Bài viết theo một phóng viên Minh Huệ từ tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc

[MINH HUỆ 25-05-2014] Những cảnh sát từ khu vực mỏ dầu Giang Hán, thành phố Tiền Giang, tỉnh Hồ Bắc đã đột nhập vào nhà bà Hạ Tiểu Phân và lục soát vào ngày 20 tháng 05 năm 2014, trong khi bà không có ở nhà. Khi về đến nhà, bà phát hiện những cuốn sách Pháp Luân Công và tài liệu giảng chân tướng về cuộc đàn áp Pháp Luân Công đã bị lấy mất.

Đây không phải là lần đầu tiên mà cảnh sát sách nhiễu bà Tiêu, vốn đã ngoài 70 tuổi. Bà đã bị bắt giữ sáu lần kể từ năm 2001.

Lần đầu tiên là vào tháng 11 năm 2001 vì nói cho mọi người về cuộc đàn áp Pháp Luân Công. Bà đã bị giam giữ tại trung tâm giam giữ thành phố Tiền Giang trong một tháng và cảnh sát đã thả bà sau khi tống tiền 7.000 nhân dân tệ.

Tái hiện tra tấn: Còng tay vào song sắt

Bà Hạ bị bắt giữ một lần nữa vào tháng 09 năm 2002, và bị giam giữ tại trung tâm giam giữ thành phố Tiền Giang 2 tháng. Trong khi bị giam, bà đã bị còng tay vào song sắt trong 31 ngày.

Sau đó, bà bị tuyên án một năm lao động cưỡng bức. Tuy nhiên, các viên chức tại trại lao động cưỡng bức Sa Dương đã từ chối bà vì bà không qua đợt kiểm tra thể chất. Vì lý do đó, án của bà được thực hiện bên ngoài trại lao động, nhưng dưới sự giám sát. Ngoài ra, cảnh sát còn cố gắng ép bà Hạ viết một văn bản cam kết nhưng đều vô ích. Sau đó, họ đã giữ lại tất cả các chi phí sinh hoạt và các khoản thanh toán trợ cấp của bà năm đó.

Cảnh sát đã xông vào nhà và bắt giữ bà vào tháng 02 năm 2004. Họ đưa bà đến trung tâm tẩy não Hồng Sơn và giam giữ bà trong một tháng.

Bà lại bị bắt giữ một lần nữa vào tháng 03 năm 2009 khi bà đang trên đường đến nhà con trai mình. Lần này, bà bị giam giữ tại Nhà khách Viện Nghiên cứu mỏ dầu Giang Hán một tuần.

Cảnh sát lại bắt giữ bà một lần nữa vào năm 2012 vì việc phân phát tài liệu thông tin về Pháp Luân Công. Bà đã bị giam giữ tại nhà máy Ngô Khởi thuộc mỏ dầu Giang Hán trong 15 ngày và bị tống tiền 450 nhân dân tệ.

Ngoài bà Hạ, có một số học viên ở khu mỏ dầu Giang Hán cũng bị bắt giữ và lục soát nhà.

Bà Trần Hằng Anh phát hiện ra rằng hành lý của mình bị mất tích ngay sau khi bà xuống khỏi xe buýt tại mỏ dầu Giang Hán vào ngày 16 tháng 05 năm 2014. Sau đó, bà bị cảnh sát theo dõi và hiện giờ vẫn chưa rõ tung tích của bà.

Hai học viên cũng bị bắt giữ vào ngày 18 tháng 05 năm 2014, vì nói cho mọi người về cuộc đàn áp Pháp Luân Công. Sau đó, họ đã được trả tự do.

Bà Nguyên Tử Tú đã bị các cảnh sát địa phương bắt giữ vào ngày 19 tháng 05 năm 2014 và hiện vẫn chưa rõ tung tích.

Sau đó, cảnh sát đã đột nhập vào nhà của một học viên tên là Đinh và đe dọa ông. Anh ta làm việc cho Nhà máy Khai thác mỏ dầu Giang Hán, và nói: “Chúng tôi đã bắt giữ bà Nguyên và buộc bà ấy phải viết văn bản tuyên bố, và ông cũng cần phải viết nó.” Ông Đinh đã bị bắt giữ năm ngoái và ông từ chối viết bản tuyên bố. Kết quả, ông Đinh đã bị cảnh sát giám sát kể từ đó.

Các cá nhân liên quan tới bức hại:

Nhà máy khai thác mỏ dầu Giang Hán:

Lưu Bân (刘斌): +86-13997968708 (Văn phòng); +86-07286574374

Ban an ninh:

Phó Tiểu Ba (付暁波), trưởng ban: +86-18972611577 (Văn phòng); +86-0728-6574361

Hạ Thủ Kinh (夏守荆), phó ban: +86-15926054600 (Văn phòng); +86-07286572459


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2014/5/25/湖北潜江市江汉油田法轮功学员遭迫害近况-292579.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2014/6/11/1588.html

Đăng ngày 18-07-2014. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share