Bài viết của một học viên ở Trung Quốc

[MINH HUỆ 22-10-2012] Tôi để ý thấy trong một thời gian dài nhiều học viên đã học Pháp dưới dạng hình thức. Mặc dù trước đó các học viên đã chia sẻ về vấn đề này, nhưng một số người nhanh chóng quên đi. Tôi muốn chia sẻ vấn đề này từ một góc độ khác, từ những quan sát và thể ngộ cá nhân của mình.

Có vài học viên cao tuổi trong nhóm học Pháp của chúng tôi. Một ngày sau khi chúng tôi đọc xong Bài giảng thứ tư trong sách Chuyển Pháp Luân, tôi đã hỏi một học viên lớn tuổi ý nghĩa của từ “Quán đỉnh”. Ông ấy đã không biết trả lời thế nào. Tôi hỏi tiếp một học viên cao tuổi khác, và bà đã nói: “Quán đỉnh có nghĩa là Sư phụ cấp công cao hơn cho chúng ta”. Tôi khá bối rối với câu trả lời của họ. Tôi không thể hiểu tại sao, sau nhiều năm tu luyện, nghe và đọc Chuyển Pháp Luân rất nhiều lần mà các cựu học viên vẫn chưa nắm được hết ý nghĩa bề mặt cũng như các Pháp lý tối cơ bản.

Tôi đã tham gia các nhóm học Pháp khác, chia sẻ với họ về điều này, và phát hiện ra rằng không ít học viên đã gặp cùng một vấn đề. Họ vẫn còn lẫn lộn về các Pháp lý tối cơ bản sau nhiều năm đọc Chuyển Pháp Luân. Một số học viên trẻ cũng như học viên cao tuổi vẫn không hiểu được hai nguyên nhân chính của việc “Luyện công vì sao không tăng công?” [Ghi chú của ban biên tập: Một tình huống khác là, mặc dù các học viên đọc các từ ngữ, họ đã không nhập tâm vào để hiểu nội hàm của chúng. Nói cách khác, họ hiểu được ý nghĩa biểu diện của các từ, nhưng đã không vận dụng các Pháp lý để tìm ra được các chấp trước của họ và thực tâm tu luyện. Họ chỉ đơn thuần coi các Pháp lý như là “kiến thức”. Nhưng “hiểu biết” không tương đồng với “tu luyện”. Nhiều người thường cũng đã đọc các cuốn sách của Đại Pháp và một số thậm chí còn có thể học thuộc một phần nội dung của cuốn sách, nhưng họ đã dùng các Pháp lý đó để đối chiếu người khác mà không tự đối chiếu với chính bản thân mình, vậy thì đó không phải là tu luyện.]

Tôi nhận thấy đây là một vấn đề nghiêm trọng trong tu luyện. Từ kinh nghiệm của riêng mình, tôi nghĩ nguyên nhân chính của vấn đề này là: Nhiều học viên nghĩ rằng học Pháp là việc dễ dàng nhất trong ba việc. Tôi nghĩ đó lại là việc khó khăn nhất. Lý do tại sao các học viên nghĩ rằng nó dễ có lẽ bởi vì họ đã không thực sự “học” Pháp mà chỉ đơn thuần là đọc Pháp một cách máy móc. Tâm của họ đã không đặt Pháp và không thực tâm tu luyện.

Học Pháp có khó khăn gì lớn? Tôi nghĩ rằng tất cả là phụ thuộc vào việc tư tưởng của chúng ta có thanh tỉnh trong lúc đọc Pháp hay không, chúng ta có ở trong một tâm thái hòa ái hay không, và chúng ta có ôm giữ mục đích gì trong tâm khi chúng ta đọc Pháp.

Chúng ta đều biết rằng khi chúng ta học Pháp, những quan niệm hậu thiên, nghiệp tư tưởng, và các yếu tố bên ngoài thường can nhiễu [đến chúng ta]. Chúng ta có thể bài trừ được những can nhiễu này hay không là tùy thuộc vào chính niệm của chúng ta có đủ mạnh khi đọc Pháp hay không. Vì vậy, điều quan trọng là quan niệm tiên thiên và chính niệm phải mạnh mẽ, và chúng ta cần đảm bảo rằng chúng ta biết mình đang đọc những gì cũng như ý nghĩa bề mặt của những câu chữ chúng ta đang đọc. Tôi có những cảm giác khác nhau khi nghe nhiều học viên khác nhau đọc Pháp. Một số đọc khá trôi chảy và có kỹ năng, nhưng bài đọc của họ là “vô nghĩa” và “hời hợt”. Trong khi đó, các trường hợp khác thì trầm tĩnh, ổn định, và nhẹ nhàng. Tại sao vậy? Khác biệt nằm ở “tâm” của họ. Nhóm trước chỉ đơn thuần là đọc Pháp như là một hình thức. Nhóm thứ hai họ để “tâm” vào việc học Pháp. Cho dù chúng ta học Pháp một mình hay theo nhóm thì chúng ta cũng nên học pháp bằng “tâm” chứ không phải là dùng “miệng” để đọc hay dùng “mắt” để nhìn.

Tôi cũng thấy rằng một số học viên không thích đọc Chuyển Pháp Luân. Sau khi đọc cuốn sách rất nhiều lần, họ không thể thấy được nội hàm của Pháp. Họ đã quen thuộc với ý nghĩa bề mặt của các từ, do đó, đã tiếp tục miễn cưỡng đọc thêm. Theo tôi, nếu chúng ta không thể hiểu được nội hàm của Pháp sau khi học Pháp nhiều năm, thì chúng ta có nên hướng nội để biết lý do vì sao mà chúng ta không thể thấy hay không? Và tại sao những người khác lại có thể thấy? Tôi nghĩ lý do chính là chúng ta đã không học Pháp bằng “tâm” của chúng ta. Một lý do khác đó là, để làm tốt được ba việc, Pháp đã đặt định ra các tiêu chuẩn cao cho chúng ta hướng tới.

Tôi đề xuất rằng các học viên cao tuổi hãy học Pháp một cách nghiêm túc. Chúng ta có học nhiều bao nhiêu, thì chúng ta cần hiểu rõ những gì mình đang học. Đừng giả như đã hiểu nếu bạn thậm chí không hiểu được cả ý nghĩa bề mặt các Pháp lý. Điều đó sẽ chỉ khiến bạn tụt lại phía sau hơn mà thôi.

Thực tế, học Pháp tốt cũng là một phần trong việc tu luyện của chúng ta. Học Pháp tốt sẽ giúp chúng ta đề cao tâm tính của mình, loại bỏ đi được những thứ xấu, và cứu độ chúng sinh. Chúng ta hãy cùng học Pháp cho tốt và bước đi cho tốt chặng đường cuối cùng. Cảm ơn các bạn đồng tu! Hợp thập.

________________________________________

Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2012/10/22/学法要入心-不能走形式-264324.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2012/10/28/136062.html
Đăng ngày 20-12-2012. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share