Bài viết của một học viên Tây phương

[MINH HUỆ 01-10-2012] Thế nào là phù với xã hội người thường? Là học viên Đại Pháp, chúng ta đều biết rằng đây là yêu cầu của Sư phụ. Nhưng liệu chúng ta đã chú tâm đến ý nghĩa thực sự của điều này và ứng dụng vào cuộc sống mà vẫn tinh tấn trên con đường tu luyện của mình hay không?

Xã hội người thường rất đa dạng. Có đầy đủ cả các học giả, kẻ nghiện ngập, chính khách, binh lính, nhà khoa học,v.v. Một số thì sống ở giai tầng cao hơn ở các nước phát triển trong khi một số khác phải xoay sở kiếm sống. Vậy thì thế nào là phù hợp với xã hội người thường?

Tôi tham gia một trong số các hạng mục truyền thông giảng chân tướng do chính các học viên điều phối. Những người tham gia như chúng tôi đã hy sinh rất nhiều. Rất nhiều người trong số chúng tôi sống chung với cả chục người khác trong các phòng lớn. Và dĩ nhiên, tiền bạc luôn là một vấn đề cần phải quan tâm. Các học viên làm việc trong các hạng mục này đều mong muốn rằng họ sẽ thành công và đạt đến trạng thái ổn định tài chính. Nhưng mục tiêu của việc ổn định tài chính nên là tạo ra một môi trường tốt hơn cho giảng chân tướng, chứ không phải có một cuộc sống giàu sang, thoải mái giữa những người thường. Là một học viên, chúng ta không mong truy cầu hay chấp trước vào những điều này.

Liên hệ đến các hạng mục truyền thông, Sư phụ giảng trong “Giảng Pháp tại Hội nghị Đại Kỷ Nguyên” năm 2009:

“Thật sự làm nó thành một thực thể kiên cố, có thể kinh doanh rất tốt, ngoài ra các đệ tử Đại Pháp tham gia còn có thể ở đó giải quyết vấn đề cuộc sống, đồng thời có thể toàn thân và tâm đặt vào nơi đây, khiến nó có sức mạnh hơn nữa trong chứng thực Pháp và cứu độ chúng sinh”

Gần đây tôi có nói chuyện với một học viên làm việc cùng tôi, một thanh niên trẻ tuổi. Học viên này nói về việc cậu ấy cảm thấy cần phải bắt đầu nghĩ nhiều hơn về sự nghiệp và những điều mà cậu sẽ làm trong cuộc đời của cậu, kiếm tiền như thế nào, v.v… Khi tôi đề cập rằng của cải và sự an nhàn không phải là thứ chúng ta truy cầu, cậu đáp trả nhanh chóng rằng học viên cần phải phù hợp với cuộc sống người thường và nói: “Tôi không thể sống mãi như động vật thế này được.” Khi hiểu được tâm trạng thất vọng của cậu học viên, tôi tin rằng suy nghĩ đó đã sai lệch. Cậu học viên này cảm thấy sinh sống như động vật, nhưng cùng lúc đó, cậu lại không bị thiếu thốn thức ăn, mặc comple đi làm, có một nơi ấm áp và thoải mái để nghỉ ngơi mỗi đêm. Và trong khi không một điều nào trong những điều này là tiêu chuẩn mà cậu cho rằng đáng hài lòng nhất, thì cậu vẫn muốn – muốn nhiều hơn nữa – quan tâm trước tiên đến cái gọi là “cuộc sống người thường”. Tôi nhận ra rằng mặc dù rất nhiều học viên chúng ta làm trong các dự án truyền thông đã hy sinh rất nhiều cho công việc, nhưng điều đó không có nghĩa là chấp trước vào vật chất bị loại bỏ ở mức cần thiết.

Trong Chuyển Pháp Luân, Bài giảng thứ tư, “Mất và được”, Sư phụ giảng

“Pháp môn này của chúng tôi, [đối với] bộ phận tu luyện này nơi người thường, yêu cầu là tu luyện tại xã hội người thường, [cần] duy trì đến mức độ tối đa sao cho giống với người thường; không để chư vị thật sự mất đi bất kể thứ gì nơi lợi ích vật chất. Chư vị làm quan chức to đến mấy cũng không ngại, chư vị có nhiều tiền tài đến mấy cũng không ngại; [điều] then chốt là ở chỗ chư vị có thể vứt bỏ cái tâm kia không”.

Sở hữu một điều gì hay không, đó không phải vấn đề, mà vấn đề là ở chỗ chúng ta có thể loại bỏ tâm chấp trước đó đi không. Một học viên có thể rất giàu, nhưng họ không quan tâm đến sự giàu sang. Tương tự thế, một học viên có thể rất nghèo, nhưng nếu họ vẫn có chấp trước vào vật chất thì họ không thể loại bỏ điều gì cả.

Lấy một thí dụ, hãy nghĩ về sự thay đổi ở Trung Quốc trong vòng 60 năm trở lại đây. Vào thời đó, người ta không được phép sở hữu vật gì và toàn bộ dân trong làng phải sống như trong một công xã. Hiện giờ thì mọi người ở Trung Quốc có thể có bất kỳ vật chất mà họ có thể mơ ước. Nhưng sở hữu “những thứ vật chất” đó liệu có cứu được nhiều người dân Trung Quốc hơn hay không? Một số học viên nói về các căn hộ và những thứ tốt đẹp khác mà họ sẽ mua khi tình hình tài chính của các hạng mục truyền thông trở nên ổn định. Đây chỉ là những chấp trước bị che giấu bởi lý do phù hợp với cuộc sống xã hội người thường. Rất nhiều tỷ phú bên phương Tây chi nhiều khoản khổng lồ vào các công tác từ thiện, giúp cho cộng đồng xung quanh họ trở nên tốt đẹp hơn, hay đầu tư vào tương lai. Cũng có những người chọn một cuộc sống đơn giản, hiện đại, mà chúng ta thấy rằng sự buông thả quá mức này đã hủy hoại nghiêm trọng đến xã hội và môi trường trong vài thập kỷ qua. Đó chẳng phải được coi là phù hợp với cuộc sống người thường sao? Là học viên, nếu chúng ta trở nên giàu có, chúng ta không nên sử dụng của cải phù hợp với đức hay sao?

Trong “Tinh tấn yếu chỉ” bài “Giàu mà có đức”, Sư phụ chỉ rõ:

“vô đức thì chẳng được gì, mất đức sẽ mất hết. Vậy nên kẻ mưu quyền kẻ cầu tài ắt phải tích đức, chịu khổ hành thiện là có thể tích đức từ quần chúng. Mà muốn được thế ắt phải hiểu việc nhân quả, minh tỏ điều ấy thì có thể tự kiềm chế cái tâm của quan và dân, thiên hạ giàu có mà thái bình.”

Là học viên, việc tu luyện của chúng ta phần nào sẽ có tác động đến việc cải thiện xã hội người thường. Đến ngày nào đó rất nhiều người chúng ta sẽ viên mãn. Nếu ngày đó xảy ra, liệu “phù hợp với xã hội người thường” phải chăng chính là quá nuông chiều [bản thân] và [đi theo] chủ nghĩa vật chất sao?

Trong Chuyển Pháp Luân, Bài giảng thứ ba, “Phản tu và tá công”, Sư phụ giảng:

“Trên cao tầng thì [nhận] thấy như thế; chư vị cho rằng đang tiến lên, nhưng trên thực tế là thoái lùi. Nhân loại cho rằng khoa học đang phát triển tiến bộ, thực ra cũng chỉ bất quá là đi theo quy luật vũ trụ. Trương Quả Lão trong bát tiên cưỡi lừa ngược; rất ít người biết được tại sao ông lại cưỡi lừa ngược. Ông phát hiện rằng đi về trước lại chính là thụt lùi, nên ông quay trở lại cưỡi như thế.”

Các hạng mục truyền thông của chúng ta phải đạt được đến tình trạng tài chính ổn định bởi vì đây sẽ là kết quả đạt được [tương đương với khái niệm] phù hợp với xã hội người thường. “Có làm có hưởng”. Tuy nhiên, liệu điều đó có phải là chúng ta hiện nay đang không “phù hợp với xã hội người thường” chăng? Tôi không nghĩ rằng đây là vấn đề. Tôi sẽ đưa ra một ví dụ: Nhóm khai quốc của nước Mỹ đã từng chịu sự cai trị của người Anh. Họ có gia đình, có cuộc sống [riêng của họ] và họ phải hy sinh [những thứ tốt đẹp này] vào thời điểm họ quyết định chống lại cái gọi là đế chế lớn mạnh nhất thế giới vào thời đó. Nhưng họ có lý do và những nguyên tắc để họ tin vào, họ có những lý do để họ sẵn sàng hy sinh mọi thứ; họ chiến đấu cho những điều mà nhiều người coi là vô vọng. Họ có nhiều thứ để mất, nhưng trải qua một thời gian dài nhẫn nại chịu đựng gian khổ, họ kiến tạo nên một đất nước mới dựa trên nền tảng tự do và dân chủ mà rất nhiều học giả vào thời đó, qua lý thuyết trên giấy tờ, nghĩ rằng điều này chỉ là ảo vọng. [Họ đã trải qua] nhiều năm thất bại cùng với những bước đi chập chững. Không phải rằng sự hy sinh cuộc sống riêng tư của bản thân của họ là chỉ để cho một lý do “phù hợp với xã hội người thường” thôi ư? Khi những học viên Đại Pháp tiến bước trên con đường trở về nhà, [họ đã] hy sinh cuộc sống họ đã từng có, hy sinh công việc và các mối quan hệ họ đã từng có, để làm việc cho các hạng mục truyền thông – chỉ để cho niềm tin mà họ tin vào – điều đó có phải là phù hợp với xã hội người thường chăng? Không đề cập đến những ý nghĩa sâu xa sau những công việc chúng ta đang làm, mà chỉ nói về những ý nghĩa bề mặt, đó không phải là những thứ mà con người trên thế gian sẽ đánh giá và ngưỡng mộ sao?

Đối với bản thân tôi, và con đường  tôi đang tiến bước, đây chính là điều gọi là “phù hợp với xã hội người thường”.

____________________________________

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2012/10/1/135668.html

Đăng ngày 2-11-2012. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share