Bài viết của Thiên Đào

[MINH HUỆ 14-10-2012] Kể từ khi cuốn băng “Giảng Pháp tại Úc Châu” của Sư phụ được phát hành, tôi đã xem nó nhiều lần, thường khóc suốt từ đầu đến cuối. Chứng kiến mọi cử chỉ và ánh mắt của Sư phụ chất chứa lòng từ bi vĩ đại, giọng nói truyền cảm mạnh mẽ và sâu sắc (nó tác động đến tận tâm can), tôi đã có cảm xúc lẫn lộn. Chúng ta đã học các bài giảng của Sư phụ trong hơn mười năm qua, nhưng chúng ta đã thực sự hiểu được bao nhiêu? Khi tôi xem bài giảng của Sư phụ, tôi đã bật khóc. Tôi thực sự nhận ra tình huống của Sư phụ: Ngài giảng cho chúng ta từ các góc độ khác nhau, lặp đi lặp lại, và giúp chúng ta hiểu Pháp và Đạo, tuy nhiên Ngài không thể giải thích quá nhiều hoặc loại bỏ các khảo nghiệm khỏi con đường tu luyện của chúng ta. Mặc dù vậy, chúng ta vẫn không hiểu được sự gánh chịu những khổ nạn của Sư phụ, nên không đồng hóa với Pháp một cách vô điều kiện, và luôn luôn ôm giữ quan niệm cá nhân. Chúng ta đánh giá Pháp theo những suy nghĩ và quan niệm người thường và không thể nhận biết đúng mối quan hệ giữa chúng ta và Pháp. Chúng ta luôn luôn nghĩ [rằng] chúng ta đang ở trong Pháp, còn những người khác thì không, nên chúng ta không nhìn vào trong trong các cuộc xung đột. Mọi người nhìn nhận vấn đề theo quan niệm người thường để quy kết người khác, và người bị quy kết không biết làm thế nào để nhìn vào trong hoặc phải tìm kiếm điều gì. Cả hai bên đều hiểu Pháp với các quan niệm riêng và coi nhẹ Pháp. Do đó, chúng ta đang tạo ra một khoảng cách và tách biệt giữa các học viên. Đây không phải là điều mà cựu thế lực muốn dùi vào sao?

Trong tình huống khắc nghiệt tại Trung Quốc Đại Lục, đối phó với khổ nạn đau đớn hết lần này đến lần khác, cũng như các khảo nghiệm quan trọng về sinh tử, trong khi đối mặt với mối nguy hiểm lớn, chúng ta vẫn không muốn thay đổi quan niệm người thường. Mỗi lần tôi gặp các đồng tu bị bệnh do cựu thế lực an bài, họ vẫn không buông bỏ các quan niệm người thường. Khi tôi thấy sinh mệnh của họ bị bệnh tật lấy đi, khi tôi thấy các điều phối viên của chúng ta muốn làm người lãnh đạo, và khi tôi nhìn thấy các học viên tranh cãi và đổ lỗi cho nhau, tôi đã khóc trong tâm. Tôi đã nghe nói rằng các học viên ở một số khu vực đã chia thành nhiều phe phái, không hợp tác với nhau, và thậm chí chống lại nhau. Một số người đã làm những điều lố bịch, chẳng hạn như tự phong chức danh cho mình. Tất cả điều này khiến tôi buồn thực sự. Khi học viên chúng ta thực sự thay đổi quan niệm người thường một cách căn bản, không ngừng đồng hóa một cách vô điều kiện với Pháp, thì chúng ta mới có thể coi những điều đó là đáng tiếc và vô lý.

 

 

Sư phụ đã giảng đi giảng lại cho chúng ta và khuyến khích chúng ta nhìn vào trong, điều mà chúng ta phải làm nghiêm túc, nhưng chúng ta không lắng nghe những lời của Sư Phụ và vẫn còn đổ lỗi cho người khác khi chúng ta gặp vấn đề: “Người này không nằm trong Pháp, người kia lại lầm đường lạc lối.” Khi các học viên trích dẫn Pháp tương ứng của Sư phụ, họ lại đoạn chương thủ nghĩa. Chúng ta luôn đánh giá người khác và Pháp với một tiêu chuẩn theo tâm trí của chúng ta. Thước đo của chúng ta dài bao nhiêu? Xin hãy nhớ [rằng], “Phật Pháp là vô biên!” Thước đo của chúng ta có thể chính xác được không? Thước đo của chúng ta là cái gì? Hẳn không phải là quan niệm người thường chứ?Các tiêu chuẩn trong tâm trí của chúng ta là gì vậy?

Chúng ta cần phải thực sự suy nghĩ về điều này: Chúng ta đã tu luyện được hơn mười năm qua. Phải chăng hiểu biết của chúng ta về Pháp vẫn giống như khi chúng ta mới bước chân vào? Chúng ta không những cần phải có can đảm để bài trừ những tư tưởng và hành vi xấu, mà chúng ta cũng cần phải can đảm phủ nhận suy nghĩ và hành vi mà chúng ta cho là “tốt”. Ngay cả những tư tưởng và hành vi tốt nhất của chúng ta thực sự là những suy nghĩ và hành vi của con người, chứ không phải những phải là của  Thần, vì vậy chúng ta phải phủ nhận chúng.

“Toàn bộ quá trình tu luyện của người ta chính là quá trình liên tục tống khứ tâm chấp trước của con người” (Chuyển Pháp Luân)

Vì vậy, đó là một quá trình liên tục tu bỏ tự ngã. Chỉ khi nào chúng ta hoàn toàn có thể làm được điều này và hoàn toàn chuyển biến bản thân thì chúng ta mới có thể thay da đổi thịt, đề cao lên trên.

“Chư vị không cải biến cái Lý của con người vốn được hình thành vào tận xương cốt cả trăm nghìn năm ở người thường ấy, thì chư vị vẫn không bỏ đi được cái tầng xác bề mặt của con người, nên không cách nào viên mãn.” (Lời cảnh tỉnh, Tinh tấn yếu chỉ) 

Khi chúng ta nghĩ rằng những người khác không ở trong Pháp, thì chúng ta thực sự là những người không ở trong Pháp. Khi chúng ta quy kết những người khác không ở trong Pháp, thì chúng ta thậm chí còn tồi tệ hơn và không đặt mình trong Pháp. Khi chúng ta nhận thấy rằng những người khác đang không ở trong Pháp, chúng ta cần phải nhanh chóng nhìn vào trong, đó là tấm gương phản chiếu chính chúng ta.

Sư phụ nói trong bài Ma phiền trong Hồng Ngâm III:

“Thiên địa nan nan chở Chính Pháp lộ Chỉ thị đệ tử nhân tâm lan”

Chúng ta không biết rằng nhân tâm của chúng ta là rào cản trên con đường chính Pháp của Sư phụ. Rào cản biểu hiện như  chấp trước vào “Đại hội lần thứ 16” vào năm 2002, vào dịch SARS bùng phát năm 2003, vào Thế vận hội Bắc Kinh 2008 đến cái chết của Giang trong năm 2011, từ “vụ bê bối của “Vương-Bạc-Chu” tới việc Ôn Gia Bảo nói rằng ông sẽ giải oan cho Pháp Luân Công. Hôm nay, chúng ta hy vọng ngày mai sẽ có những thay đổi, rồi cho ngày tiếp đó. Năm nay chúng ta hy vọng sang năm tới và năm tiếp theo. Chúng ta đã hy vọng trong suốt 13 năm qua và chúng ta vẫn còn hy vọng vào những thay đổi.

Chúng ta biết từ Pháp rằng Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) tồn tại là để chúng ta tu luyện. Khi chúng ta đồng hóa vô điều kiện với Pháp, thì tiến trình chính Pháp sẽ tự nhiên kết thúc. Tuy nhiên, chúng ta vẫn không thể loại bỏ nhân tâm, không nhìn vào  trong và đề cao bản thân. Chúng ta vẫn ôm giữ chủng quan niệm của chúng ta, và không thể buông bỏ hận thù đối với ĐCSTQ tà ác. Chúng ta không thể loại bỏ suy nghĩ tự tư đang đeo bám sự viên mãn cá nhân, do đó không thể loại bỏ sự an bài của cựu thế lực.

Chúng ta cần phải hoàn toàn và vô điều kiện đồng hóa với Pháp và làm đúng những gì Sư phụ dạy, thì chúng ta mới có thể hình thành một chỉnh thể vững chắc bất hoại và hoàn thành thệ ước lớn là trợ Sư chính Pháp trong tiến trình chính Pháp.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2012/10/14/无条件同化法是形成整体的关键-263974.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2012/11/14/136316.html

Đăng ngày 6-1-2013; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share