Bài viết của Thanh Trúc, một học viên Pháp Luân Đại Pháp ở Trung Quốc

[MINH HUỆ 10-10-2012] Gần đây, cùng lúc, hai điểm sản xuất tài liệu giảng chân tướng đã bị phá hoại. Một điểm bị buộc phải ngừng hoạt động, và năm học viên đã bị bắt. Trong số họ, ba người là học viên trẻ thạo về công nghệ. Sự việc này xảy ra đã gây nên sự bất ổn trong khu vực của chúng tôi. Việc bắt giữ ba học viên phụ trách kỹ thuật đã gây tổn hại đối với việc chứng thực Pháp và cứu độ chúng sinh của chúng tôi.

Khi được nghe thông tin này, tôi không hề bị sốc. Tôi có quen ba học viên và biết một chút tình trạng tu luyện của họ. Thật là đáng tiếc. Tôi tự trách mình đã không giúp đỡ các đồng tu thanh trừ các nhân tố  bức hại. Hôm nay, tôi muốn viết bài này để những học viên khác có thể tham khảo.

Đừng đẩy việc tu luyện của chính chúng ta sang cho “các học viên thạo kỹ thuật”

Khi chúng tôi vận hành thêm các điểm sản xuất tài liệu giảng chân tướng, các vấn đề về bảo dưỡng và mua sắm thiết bị sẽ phát sinh. Trong nhiều năm, vài học viên đã bị ngập bởi các vấn đề như vậy. Khi chúng tôi thỉnh thoảng cùng nhau đọc Pháp hoặc phát chính niệm, tôi lo lắng trước những gì tôi đã nhìn thấy. Khi đọc Pháp, hoặc là họ ngủ gật hoặc đọc sai một vài đoạn. Khi phát chính niệm, tay của họ đổ xuống.

Bất cứ khi nào chúng tôi chỉ ra các vấn đề của họ, họ đều sẵn lòng thừa nhận lời phê bình. Tuy nhiên, khi chúng tôi gặp nhau lần sau, tình trạng lại tái diễn. Mỗi lần, họ đến gấp gáp và ra đi cũng vội vàng, thường bị thúc giục bằng nhiều cuộc điện thoại. Nhìn họ rời đi, tôi không biết phải làm gì hơn ngoài việc lặng lẽ chúc họ bình an và hỗ trợ họ bằng chính niệm.

Trong khu vực của chúng tôi, những học viên liên quan tới việc sản xuất tài liệu giảng chân tướng thường dựa dẫm vào những “học viên kỹ thuật” này. Khi việc mua sắm cấp thiết hoặc khi thiết bị sắp hỏng, phản ứng trước tiên là tìm kiếm sự hỗ trợ từ những học viên này. Chúng tôi đã đối xử với những học viên kỹ thuật như là các cây gậy chống lúc đi bộ trong quá trình tu luyện. Chúng tôi đã đẩy những gì đáng lẽ là phần tu luyện của mình sang các đồng tu.

Sư Phụ đã giảng:

“Làm việc thì nghĩ đến người khác, gặp mâu thuẫn thì nghĩ đến bản thân mình.” (Giảng Pháp tại Pháp hội quốc tế Washington DC [2009])

Khi chúng ta dựa dẫm vào các học viên khác, chúng ta đã nghĩ về việc dưới đây chưa? Những học viên có kỹ năng kỹ thuật cũng là những người tu luyện. Họ cần thời gian để học Pháp, luyện công, phát chính niệm và liên tục tịnh hóa bản thân; mặt khác, họ có thể tiềm ẩn các chấp trước mạnh mẽ vào thành quả và những chấp trước khác. Những chấp trước này có thể gây trở ngại cho họ trong việc làm tốt ba việc. Chúng ta không thể đặt việc tu luyện của chính bản thân mình lên những học viên này.

Hết thảy chúng ta đều biết rằng không có gì là ngẫu nhiên trên chặng đường tu luyện. Tất cả những khó khăn chúng ta gặp phải khi sản xuất tài liệu có thể là ngẫu nhiên chăng? Chúng xuất hiện để chúng ta đề cao. Suy nghĩ trước tiên của chúng ta cần có là suy nghĩ của người tu luyện: hướng nội tìm, tìm ra các vướng mắc, loại bỏ các chấp trước và giải quyết vấn đề bằng Thần lực mà Sư Phụ đã ban cho chúng ta. Nếu chúng ta chỉ dựa vào công nghệ mà không chú ý tới chính niệm và Thần lực, thì chúng ta sẽ gặp rắc rối. Thực tế, nhiều đồng tu đã chia sẻ về cách họ dùng sức mạnh của Thần để giải quyết các sự cố kỹ thuật nhỏ như thế nào. Tất nhiên, tôi không nói rằng công nghệ là không quan trọng. Chỉ là, đối với người tu luyện, chúng ta cần phải đặt ưu tiên.

Đối với chấp trước dựa dẫm, nó cản trở tu luyện cá nhân của chúng ta và làm hại những ai mà chúng ta phụ thuộc vào. Đại hội lần thứ 16 của tà Đảng Cộng Sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã đưa ra cho chúng ta một bài học nghiêm trọng. Khi chúng ta phụ thuộc quá nhiều vào một số học viên kỹ thuật, thì Sư Phụ và các chính Thần thấy chấp trước của chúng ta. Tà ác cũng thấy chúng. Thế thì tà ác sẽ lợi dụng điểm này như là một cớ để bức hại các học viên kỹ thuật. Mặc dù vậy, Sư phụ và các chính Thần không thể giúp đỡ chúng ta trong trường hợp này, vì chúng ta đã tạo ra các chấp trước đó.

 

 

Đối xử với các học viên vô gia cư một cách từ bi

Việc đối xử với các học viên vô gia cư là một vấn đề khác mà học viên ở địa phương như chúng tôi, đặc biệt là các điều phối viên, cần phải chú ý tới. Chúng ta cùng học một Pháp và tất cả đều là đệ tử của cùng một Sư phụ. Chúng ta không nên phân biệt giữa học viên địa phương và học viên ở nơi khác, cũng không nên có quan niệm phân biệt hoặc miệt thị. Các học viên vô gia cư đến các khu vực mà họ được an bài. Chúng ta cần phải đối xử tốt với họ và sắp xếp cho họ để cùng tham gia học Pháp nhóm và cùng nhau đề cao trong tu luyện.

Các học viên vô gia cư, lần này gồm cả ba học viên kỹ thuật bị bức hại, [họ] có vai trò quan trọng trong việc chứng thực Pháp và cứu độ chúng sinh trong khu vực của chúng tôi. Một số hạng mục mà họ làm là không thể thay thế được. Họ đã trở thành bộ phận không thể thiếu của chỉnh thể trong khu vực chúng tôi. Nếu chúng tôi không chú ý tới vấn đề này, thì việc thiếu sự phối hợp có thể gây ra tổn thất.

Tất nhiên, chúng ta không thể mù quáng tiếp nhận các học viên không quen biết. Trước tiên chúng ta cần phải biết họ. Nếu chúng ta gặp bất cứ một hành vi nào không dựa trên Pháp, chúng ta cần phải ngăn chặn ngay lập tức và chắc chắn rằng chúng ta không cung cấp hoàn cảnh cho họ.

Việc bắt giữ năm học viên lần này có một số vấn đề liên quan tới việc đối xử với các học viên ngoài thành phố không phù hợp. Một vài học viên trong khu vực đã đưa các học viên ngoài thành phố về nhà của các học viên địa phương mà không trao đổi với các điều phối viên. Họ cũng đã kêu gọi tổ chức chia sẻ với những học viên ngoài thành phố này. Một vài học viên lắng nghe việc chia sẻ của họ và nói rằng đều rất tệ.

 

Hỡi các bạn đồng tu, nếu bạn biết rằng trải nghiệm của bạn sẽ đem lại lợi ích cho những người khác, thì tôi đề nghị bạn nên viết những trải nghiệm đó thành một bài báo và gửi tới trang Minh Huệ! Minh Huệ sẽ đưa lên mục chia sẻ dành cho các Đệ tử Đại Pháp trên khắp thế giới và được Sư Phụ của chúng ta chấp nhận.

Mặc dù môi trường tu luyện của chúng ta hiện nay được thoải mái hơn, nhưng tà ác vẫn còn tồn tại. Tại sao chúng ta không thể lý trí hơn? Tại sao chúng ta không xét đến sự an toàn của các bạn đồng tu? Tại sao chúng ta không tự hỏi chính chúng ta liệu những hành động của chúng ta thậm chí có thể gây trở ngại tới sự an bài chặt chẽ của Sư phụ dành cho mỗi đệ tử không? Động lực nào khiến chúng ta làm như vậy? Tất nhiên, chúng ta không thể chỉ trách cứ người khác. Chúng ta cần phải nhìn vào chính bản thân chúng ta nhiều hơn nữa để xem có lỗ hổng trong nhận thức Pháp không, trường của chúng ta có chính hay không, các điều phối viên có chú ý tới các vấn đề liên quan hay không, v.v.

 

Tôi xin kết thúc [bài chia sẻ] bằng một trích dẫn từ Pháp của Sư Phụ:

“Tuy nhiên, chỉ cần chiểu theo Đại Pháp, chiểu theo điều Sư phụ bảo chư vị, chư vị có con đường đi của chư vị, không ai động đến được. Nhưng con đường ấy rất hẹp, hẹp đến mức chư vị phải đi một cách chính phi thường thì mới được, mới có thể cứu người. Chư vị đi một cách chính phi thường, thì chư vị mới không xuất hiện vấn đề.” (Thế nào là Đệ tử Đại Pháp)

Cảm ơn các bạn đồng tu.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2012/10/10/技术同修被迫害后的反思-263779.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2012/10/16/135875.html
Đăng ngày 24-12-2012. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share