Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp ở Trung Quốc

[MINH HUỆ 27-08-2012] Điều phối viên A và B từ lâu đã có mâu thuẫn với nhau. Điều phối viên A thậm chí đã cố gắng tránh gặp hoặc đối mặt với B. Để giải quyết vấn đề, điều phối viên A mời các học viên từ thành phố khác làm trung gian để thuyết phục B thay đổi. Tuy nhiên, mâu thuẫn của họ trở nên nghiêm trọng hơn và điều phối viên B từ chối gặp A. Khi tôi nghe nói về những gì đã xảy ra, tôi muốn nói chuyện với họ và cũng có thể chia sẻ kinh nghiệm của mình với các học viên khác.

Hai điều phối viên A và B đều giúp đỡ tôi rất nhiều trong quá khứ. Họ có phải những điều phối viên tốt không? Tôi nghĩ là có.

Cả hai đều là những điều phối viên tuyệt vời. Trong khu vực chúng tôi sống, các điểm sản xuất tài liệu giảng chân tướng quy mô nhỏ được thiết lập như “hoa nở khắp nơi.” Tất cả các học viên đều tinh tấn làm ba việc Sư phụ yêu cầu. Điều này không thể đạt được nếu như không có sự trợ giúp và đóng góp của các điều phối viên. Tôi luôn luôn nghĩ rằng tôi giỏi máy tính. Tuy nhiên, tôi vẫn cần sự giúp đỡ của họ khi tôi gặp phải những vấn đề về máy tính. Ví dụ, máy tính của tôi từng đòi hỏi phải cài đặt lại hệ thống. Điều phối viên A và học viên C, một người biết rõ về máy tính, đã đến nhà tôi. Một số vấn đề nảy sinh trong quá trình cài đặt. Chúng tôi đã dành toàn bộ buổi sáng để xử lý các vấn đề, nhưng vẫn không thể giải quyết chúng. Chúng tôi phát chính niệm, nhưng hoàn toàn vô ích.  Sau đó học viên C mời một học viên khác giúp giải quyết các vấn đề. Khi mọi việc xong xuôi đã là bốn giờ chiều. Tôi cảm thấy ngại vì họ đã mất quá nhiều thời gian. Tôi nói với họ, “Tôi xin lỗi vì đã lãng phí rất nhiều thời gian của hai anh.” Họ nói,“Không có gì. Vấn đề của anh cũng là vấn đề của chúng tôi.” Tôi gật đầu và không nói gì. Từ hành xử và thái độ của họ, tôi đã học được rằng tôi nên giúp đỡ các học viên khác giống như họ đã giúp tôi.

Họ đã giúp điểm sản xuất tài liệu của tôi rất nhiều lần. Đây chỉ là một trong nhiều điểm như vậy trong thành phố của chúng tôi. Họ đã tốn rất nhiều thời gian và công sức vào tất cả những điểm này! Như một học viên thông thường, chúng ta dành một thời gian để học Pháp mỗi ngày. Họ có bao nhiêu thời gian? Sư Phụ đã chọn họ là điều phối viên bởi vì họ có khả năng quản lý nguồn nhân lực và các nguồn lực của địa phương. Nếu một người nào khác ở vị trí của họ, họ có thể không có khả năng thực hiện công việc và duy trì tiến trình tu luyện của mình. Tôi không tin rằng các học viên thông thường nên phê bình các điều phối viên khi chúng ta nhận thấy những vấn đề của họ. Thay vì đánh giá là đúng hay sai, chúng ta chỉ nên hướng nội. Nếu không, cựu thế lực sẽ nắm lấy cơ hội để làm cho vấn đề trở nên tồi tệ hơn.

Bất cứ khi nào mâu thuẫn xảy ra giữa các điều phối viên, điều đầu tiên cả hai bên nên làm là tĩnh tâm và học Pháp. Cả hai bên không nên tìm kiếm sự hỗ trợ từ các học viên khác hoặc hy vọng các học viên khác sẽ đứng về phía họ. Nếu những người khác không biết về mâu thuẫn này, nó có thể được giải quyết dễ dàng hơn. Nếu nhiều học viên tham gia vào, cựu thế lực sẽ tận dụng những sơ hở của mọi người và làm cho mọi người tranh luận không ngừng, gây can nhiễu tới việc cứu độ chúng sinh.

Trên đây là thể ngộ ​​cá nhân tôi. Tôi có một số lời đề nghị khác từ nhận thức cá nhân về các bài giảng Pháp của Sư phụ. Chúng ta nên:

1. Hướng nội khi phải đối mặt với các mâu thuẫn. Chúng ta chắc chắn sẽ có thể tìm thấy những chấp trước của mình.

2. Trước hết lùi một bước và chính lại bản thân. Một câu chuyện cổ Trung Quốc kể về một vị tướng, Liêm Pha, mang theo bụi gai để gửi lời xin lỗi của ông tới Lận Tương Như. Câu chuyện chẳng phải có liên hệ tới việc tu luyện của chúng ta? Một người thường có thể hành xử như thế này, nhưng thậm chí các đệ tử Đại Pháp nên làm tốt hơn thế. Những loại mâu thuẫn không thể được giải quyết giữa các học viên là gì? Tu luyện là đề cao bản thân mình. Nó không phải để gây ấn tượng với những người khác! Chúng ta không nên quên những gì Sư phụ giảng về tu luyện bản thân, đặc biệt là khi mâu thuẫn xảy ra.

3. Phối hợp tốt và trân trọng mối quan hệ tiền duyên với các học viên khác.

4. Đối xử với mỗi học viên bằng từ bi.

Chúng ta nên trân trọng mỗi học viên và tất cả các điều phối viên của chúng ta. Kể từ khi cuộc bức hại bắt đầu, các điều phối viên đã không chỉ tu luyện bản thân, mà còn được an bài để cứu độ chúng sinh. Họ chịu áp lực nhiều hơn so với các học viên thông thường. Làm sao chúng ta có thể không trân quý họ? Làm thế nào chúng ta có thể tiếp tục chỉ trích những chấp trước của điều phối viên mà không cần hướng nội? Con đường tu luyện của chúng ta là liên tục tống khứ các chấp trước. Cuối cùng trước khi viên mãn, mỗi học viên có thể vẫn có chấp trước và nghiệp lực nhất định. Tất cả chúng ta đều biết chúng ta nên loại bỏ những chấp trước của mình. Không cần thiết phải quan tâm quá đến các chấp trước của người khác.

Cuối cùng, tôi có một số gợi ý về các chủ đề thảo luận giữa các học viên. Họ nên tập trung vào việc chia sẻ kinh nghiệm, quá trình tu luyện, làm thế nào để vượt qua những khổ nạn, và làm thế nào để thúc đẩy lẫn nhau thay vì thảo luận về những thiếu sót của các học viên khác hoặc các sự kiện trong cuộc sống hàng ngày. Bằng cách này, những mâu thuẫn giữa các học viên sẽ được giảm thiểu.

Trên đây là thể ngộ cá nhân của tôi. Nếu có bất cứ điều gì không đúng, xin vui lòng chỉ giúp.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2012/8/27/面对协调人间的矛盾-与同修们谈谈心-262035.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2012/9/14/135413.html

Đăng ngày: 16-10-2012; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share