Bài viết của học viên Y Ngôn

[MINH HUỆ 23-9-2015] Gần đây tôi đã suy ngẫm: trong 16 năm qua, trong số 70 triệu học viên, có bao nhiêu người đã thực sự cố gắng để “tu thành bậc Chính Giác vô tư vô ngã, tiên tha hậu ngã”? Bao nhiêu học viên đã thực sự coi “trợ Sư Chính Pháp” là việc ưu tiên hàng đầu?

Từ tháng 5 năm 1992 đến tháng 7 năm 1999, Sư phụ muốn có ít nhất 100 triệu học viên. Nhưng cựu thế lực chỉ muốn có 70 triệu. Kết quả là trong cuộc bức hại, 30 triệu học viên đắc Pháp trước năm 1999 đã không có được nền tảng tu luyện vững chắc.

Có bao nhiêu học viên đã thực sự đề cao trong tu luyện của mình, và đặt ưu tiên vào việc giảng chân tướng và cứu chúng sinh trong 16 năm qua? Nếu chúng ta xem xét thời gian sử dụng mỗi ngày và số người được cứu là các chỉ số đo lường, thì có lẽ chưa đến 10 triệu học viên đã thực sự tinh tấn. Có lẽ có hàng chục triệu người vẫn tu luyện, nhưng không chú trọng hàng đầu đến những mong muốn của Sư phụ.

Nhiều học viên đắc Pháp trước năm 1999 đã chuyên cần học Pháp và luyện công, nhưng lại đặt cuộc sống và công việc hằng ngày của họ lên trước việc giảng chân tướng và cứu chúng sinh. Họ có được thành tựu lớn trong công việc người thường, và không bao giờ muốn việc giảng chân tướng “can nhiễu” tới cuộc sống thường ngày và tu luyện cá nhân.

Nhiều học viên không học Pháp hay luyện công thường xuyên. Họ không tin rằng Chính Pháp sẽ nhanh chóng kết thúc. Trong tâm trí của họ, họ vẫn cần chăm lo tỉ mỉ cho các vấn đề trong cuộc sống hàng ngày. Với tâm thái này, những suy nghĩ và hành vi đã càng ngày càng trở nên không còn giống một đệ tử Đại Pháp.

Nhiều học viên cũng có chấp trước vào thời gian và vào việc kết thúc của Chính Pháp. Họ luôn tìm kiếm “dấu hiệu” cho sự kết thúc. Họ phấn khích khi thấy có một “dấu hiệu”, nhưng sau đó lại thất vọng khi những dự đoán của họ không thành hiện thực. Trong quá trình này, những quan niệm con người của họ đã gây nên nhiều can nhiễu.

Tất cả những học viên này đang thực sự chờ đợi sự kết thúc của Chính Pháp. Nhưng tôi tin rằng Chính Pháp kết thúc không phụ thuộc vào mong muốn của một ai, và nếu chúng ta có mong muốn này thì kết quả sẽ không như những gì chúng ta mong đợi. Với mong muốn đó, người ta sẽ hối tiếc sâu sắc khi Chính Pháp thực sự đến ngày kết thúc.

Sư phụ đã giảng:

“Do đó, trong quá trình này, tại thời kỳ Chính Pháp, các đệ tử Đại Pháp đối diện với trách nhiệm các chúng sinh được cứu trong tương lai.”

“Vì nhân loại trong đại đào thải sẽ được lưu lại một số người tốt làm nhân chủng cho tương lai, đồng thời trong thời kỳ Pháp Chính Nhân Gian còn cần phải khai sáng cho Đại Pháp một vinh diệu là nhân loại hồi báo Đại Pháp, cũng chính là xuất hiện một thời kỳ toàn thịnh của Đại Pháp tại xã hội nhân loại;” (“Giảng Pháp tại Thủ đô Mỹ quốc [2007]”)

Sư phụ đã minh xác nhắc nhở học viên lần nữa năm 2012 rằng:

“Lịch sử đang tiến tới, con đường cũng đang đi tới, Trời muốn biến, thì không ai cản nổi. Mọi người trong quá trình này hãy gắng hết sức cứu thêm người, có thể khiến họ lưu lại. Là như vậy, là đệ tử Đại Pháp, tôi bảo mọi người rằng vẫn cần cứu thêm nhiều người nữa, vì ban đầu tôi đã an bài như thế này: tôi để con người có một lần báo đáp Đại Pháp trong tương lai, chính là những người còn lưu lại, cần khai sáng cho Đại Pháp một thời kỳ huy hoàng nhất, thời kỳ toàn thịnh. Những người đó cần tới làm việc đó, nếu còn lại chẳng được mấy người thì làm sao đây?” (“Giảng Pháp tại Pháp hội Quốc tế ở Thủ đô Mỹ quốc 2012”)

Mục đích của Chính Pháp là cứu được nhiều người hơn. Nhưng điều này có thể đạt được không khi các học viên có chấp trước mạnh mẽ vào sự kết thúc của Chính Pháp? Điều này có thể đạt được không khi các học viên chỉ xoay sở với cuộc sống thường ngày, theo đuổi danh vọng và lợi ích trong xã hội người thường?

Tất cả các học viên biết rằng điều đó là không thể, nhưng nhiều học viên luôn luôn hành xử theo những suy nghĩ của chính họ. Mặc dù họ biết những lời Sư phụ giảng là đúng, nhưng họ đối với những lời giảng của Sư phụ chỉ như tìm kiếm những thông tin mới, chứ không cố gắng để hiểu hoặc coi những lời giảng đó như là Pháp.

Quan niệm con người và những thói quen đã được hình thành bởi cảm xúc qua hàng nghìn năm. Nhiều học viên chấp nhận lời giảng của Sư phụ chỉ khi nó phù hợp với quan niệm riêng của bản thân họ. Nếu không thì họ chỉ coi những lời giảng như lý thuyết mà thôi. Họ đọc Pháp, nhưng cùng lúc lại muốn tận hưởng những điều từ xã hội người thường.

Hiện tượng này là phổ biến trong các học viên. Mặc dù với nhiều học viên điều đó không phải là hữu ý, nhưng họ không tích cực cố gắng để loại bỏ những quan niệm con người và thói quen đã dưỡng thành.

Tôi biết rằng nhiều học viên sẵn sàng dành nhiều thời gian học Pháp và luyện công, nhưng tôi hy vọng rằng họ có thể dành nhiều thời gian hơn một chút vào việc viết các bài chia sẻ kinh nghiệm để đăng trên website Minh Huệ, chia sẻ với các đồng tu cách mà mình đã đề cao và sử dụng từng khoảnh khắc để giảng chân tướng và cứu chúng sinh, và làm thế nào để trợ Sư Chính Pháp.

Tôi hy vọng rằng “thời kỳ Đại Pháp toàn thịnh trong xã hội người thường” sẽ đạt được thông qua nỗ lực của các học viên và kết quả của việc cứu người. Kết quả thành công là quan trọng, nhưng quá trình chúng ta đề cao cũng quan trọng không kém.

Trên đây là một số thể ngộ của tôi tại tầng thứ của mình. Tôi chân thành mong rằng chúng ta sẽ không buông lơi và bị mắc kẹt trong các quan niệm con người. Tôi hy vọng rằng bản thân chúng ta sẽ không trở thành chướng ngại trên con đường kết thúc của Chính Pháp, để đến khi kết thúc, tất cả chúng ta có thể nói rằng chúng ta đã không làm Sư phụ thất vọng.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2015/9/23/316215.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2015/9/29/153007.html

Đăng ngày 6-11-2015; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share