Bài của Zhengxin từ Trung Quốc

[MINH HUỆ 08-08-2008] Gần đây tôi có đọc một số bài viết xuất bản trên mạng lưới trang web Minh Huệ. Những bài này đã trích dẫn lời của Sư Phụ từ những bài giảng Pháp; tuy nhiên, họ đã không sử dụng ký hiệu trích dẫn hoặc họ không nói rõ nguồn khi họ trích dẫn cả một câu hoặc một vài từ trực tiếp từ các bài giảng Pháp của Sư Phụ. Khi họ làm điều này, điều mà Sư Phụ nói đã trở thành một phần của cái mà họ nói. Về cá nhân, tôi không nghĩ rằng làm như thế là đúng.

Thực tế tôi cũng có vấn đề như vậy trước kia khi tôi viết bài. Các bạn đồng tu của tôi đã chỉ ra cho tôi rằng tôi trích dẫn quá nhiều từ các bài giảng của Sư Phụ và do vậy có vẻ như là tôi đang dùng Pháp của Sư Phụ để chứng minh cho những hiểu biết riêng của tôi.Từ đó tôi đã chú ý hơn về điều này. Tuy nhiên, tôi phải mất một thời gian khá lâu để thực sự nhận ra rằng mặc dù điều này có vẻ là một vấn đề nhỏ, nhưng nó phản ảnh một vấn đề: Chúng ta đã không tôn kính Sư Phụ và Pháp. Nguyên nhân căn bản của điều này là ích kỷ–một chấp trước mà chúng ta vẫn chưa loại bỏ được. Nói cách khác, chúng ta đang cố gắng chứng thực bản thân chúng ta và do vậy khi chúng ta viết bài, chúng ta đã cố áp đặt ý kiến hoặc những hiểu biết của chúng ta lên người khác để làm họ thay đổi bằng việc nói rằng Sư Phụ đã nói điều này hay điều kia. Chúng ta đã không giữ tâm trong trong sạch đối với Sư Phụ và Pháp. Chúng ta đã quên rằng chính Sư Phụ mới là người phụ trách mọi việc và chỉ Pháp mới có thể làm con người thay đổi. Chúng ta nên đặt Pháp lên hàng đầu và sau đó khiêm tốn chia sẻ những hiết hạn chế của chúng ta. Mục đích của chúng ta nên chỉ là để chứng thực Pháp. Làm sao chúng ta có thể chứng thực Pháp nếu không tôn kính Sư Phụ và Pháp?

Khi nói chuyện với các bạn đồng tu, chúng ta đã từng nói: “ Sư Phụ đã nói như vậy và như vậy”. Sau đó chúng ta lại thêm vào: “Nhưng tôi không thể nhớ chính xác lời của Sư Phụ về vấn đề này và do vậy điều này không chính xác như cách mà Sư Phụ nói về nó.” Sau đó, chúng ta nhận ra rằng chúng ta cần phải dùng những từ ngữ chính xác nếu chúng ta muốn trích dẫn lời của Sư Phụ. Nếu chúng ta không thể nhớ chính xác những lời của Sư Phụ, vậy thì chúng ta chỉ nên chia sẻ những nhận thức của chúng ta về phần đó của Pháp. Điều mà chúng ta đã từng làm là không tôn kính Sư Phụ và Pháp. Trên thực tế nó cũng phơi bày ra chấp trước của chúng ta, cụ thể là chúng ta đang cố gắng chứng minh những quan điểm cá nhân của chúng ta qua việc nói rằng Sư Phụ đã nói điều gì đó. Điều này xảy ra là vì chấp trước ích kỷ của chúng ta.

Khi tôi hiểu ra điều này, tôi đã chú ý nhiều hơn đến tư tưởng của mình khi trích dẫn lời của Sư Phụ vào bài viết của tôi. Tôi liên tục nhắc nhở bản thân rằng Pháp Thân của Sư Phụ ở đằng sau mỗi một chữ, và bởi vậy tôi chỉ nên chia sẻ những hiểu biết hạn chế của mình về Pháp. Trong quá trình này, tôi dần dần bỏ đi chấp trước cố gắng thay đổi người khác và chứng thực bản thân của tôi.

Gần đây, tôi đọc bài “Vô Lậu Trong Phật Tính” của Sư Phụ trong Tinh Tấn Yếu Chỉ và “Kiên Định” trong Hồng Ngâm II. Tôi đã nhận ra một ý nghĩa thâm sâu hơn trong những chữ:

“Tĩnh tu giả tâm đốc viên mãn” (Kiên Định, Hồng Ngâm II)

Đúng vậy, đối với người tu luyện điều căn bản là phải kiên định tin vào Pháp và thành thật và tận tâm vào Pháp để có thể đạt viên mãn. Nếu chúng ta thực sự tôn kính Sư Phụ và Pháp, chúng ta sẽ có thể đặt Pháp và Sư Phụ lên trên hết trong tâm của chúng ta. Chúng ta sẽ luôn nghĩ về việc làm sao chúng ta có thể duy hộ Pháp mà không trộn lẫn bất kỳ yếu tố ích kỷ nào vào trong Pháp. Chúng ta sẽ có thể bỏ đi tính ích kỷ và phần của chúng ta mà sinh ma từ cựu vũ trụ. Như vậy chúng ta sẽ trở một sinh mệnh trong vũ trụ mới.

Tôi hy vọng các bạn đồng tu sẽ coi trọng vấn đề này và tôn kính Sư Phụ và Pháp khi chúng ta trích dẫn từ những bài giảng Pháp của Sư Phụ.

Cuối cùng, khi chúng ta trích dẫn Pháp của Sư Phụ, chúng ta phải chính xác. Chúng ta cần phải kiểm tra xác minh lại từ ngữ. Chúng ta không nên sử dụng những dấu thiếu sót […] để bỏ qua những từ trong bài giảng Pháp của Sư Phụ Chúng ta cần phải cho vào cả những dấu chấm nguyên gốc trong những trích dẫn của chúng ta. Sau đó chúng ta nên làm rõ nguồn trong dấu ngoặc đơn. Chúng ta thường trích dẫn bài thơ của Sư Phụ vào cuối bài viết của chúng ta. Khi chúng ta làm như vậy, xin đừng nói điều gì đó giống như “Xin vui lòng sửa chữa những gì chưa đúng” ngay sau bài thơ của Sư Phụ. Thay vào đó, hãy nói điều này trước khi chúng ta trích dẫn bài thơ của Sư Phụ. Hoặc chúng ta có thể nói “Xin vui lòng sửa chữa tôi nếu tôi nói điều gì không đúng trong bài chia sẻ của tôi.”


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2008/8/8/183601.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2008/8/27/100158.html
Đăng ngày 29-8-2008; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share