Bài viết của một học viên ở Trung Quốc đại lục

[MINH HUỆ 28-08-2012]

Tôi muốn chia sẻ nhận thức của mình về một khía cạnh quan trọng trong  tu luyện mà tôi đã quan sát: tầm quan trọng của việc duy trì hành vi đúng mực khi nói đến các mối quan hệ giữa học viên nam và nữ. Tôi sẽ đưa ra một số ví dụ về một số trường hợp mà tôi đã thấy.

Tất nhiên là đệ tử Đại Pháp thời Chính Pháp, những người như chúng tôi ở Trung Quốc đã trải qua một thời gian khó khăn gian khổ trong gần 14 năm qua. Đối mặt với cuộc đàn áp hèn hạ và dã man, nhiều học viên mà tôi biết đã không bị rớt lại hoặc thỏa hiệp với tà ác. Trong những khảo nghiệm sinh tử, họ tín Sư tín Pháp, chính niệm chính hành. Điều này quả là đáng ngưỡng mộ. Tuy nhiên, một số người trong số họ, tôi cảm thấy rằng lại không chú ý đúng mức đến những một số chi tiết, mà đôi khi gây ra những hậu quả nghiêm trọng.

Ví dụ, trong một số trường hợp các thông tin liên lạc giữa các học viên nam và nữ trở nên quá gần và thường xuyên. Theo tôi được biết, sinh mệnh tà ác trong các không gian khác đã lợi dụng sơ hở này để tăng cường chấp trước vào tình cảm của các học viên và làm cho họ sa ngã trong vấn đề này. Thế lực tà ác sau đó đã thao túng Phòng 610 và các cơ quan khác để bức hại các học viên với tất cả các loại lý do. Một số học viên đã bị tra tấn, một số bị tàn tật; những người khác thậm chí còn bị tra tấn đến chết.

Điều này không chỉ làm tổn hại đến Đại Pháp mà còn gây ra những tổn thất nghiêm trọng liên quan đến nỗ lực giảng chân tướng và cứu độ chúng sinh. Hơn nữa, những sinh mệnh này mất đi cơ hội tiếp tục tu luyện của họ và sẽ phải hối tiếc vĩnh viễn.

Sau khi cuộc đàn áp bắt đầu vào năm 1999, nhiều học viên đã bị bức hại tàn bạo khiến họ mất đi thân nhân hay bị đuổi việc và đã bị buộc phải trở thành vô gia cư. Trong một số hạng mục giảng chân tướng, chẳng hạn như thiết lập điểm sản xuất tài liệu, trợ giúp kỹ thuật v.v… học viên nam và nữ thường hợp tác để hoàn thành công tác.

Trong môi trường như vậy, nếu một người không thể duy trì tiêu chuẩn cao và yêu cầu nghiêm ngặt cho bản thân, anh/cô ấy có thể phát triển tình cảm và cảm thấy rằng họ nói chuyện rất tâm đầu ý hợp và thậm chí còn lấy làm tiếc vì không gặp nhau trước đó. Tà ác trong các không gian khác sẽ phóng đại chấp trước này của học viên đó làm cho học viên này không còn tinh tấn, tầng bị hạ xuống và cuối cùng trở thành tà ngộ. Hầu hết tất cả học viên trong khu vực tôi đã vượt qua khảo nghiệm trong cuộc bức hại tà ác nhưng lại sa lầy trong khảo nghiệm về tình này, họ không thể tự giải thoát mình, và làm cho họ bị bức hại nghiêm trọng hơn.

Những học viên mà đã phạm những thiếu sót trong mối quan hệ giữa nam và nữ hoặc có chấp trước về tình đã không học Pháp tốt để thấu hiểu những nguyên lý của Pháp. Họ coi bản thân mình là những người đã tha hóa về đạo đức. Mặc dù đắc Pháp trong thế giới nhơ nhớp này, họ đã không tu luyện tốt và bỏ lỡ cơ hội. Điều này là thực sự buồn và đáng tiếc. Nếu chúng ta nhận thấy một học viên nam và nữ, những người thường xuyên liên hệ có hành vi không đứng đắn, chúng ta nên chỉ ra kịp thời. Điều này thuộc về trách nhiệm trong sự tu luyện của các học viên và để bảo vệ danh tiếng của Đại Pháp.

Dưới đây là một ví dụ tôi biết: Một học viên lớn tuổi nhận thấy một học viên nữ trẻ, người đã kết hôn và có con, lại thường xuyên ở lại nhà của một đôi học viên trẻ. Người học viên lớn tuổi đã đến nói chuyện với nữ học viên này và khuyên cô không nên ở lại nhà của học viên khác quá thường xuyên ngay cả khi đó là để thuận lợi cho công tác, và phải giữ khoảng cách cần thiết giữa nam và nữ. Học viên lớn tuổi cũng chỉ ra, rằng một người phụ nữ đã lập gia đình ở lại nhà người khác (ngay cả nhà của học viên) một thời gian lâu thì không đáp ứng được yêu cầu của người tu luyện và điều này cũng có thể gây ra chấp trước. Nữ học viên trẻ xúc động trước những lời nói chân thành của học viên cao tuổi và cô ấy quay trở lại nhà mình ngay lập tức.

Tôi tin rằng việc chỉ ra những thiếu sót của các học viên khác cũng là một phần trách nhiệm của tu luyện. Tôi cảm thấy rằng đây là những gì các đệ tử Đại Pháp nên làm. Tuy nhiên, sau khi nhận thấy hành vi được đề cập ở trên, một số học viên lại cố che đậy nó mà không chỉ ra cho các học viên có liên quan. Mặt khác, một số biết rằng hành vi của mình không phù hợp với yêu cầu của Pháp, nhưng họ từ chối không nghe lời khuyên của các học viên khác và thậm chí lại có những lời ác khẩu đối với những người chỉ ra vấn đề của họ. Đối với tu luyện, tất nhiên là một học viên làm tốt hay không là được thể hiện bởi chính học viên đó chứ không phải do người khác nói. Tất cả các học viên đều nên dùng các nguyên lý của Pháp để đo lường bản thân mình.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2012/8/28/对修炼人男女有别的再思考-262085.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2012/9/8/135331.html

Đăng ngày 21-10-2012. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share