Bài viết của đệ tử Đại Pháp tại Hắc Long Giang, Trung Quốc

[MINH HUỆ 11-03-2013] Đã hơn 20 năm kể từ khi Pháp Luân Đại Pháp lần đầu tiên được phổ truyền ra công chúng. Thời gian trôi qua, tôi thấy một số học viên đang dần xa rời khỏi Pháp. Hầu hết trong số đó không phải vì cuộc đàn áp, mà bởi vì họ không thể học Pháp một cách thường xuyên. Họ xa rời bởi vì họ không thể theo kịp được việc học Pháp, luyện công, và hướng nội vững vàng.

Tôi cũng đã nhận thấy rằng nhiều học viên vẫn kiên định trong cuộc đàn áp, ở các mức độ khác nhau, [và cả] những biểu hiện buông lơi. Họ đã có thể duy trì việc luyện công ngay cả sau khi bị đánh đập dã man. Họ đã rất dũng cảm và tinh tấn. Nhưng, sau khi được thả ra, họ lại ngủ thiếp đi trong khi học Pháp, họ chỉ thỉnh thoảng luyện công và từ chối việc đi xa để giảng chân tướng. Các Pháp lý không hề thay đổi, và Sư phụ vẫn từ bi. Điều gì đã xảy ra đối với những học viên này vậy? Tôi nhận ra rằng nếu không có ý chí và một thái độ chân thành, một người sẽ thấy thật khó để có được sự nhiệt tình và vững vàng trên con đường tu luyện Chính Pháp của mình.

Tôi muốn chia sẻ những hiểu biết của tôi về lý do tại sao điều này lại xảy ra và làm thế nào tất cả chúng ta có thể tinh tấn trở lại.

Trước hết, chúng ta cần phải chuyển từ nhận thứ Pháp một cách cảm tính sang lý tính. Khi chúng ta mới đắc Pháp, chúng ta đã hứng thú và nhiệt huyết như những người thường. Chúng ta tò mò, muốn tìm hiểu những gì là công năng và những lợi ích mà chúng ta sẽ đạt được từ tu luyện. Khi cảm giác mới lạ phai nhạt đi, chỉ còn lại sự nhạt nhẽo và tịch mịch. Ngày tháng trôi qua, năm này qua năm khác, chúng ta đã cố gắng để loại bỏ đi các tâm chấp trước của chúng ta và xử lý các mâu thuẫn được tốt. Chúng ta thấy các tiêu chuẩn nghiêm ngặt của Pháp mà không thấy được thế giới thiên quốc, chúng ta cảm thấy các khảo nghiệm xảy ra ở khắp mọi nơi mà không có cảm giác của bất kỳ công năng nào. Nếu chúng ta không thể nhìn nhận Pháp một cách hợp lý với sự tôn trọng Pháp từ tận đáy lòng mình, thì [sự tu luyện của] chúng ta sẽ không thể kéo dài. Chúng ta sẽ không thể duy trì sự đam mê và xung phá trong tu luyện. Chúng ta cần phải biết rõ ràng rằng mục đích của sinh mệnh là nên để quay trở về với bản nguyên của chính mình và trợ Sư Chính Pháp. Chỉ khi đó chúng ta mới có thể tu luyện một cách kiên định và không có bất kỳ mối nghi ngờ nào cả.

Thứ hai, chúng ta phải biết nghĩ đến những chúng sinh của chúng ta. Con người là ích kỷ trong khi Thần thì có thể không cần phải nghĩ ngợi khi từ bỏ tất cả mọi thứ mà họ có thể ban cho những chúng sinh của họ. Đó là sự từ bi vô ngã. Nếu chúng ta tu luyện vì chính mình, chúng ta sẽ phải chịu đựng [những khổ nạn], sẽ phàn nàn và rồi dần dần bỏ cuộc. Nếu chúng ta vì chúng sinh của mình, chúng ta sẽ tinh tấn tiến bước, có khả năng nhẫn chịu khi gặp phải những khó khăn, để rồi dần dần đồng hóa với Pháp. Động cơ và mục đích của việc học Pháp phải thuần khiết, đến mức không có một chút mảy may tâm vị tư vị kỷ nào, tâm chúng ta sẽ có thể không sợ sinh tử, kiên nhẫn không đổi và sẽ không hề bị buông lơi..

Thứ ba, chúng ta nên có một niềm tin kiên định với Pháp. Khi một học viên không thể học Pháp một cách thanh tỉnh và biết về chân lý của vũ trụ, anh ta sẽ trở nên bối rối, dao động, rồi từ bỏ. Mặt khác, khi chúng ta nhận thức tốt về Pháp, chính niệm của chúng ta sẽ phóng xuất ra một cách tự nhiên và không thể lay chuyển. Tất cả những sự lơ là trong tu luyện đều đến từ việc không đủ chính niệm và không đủ vững vàng. Sư phụ đã giảng:

“Bất kể áp lực nào đó chẳng phải đều là khảo nghiệm rằng về gốc rễ có thể kiên định vào Phật Pháp hay không? Về gốc rễ mà không kiên định vào Pháp, thì không còn gì để nói nữa.” (Tu vì ai, Tinh tấn yếu chỉ)

Thứ tư, chúng ta phải nhận ra được tâm an dật và đối đãi với tu luyện một cách nghiêm túc. Mọi thứ trong thế giới này đều có thể là những can nhiễu và những khảo nghiệm, nếu chúng ta buông lơi, tâm an dật sẽ nổi lên, làm cho tâm trí của chúng ta bị tê liệt, kích thích chúng ta, và làm cho chúng ta không ngừng nghỉ ngơi. Đó là một thói quen xấu sẽ cản trở chúng ta đến tận cuối con đường tu luyện. Tu luyện là một vấn đề nghiêm túc, nó giống như việc bơi ngược dòng, bạn sẽ bị trôi lùi lại phía sau nếu bạn không bơi tiến về phía trước.

Thứ năm, chúng ta nên tu luyện như thuở ban đầu và không ngừng tinh tấn. Một người bình thường chỉ có thể chuyên cần trong một thời gian ngắn rồi sau đó sẽ bị cản trở bởi tính lười biếng mãi mãi. Tu luyện mà không có ý chí kiên định sẽ khiến bạn rớt lại tầng của một người thường. Cho dù bạn có thể vượt qua được một khảo nghiệm trong tu luyện, đó là để xem liệu bạn có đủ chính niệm và sự kiên định hay không. Chỉ có những ai chuyên tâm tu luyện mới có thể tiến đến viên mãn

Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, tu luyện không phải là dựa vào sự bốc đồng càng không nên giống như một khẩu hiệu. Tu luyện là sự thanh lọc tâm, kiên định ý chí bản thân, học Pháp thực tu mới có thể thấy được nội hàm thâm sâu của Đại Pháp, có thể trải nghiệm được những điều mỹ diệu, và chứng thực được Pháp. Dù chúng ta có học bao nhiêu đi chăng nữa, thì đó chỉ là một giọt nước của biển cả. Dù chúng ta có tu luyện và chịu những khổ nạn nhiều đến đâu, thì nó chỉ giống như một một thời khắc nhỏ bé trong toàn bộ lịch sử của vũ trụ bao la. Tiếp tục tu luyện và kiên định không ngừng là cách duy nhất để có thể vượt qua các khảo nghiệm.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2013/3/11/能否坚持就是考验-270831.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2013/6/9/140368.html

Đăng ngày: 28-06-2013. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share