Bài viết của đệ tử Đại Pháp tại Đại lục

[MINH HUỆ 20-04-2015] Gần đây đọc bài viết trên Minh Huệ Net “ Đệ tử Đại Pháp trong mắt một vị Thần Tiên”, tôi muốn chia sẻ một chút cách nhìn của bản thân về một vấn đề như sau :

Trước tiên tôi cảm thấy đồng tu tác giả ngay trong phần mở đầu đã viết: “Bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo. Người tu luyện nên dĩ Pháp vi sư. Khi người khác chỉ ra điểm thiếu sót của đệ tử Đại Pháp, chúng ta nên đối chiếu hành vi của mình với Pháp, hướng nội, tu chính bản thân, và tìm ra nguyên nhân khiến mình chưa tín Sư tín Pháp.”

Điểm này tôi rất tán đồng. Sư phụ từng giảng:

“ Tôi không quan trọng bài này là do ai viết; miễn là những gì phản ánh ở đó có lực chứng thực Pháp tốt cho học viên, thì tôi khích lệ; thậm chí là người phản đối [chúng ta] cũng không sao. (Ngợi ca Sư phụ và Đại Pháp – Lời bình của Sư phụ)

Cho nên tôi cảm thấy dù là người thường cũng vậy, là Thần Tiên cũng vậy, là những sinh mệnh mà thiên mục nhìn thấy hay tiếp xúc được tại không gian khác cũng vậy, đối với những lời họ nói nên dùng Đại Pháp đo lường đúng sai một cách lý tính.

Lời mà lão đạo nhân nói khiến tôi nghĩ tới một đoạn Pháp Sư phụ giảng:

“Các đệ tử Đại Pháp, chư vị cần phải ngộ trong Pháp. Chư vị là đệ tử Đại Pháp đường đường chính chính, cần lý trí mà cân nhắc xem có phù hợp với Pháp hay không. Vẫn có học viên mà tâm tư luôn cảm thấy hứng thú về công năng, có một số học viên mà tôi để họ thấy được một số tình huống Chính Pháp ở các không gian khác nhau, mục đích là tăng cường tín tâm chứng thực Pháp của học viên, nhưng có những học viên vẫn không thể đối đãi một cách đúng đắn, và không tu trong Pháp, thậm chí [khi] có việc liền tìm học viên có công năng xem cho, coi điều nhìn thấy là chỉ đạo để làm các việc Đại Pháp và tu luyện như thế nào. Điều này đã rất nguy hiểm rồi. Ai có thể thấy được căn bản của Chính Pháp?! Ai có thể nói rõ ràng về tu Đại Pháp?! Biểu hiện ở tầng thứ cực thấp không phải là căn bản của chân tướng. Không tu trong Pháp, không chiểu theo Pháp mà làm, vậy chư vị còn là đệ tử Đại Pháp nữa không?! Hễ có việc liền bảo người khác nhìn thử xem đó là chuyện gì, hỏi nhìn được gì đây? Ai có thể nhìn thấy căn bản của chư vị? Cả con của chư vị cũng không [nhìn thấy] được. Tôi đều giảng cả rồi, giữa nội bộ đệ tử Đại Pháp cũng không để nhìn thấy, nếu nhìn thấy tình huống tu luyện chân thực của chư vị rồi thì còn tu gì nữa? Bảo cho chư vị thì cái gì cũng giải rồi. Nhìn không thấy được đâu! Vì trong tầng thứ khác nhau là có thể hiện khác nhau, biểu hiện ở tầng thứ nào đối với sinh mệnh trong tầng thứ đó mà nói thì là chân lý, tầng tầng đều là chân lý, nhưng nó là biểu hiện của một sự kiện ở các tầng thứ khác nhau, mà biểu hiện căn bản nhất ở trên cùng, đến tối hậu thì mới là căn bản tối chung nhất. Hỏi chư vị ở tầng thứ nào thì chư vị mới có thể thấy được chân tướng căn bản của đệ tử Đại Pháp, chân tướng của Chính Pháp, chân tướng của Sư phụ? Hôm nay chư vị nếu có thể nhìn thấy chân tướng căn bản của đệ tử Đại Pháp và Sư phụ, chân tướng của Đại Pháp, thì hôm nay chư vị chính là Chủ của vô lượng vũ trụ này rồi! Chư vị đều nhìn thấy hết cả ư? Hết thảy tất cả đều ở trong mắt rồi ư? Lẽ nào chư vị lại ngốc thế?! Tôi hằng bao nhiêu lần đã giảng trong Pháp rồi, chư vị cứ phải bị can nhiễu là sao? ” (Giảng giải Pháp tại Pháp hội miền Tây ở Mỹ quốc vào tiết Nguyên Tiêu 2003)

Tôi không thấy lời của lão đạo nhân hay đồng tu viết bài chia sẻ là sai, mà là bản thân độc giả nên lý tính, nhận thức dựa trên Pháp khi đối đãi với lời của lão đạo nhân này: Ông ấy nhìn thấy một vài tình huống của đệ tử Đại Pháp, là Đại Pháp cố ý triển hiện cho ông ấy, mục đích có lẽ là dùng miệng của ông để điểm hóa cho đệ tử Đại Pháp. Điều ông ấy nhìn thấy không thể là chân tướng của đệ tử Đại Pháp, mà chỉ là biểu hiện (biểu tượng) của một vài nhân tâm còn chưa tu bỏ. Cũng giống như Sư phụ đôi khi sẽ mượn miệng của người thường điểm hóa cho đệ tử Đại Pháp: Người thường đó không thể nào biết được đệ tử Đại Pháp tu luyện là việc như thế nào, thậm chí những lời họ từng nói bản thân họ còn quên mất.

Chẳng hạn như, theo nhận thức của cá nhân tôi tại tầng sở tại, “bị tâm an dật của người đời dẫn động” là biểu hiện, còn nguyên nhân căn bản là “không rõ đệ tử Đại Pháp là gì.” Cũng tương tự như vậy, “không tín Sư tín Pháp” là biểu hiện của một vài đồng tu trong số những đệ tử Đại Pháp mà lão đạo nhân nhìn thấy, hơn nữa nguyên nhân và chân tướng đằng sau biểu hiện này ông ấy lại không nhìn thấy.

Những người từng xem bộ phim “Chúa tể của những chiếc nhẫn” đều biết, nhân vật chính Frodo là một đứa trẻ vô cùng lương thiện. Sở dĩ anh ấy nhiều khi sinh tà niệm là do can nhiễu từ vai trò “người mang chiếc nhẫn ma quỷ” mang tới. Chúng ta đều lý giải từ trong Pháp rằng đệ tử Đại Pháp vai mang sứ mệnh cứu độ vô lượng chúng sinh, do đó nghiệp lực phải gánh chịu và những nhân tố biến dị của vũ trụ cũ cũng rất cự đại. Một vài tình huống này ngay cả Thần Tiên trên trái đất chưa chắc đã có thể biết được.

Từ một góc độ khác, tâm của đệ tử Đại Pháp sẽ có ảnh hưởng rất lớn với mọi người và môi trường xung quanh. Cũng giống như đồng tu tác giả nói: “Nhất quyết không được sinh tâm hiếu kỳ, tâm hoan hỷ, nhất thiết phải làm theo yêu cầu của Đại Pháp.” Nếu đệ tử Đại Pháp không thể nhận thức dựa trên Pháp, đối đãi một cách lý tính với những lời của lão đạo sỹ, không những sẽ tạo thành can nhiễu cho việc tu luyện của bản thân mình, mà còn gây can nhiễu cho lão đạo nhân, thậm chí đặt ông ở vị trí nguy hiểm.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2015/4/12/307410.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2015/4/25/149875.html

Đăng ngày 19-05-2015: Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai cho sát hơn với nguyên bản.

Share