị tu không tốt, [thì] chư vị không hoàn thành được những việc mà chư vị cần làm; nếu chư vị tu không tốt, thì sức cứu người cũng không lớn được như thế. Nếu tu kém hơn một chút nữa, thì phương thức nhìn vấn đề và suy xét vấn đề đều là dùng tư tưởng của người thường và cách nghĩ của người thường, thế thì càng dở. Do đó mọi người quyết không được lơi lỏng, không được coi thường coi nhẹ.” (“Đệ tử Đại Pháp nhất định phải học Pháp”-Giảng Pháp tại Pháp hội vùng Metro Area ở Washington DC 2011)

Pháp lý này Pháp nhắc nhở các đệ tử Đại Pháp về sứ mệnh thiêng liêng của mình đó là trợ Sư Chính Pháp và cứu độ chúng sinh. Nếu chúng ta không tu luyện tốt, chúng ta sẽ không có được tâm từ bi và chính niệm mạnh mẽ để cứu người. Do đó, hiệu quả cứu người sẽ không được như mong đợi. Hơn nữa, nếu mọi người thấy cách hành xử của chúng ta không ngay chính và họ không đồng tình, thì làm sao họ có thể chấp nhận được chân tướng khi chúng ta nói cho họ đây?

Sư phụ giảng:

“Mọi người vẫn suy xét đến phương diện về hình tượng của mình tại xã hội và nơi người thường; bởi vì đệ tử Đại Pháp ở đâu cũng làm người tốt, như vậy ở xã hội người thường, trong công tác, tại gia đình, tại các phương diện khác nhau trong giao tiếp xã hội, đều cần lưu lại một hình tượng chính diện về đệ tử Đại Pháp cho con người.”

“Điều kiện có hạn, do đó mọi người thực hiện [được vậy] rất khó khăn, rất gian khổ; tuy như thế, chúng ta cũng phải tiến bước thật [ngay] chính trên con đường Chính Pháp này, không thể đi lệch.”

“Muốn sao làm vậy, nghĩ thế nào làm thế nấy thì không được, như thế Pháp sẽ không chính. Mọi người cần đi cho chính trên con đường chứng thực Pháp. Từng bước, từng việc, kể cả từng lời nói hành vi của các đệ tử Đại Pháp, tất cả các biểu hiện mọi mặt tại xã hội đều cần phải làm cho thật [ngay] chính.”

(“Giảng Pháp tại Pháp hội New York, lễ phục sinh năm 2004”)

Khi nghĩ đến bao nhiêu việc nhỏ mà chúng ta làm mỗi ngày. Nếu mọi người có ấn tượng tốt với bất kể hành động dù lớn hay nhỏ của chúng ta, chẳng phải toàn thể hiệu quả trong việc cứu người cũng sẽ như vậy hay sao?

Các nguyên lý của Pháp hướng dẫn chúng ta tu luyện. Chúng ta phải nghiêm khắc tu luyện từng ý từng niệm, chính lại từng hành vi và lời nói dựa trên các Pháp lý. Chỉ khi đó chúng ta mới thật sự gánh vác được sứ mệnh thiêng liêng của đệ tử Đại Pháp thời kỳ Chính Pháp!


Bản tiếng Anh:https://en.minghui.org/html/articles/2015/11/17/153703p.html

Bản tiếng Hán:https://www.minghui.org/mh/articles/2015/9/29/316771.html

Đăng ngày 10-12-2015; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share