Bài viết của Liên Hoa

[MINH HUỆ 08-08-2008] Bất cứ khi nào tôi thấy một học viên khác coi bản thân là quan trọng, nghĩ mình là cao minh, hoặc buộc tội người khác, là tôi cảm thấy cực kỳ khó chịu, và nghĩ rằng người học viên đó không đủ khiêm tốn.

Sau đó tôi tự hỏi: “Tôi có thực sự khiêm tốn không? Tại sao mình lại không vui? Tai sao mình lại tức giận với hành xử của những học viên khác?”
Tìm kiếm bên trong, tôi khám phá ra rằng đó là bởi vì tôi thích sự “khiêm tốn” trọn vẹn hoàn toàn và tôi thích một hành vi thái độ khiêm tốn mà kiểm soát được và ở mức thấp. Trên thực tế, bản thân tôi lại không khiêm tốn.

Ví dụ, nếu ai đó khen ngợi tôi, tôi sẽ thốt ra rằng: “ tôi chưa đủ tốt.” Thực tế, câu nói “tôi chưa đủ tốt” của tôi chỉ là hình thức. Tư tưởng thực tế sau nó là “tôi khá tốt”.

Lần khác khi một đồng tu nói với tôi rằng cần phải viết bài, và yêu cầu tôi đảm nhận trách nhiệm đó, tôi lập tức nói: “Tôi không đủ tốt”. Tôi thậm trí đã không nghĩ trước khi nói. Tôi nói hoàn toàn theo thói quen để chứng tỏ sự khiêm tốn của tôi. Tôi nghĩ: “đối với một nhiệm vụ quan trọng như vậy, làm sao tôi có thể không hành xử khiêm tốn được.” Trên thực tế, suy nghĩ thực sự sau sự ngập ngừng bên ngoài của tôi là: “tôi khá chắc chắn tôi có thể làm điều đó.” Tôi thậm trí cảm thấy tự mãn về việc được trao cho một nhiệm vụ quan trọng như thế.

Vào những lúc tôi khiêm tốn nhún nhường là bởi vì tôi không tự tin, và tôi đang hạ thấp mình. Là một đệ tử Đại Pháp, đó là thiếu sự tin tưởng vào Sư Phụ và Pháp.
Trong quá khứ, tôi luôn luôn nói rằng người này người kia có những chấp trước hay người này người kia thích che dấu. Nhưng tôi chưa bao giờ nghĩ rằng tôi cũng thích che dấu và những che dấu của tôi thì “tinh tế” đến mức chúng không dễ gì mà được nhận ra.
Đó chỉ là bởi vì tôi không thực sự khiêm tốn nên tôi đã có những tư tưởng và tình cảm mạnh mẽ như vậy khi tôi thấy một đồng tu coi trọng bản thân anh ta hay cô ta

Tôi nhận ra rằng tính khiêm tốn là thể hiện của Chân Thiện Nhẫn. Chỉ một người tu từ bi, thanh tịnh và vị tha mới có thể thực sự có tính khiêm tốn trong tâm. Bât kể hoàn cảnh tình huống thế nào – được khen ngợi hay bị phê bình, làm việc giỏi hay dở – anh ta hoặc cô ta đều vẫn có thể đối đãi nó với tâm thanh tịnh và thái độ khoan dung rộng mở, mà không để tâm bị ảnh hưởng.

Đó là bởi vì bạn có những chấp trước nên bạn mới không khiêm tốn. Khi tâm bạn chứa đầy tâm hiển thị, ganh tị tật đố, và tâm chống đối thù hận, thì làm sao bạn có thể khiêm tốn?

Do vậy một người tu phải khiêm tốn. Một người chân tu nên càng ngày càng trở nên khiêm tốn hơn.

Xin từ bi chỉ ra cho tôi những gì chưa đùng. Cám ơn mọi người


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2008/8/8/183607.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2008/8/30/100229.html
Đăng ngày 4-9-2008; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản

Share