Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp ở Đức

[MINH HUỆ 03-09-2014] Trong một Pháp hội chia sẻ kinh nghiệm tu luyện Pháp Luân Đại Pháp gần đây, có một câu nói đã để lại ấn tượng sâu sắc trong tôi: “Một lần nọ, có một học viên nói với tôi rằng bất cứ khi nào học viên A đến quầy bán vé Thần Vận, số lượng vé bán ra sẽ có sự thay đổi theo chiều hướng tốt, vé bán được nhiều hơn. Mặc dù tôi nói ‘tuyệt’, nhưng tôi không thật sự cảm thấy hạnh phúc cho người học viên đó hay cho những chúng sinh được đắc cứu.”

Tôi tự hỏi: “Liệu mình có thật sự vui sướng cho người khác khi thấy họ bán được vé Thần Vận không?” Tôi nghĩ mình cũng vui, nhưng sẽ không vui sướng như khi tự mình bán được vé. Thật vô lý, cho dù là ai bán đi nữa, điều quan trọng là chúng sinh được đắc cứu. Vậy thì tại sao tôi bán hay người khác bán lại có sự khác biệt?

Tôi nhớ lại việc một học viên vui mừng reo lên khi cô ấy bán được chiếc vé đầu tiên trong vài ngày. Tôi đã vui mừng khi nghe điều ấy. Tuy nhiên, một suy nghĩ khác cũng nổi lên trong đầu tôi: “Mình cũng bán được vé.”

Tâm lý của tôi giống hệt như ví dụ mà Sư phụ đề cập đến trong sách Chuyển Pháp Luân, khi một người được 100 điểm ở trường, thay vì vui mừng cho họ, người khác lại nói rằng: “Tôi cũng được 100 điểm.” Tâm tật đố này đã khiến tôi không thể thật sự vui mừng cho người khác.

Trước kia, tôi không chú ý nhiều đến vấn đề tâm tật đố vì tôi không nghĩ rằng nó là một vấn đề lớn đối với mình. Bây giờ, tôi thấy rằng dù một vấn đề nhỏ cũng có thể cản trở hiệu quả cứu người của tôi.

Sư phụ đã giảng cho chúng ta trong sách Chuyển Pháp Luân:

“Có một quy định, rằng trong tu luyện nếu người ta không vứt bỏ được tâm tật đố thì không đắc chính quả, tuyệt đối không đắc chính quả.”

Vì vậy, tôi nhất định phải loại bỏ tâm tật đố.

Tính thiếu kiên nhẫn

Trong lúc đi giao tài liệu tiếp thị Thần Vận đến từng nhà ở một khu dân cư, tôi phát hiện ra một vấn đề khác của mình là tính thiếu kiên nhẫn

Tôi cùng hai con của mình và một đồng tu khác cùng nhau đặt các tài liệu vào hòm thư; ở chỗ chúng tôi, việc này được phép làm trừ những nơi có treo bảng “cấm mời chào”. Trời bắt đầu tối dần và tôi để ý thấy hai đứa con của tôi bắt đầu chậm lại. Tôi cũng trở nên thiếu kiên nhẫn mặc dù tôi không hề to tiếng.

Khi tôi bước lại xe để lấy thêm tài liệu, tôi đã để quên chìa khóa trong xe. Trong lúc vừa đóng xe vừa cầm đống tài liệu trên tay, tôi mới nhận ra rằng chìa khóa vẫn còn nằm trong xe. Tôi phải gọi điện nhờ chồng tôi mang đến một chiếc chìa khóa khác, và ông ấy sẽ mất khoảng một tiếng để đến nơi.

Tôi bình tĩnh lại và hướng nội. Tôi nhận ra tính thiếu kiên nhẫn của mình khá nghiêm trọng. Bây giờ, chúng tôi bị mắc kẹt ở đây để chờ chìa khóa, và chúng tôi có thể dùng thời gian này để phân phát tài liệu.

Ngay lập tức một khảo nghiệm khác đến. Tôi và con gái mình bước đến một khu biệt thự và không thể tìm thấy hộp thư. Chúng tôi đảo mắt một vòng. Tôi tự nhắc bản thân không được lo lắng nữa; đây chỉ là một khảo nghiệm cho sự kiên nhẫn của tôi.

Tôi nhìn kỹ hơn và phát hiện ra lối vào ngôi nhà trên một con đường nhỏ bên cạnh. Thường thì tôi sẽ nghĩ rằng nó là lối đi xuống tầng hầm, nhưng tôi đã tìm thấy thùng thư ở đó, ngay cạnh con đường.

Còn một ngôi nhà khác, khi chúng tôi bước đến gần, trông nó giống như một căn nhà lớn. Sau khi xem xét kỹ hơn, tôi phát hiện nó thật ra là hai ngôi nhà. Nếu thiếu kiên nhẫn, tôi có thể đã bỏ lỡ căn nhà này.

Những gì xảy ra vào ngày hôm sau khiến tôi phải suy nghĩ khá nhiều. Con trai của tôi chơi đàn piano, một loại nhạc cụ êm ái và du dương. Cháu từng thiếu kiên nhẫn và hay hoảng sợ, điều này đã phản ánh vào tiếng đàn của cháu. Tôi luôn nghĩ rằng tâm tính của cháu đã gây nên vấn đề này.

Nhưng ngày hôm đó, cháu chơi đàn rất hay và không hề có dấu hiệu của sự thiếu kiên nhẫn. Tôi chợt ngộ ra rằng tính thiếu kiên nhẫn của con trai chính là tấm gương phản chiếu vấn đề của bản thân mình; vấn đề là, tôi không bao giờ nhìn vào tấm gương này. Tôi không bao giờ hướng nội, và luôn nghĩ rằng nó là vấn đề của con trai mình. Bây giờ khi tính thiếu kiên nhẫn của tôi không còn nữa, tiếng đàn của con trai tôi cũng hay hơn.

Sư phụ giảng trong Giảng Pháp tại Pháp hội Miền Tây Mỹ Quốc:

“Nếu một người thứ ba chứng kiến cuộc xung đột giữa hai người, tôi nói rằng không phải do ngẫu nhiên mà người thứ ba chứng kiến việc đó, và anh ta cũng nên suy nghĩ lại: “Tại sao tôi lại nhìn thấy mâu thuẫn của họ? Có phải vì tôi vẫn còn một vài thiếu sót?” Chỉ bằng cách này một người mới có thể trở nên tốt.” (tạm dịch)

Cho dù chúng ta gặp vấn đề gì đi nữa, chúng ta cần phải hướng nội. Miễn là chúng ta làm điều đó, chúng ta có thể tìm ra các vấn đề của mình, từ đó cải thiện và đề cao tâm tính. Kinh nghiệm của tôi nói cho tôi biết rằng điều này là hoàn toàn đúng đắn.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2014/9/3/去掉妒嫉心和急躁心-296839.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2014/9/11/3209.html
Đăng ngày 26-09-2014; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản

Share