Bài viết của một học viên ở Nội Mông Cổ, Trung Quốc
[MINH HUỆ 15-08-2015] Mặc dù Sư phụ Lý Hồng Chí, nhà sáng lập Pháp Luân Đại Pháp không giảng Pháp tại Nội Mông Cổ trong suốt những chuyến giảng Pháp khắp đất nước từ năm 1992 đến năm 1994. Tuy nhiên môn tu luyện tâm linh này vẫn nhanh chóng lan rộng khắp từ các thành phố tới những vùng thôn quê của Nội Mông Cổ bằng cách truyền miệng.
Nhiều người, bao gồm cả những người làm việc trong các cơ quan an ninh và pháp luật đã nghe được sự thật về Đại Pháp và bỏ qua những lời tuyên truyền dối trá của chính phủ. Họ bắt đầu tu luyện bất chấp sự ngăn cấm của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Nhiều người đã niệm “Pháp Luân Đại Pháp hảo” và nhận được lợi ích.
Cụ bà 82 tuổi nằm liệt giường đã đi lại được
Bà Vương (hóa danh) một cụ bà 82 tuổi đã bị liệt một phần cơ thể đã có thể đi lại được trong một thời gian ngắn. Trong số những vấn đề khác, bà phải mất tới nửa giờ đồng hồ mới có thể cởi được quần áo, và việc khó mở miệng khiến bà gặp nhiều khó khăn trong việc ăn uống.
Trong suốt thời gian phải nằm liệt giường và chịu đựng nhiều các triệu chứng bệnh tật. Bà đã van xin con cái cho bà thuốc ngủ vì bà muốn tự tử.
Con gái bà, một học viên Pháp Luân Đại Pháp, bảo bà hãy nghe các bài giảng Pháp của Sư phụ Lý Hồng Chí và kể cho bà nghe những câu chuyện Đại Pháp mà cô biết.
Bà được khích lệ rất lớn từ những câu chuyện làm thế nào mà một người có thể hồi phục được sức khỏe nhờ niệm “Pháp Luân Đại Pháp hảo” và “Chân – Thiện – Nhẫn hảo.” Bà đã có thể đứng dậy được mà không cần giúp đỡ sau khi đã niệm những câu trên trong suốt 15 ngày liên tiếp. Không bao lâu sau, bà có thể tự mình bước đi mà không cần nạng.
Từ sự hồi phục thần kỳ đó, bà đã bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp. Đến khi 85 tuổi, bà không còn bị các chứng bệnh tật hành hạ nữa. Mái tóc màu xám của bà đã chuyển thành đen, khuôn mặt bà có ít nếp nhăn hơn và bà có thể tự chăm sóc được bản thân mình. Bà cũng đã có thể đi chợ và nấu ăn cho cả gia đình.
Người phụ nữ lớn tuổi làm thợ nề
Một phụ nữ bây giờ hơn 60 tuổi từng uống rượu và hút thuốc lá, và sau đó gặp những vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe. Bà đã đi khám rất nhiều bác sĩ và uống rất nhiều thuốc, nhưng tình trạng sức khỏe không khá hơn. Bà trông nhợt nhạt, nước da ốm yếu. Khi hơn 30 tuổi, bà trông như thể đã 60 tuổi.
Kể từ khi tu luyện Đại Pháp, bà làm thợ nề tại các công trường xây dựng. Bà làm việc nhanh hơn và khỏe hơn so với các đồng nghiệp và do đó đã kiếm được nhiều tiền hơn. Sau giờ làm việc, bà không hề mệt mỏi mà lại tiếp tục luyện công và học Pháp. Bà đã nhận được sự ngưỡng mộ từ các đồng nghiệp.
Một người đồng nghiệp của bà khoảng chừng 40 tuổi đã rất ngạc nhiên khi biết bà đã gần 60 tuổi mà vẫn còn làm được thợ nề. Bà nói với ông rằng sở dĩ nhìn bà trông trẻ hơn so với tuổi thật của mình là vì bà tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, một pháp môn tu luyện cả tâm lẫn thân của nhà Phật. Khi biết vậy, ông ta cũng muốn tu luyện Đại Pháp.
Tháng 9 năm 2011, bà bị tai nạn xe hơi. Khi đang ngồi sau xe máy của chồng, bà bị một chiếc xe tải đâm phải. Bà và chồng bà đã bị văng ra xa trong khi chiếc xe máy của bà bị nghiền nát.
Người lái xe tải quở mắng vợ chồng bà và đổ lỗi cho họ trong vụ tai nạn, nhưng một người lái xe khác đã nói với anh ta thôi không phàn nàn về vụ tai nạn nữa vì đó là lỗi của anh ta và anh ta nên đưa hai vợ chồng bà tới bệnh viện. Người lái xe biết mình đã sai và giúp người học viên đứng dậy.
“Tôi không sao và tôi sẽ không đòi anh phải bồi thường đâu. Tôi tu luyện Pháp Luân Đại Pháp. Tôi không sao cả,” người học viên nói.
Cuộc sống gia đình hài hòa
Học viên Tân Tân đã bị kết án lao động cưỡng bức phi pháp. Trong thời gian bà bị giam giữ, chồng bà ở nhà đã sa vào rượu chè, cờ bạc và ngoại tình.
Sau khi được thả, Tân Tân đã chăm sóc mẹ chồng chu đáo và đối xử rất tốt với chồng mình. Mẹ chồng bà nói với mọi người rằng bà như con ruột mình và đã chăm sóc bà rất chu đáo.
Bà đã chăm sóc chồng chu đáo và không một lời phàn nàn trong khi cậu con trai coi thường ông vì ông nát rượu. Bà nói với cậu con trai phải hiểu và thông cảm cho ông, bởi ông phải làm việc vất vả và phải chịu nhiều áp lực xã hội. Bà nói ông từng là một người chồng, người cha tốt, biết quan tâm chăm sóc gia đình, nhưng đã bị nhiễm những thói hư tật xấu từ môi trường xã hội hiện tại.
Mỗi khi trở về nhà trong tình trạng say khướt, ông thường đánh đập bà mà không cần có lý do nào cả. Bà thường tự nhắc nhở mình rằng không nên cãi hay đánh lại ông và đối xử từ bi với ông. Bất chấp ông có làm gì hay đối xử với bà như thế nào đi chăng nữa, thì bà đều sẽ chăm sóc, đối xử với ông một cách chu đáo.
Dần dần, chồng bà đã hiểu ra và thay đổi và bắt đầu bước vào tu luyện Pháp Luân Đại Pháp. Ông đã thay đổi trở thành người tốt. Sau khi mẹ chồng và cậu con trai nhìn thấy sự thay đổi ở ông, họ cũng bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp.
Cả gia đình bà đều hành xử tuân theo theo nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn trong cuộc sống hàng ngày và gia đình họ có một cuộc sống hài hòa hạnh phúc.
(Còn tiếp.)
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2015/8/15/-313998.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2015/9/11/152478.html
Đăng ngày 09-12-2015; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.