[MINH HUỆ 24-07-2012] Tại thời điểm then chốt này trong Chính Pháp (tôi không muốn nói là cuối cùng, mà là then chốt trong chia sẻ cụ thể này vì những lý do rõ ràng sau đây), tôi đã nhìn thấy một số học viên đang dao động nghiêm trọng đức tin của họ vào Đại Pháp. Nó đã trở nên tương đối phổ biến đến nỗi tôi cảm thấy nó có thể là một phần của một hiện tượng lớn hơn đang theo sau các học viên trong khu vực tôi.

Từ những gì tôi đã nhìn thấy, có hai lý do chính của những dao động trong đức tin của các học viên. Một là chấp trước vào lợi ích cá nhân. Một lý do khác là không hướng nội.

1. Chú trọng tự ngã và lợi ích cá nhân

“Điều người thường muốn được chính là lợi ích cá nhân, [sống] sao được tốt, được thoải mái. Nhưng người luyện công chúng ta không thế, mà hoàn toàn trái lại: chúng ta không mong truy cầu những gì người thường muốn được, nhưng chỗ mà chúng ta được thì người thường có muốn cũng không thể được, trừ phi [họ] tu luyện.” (Chuyển Pháp Luân, Bài giảng thứ tư, “Mất và Được”)

Là học viên, chúng ta biết chúng ta phải xem lợi ích vật chất thật nhẹ. Tuy nhiên, chúng ta cũng phải tu luyện trong xã hội người thường, nơi mà chúng ta liên tục phải đối mặt với sự cám dỗ từ lợi ích vật chất vây quanh chúng ta.

Trong tiến trình Chính Pháp, nhiều học viên đã từ bỏ rất nhiều để cống hiến bản thân họ nhằm cứu độ chúng sinh. Nhiều người tham gia vào các hạng mục truyền thông được khởi xướng từ các học viên, nhưng vẫn chưa có thu nhập về tài chính hợp lý. Và sau rất nhiều năm, một số học viên có thể nảy sinh quan điểm rằng họ xứng đáng được một số thứ trong xã hội người thường. Họ dần dần bắt đầu phẫn nộ về việc thiếu tiền, danh, hay gia đình, hoặc thậm chí tình dục và cảm thấy rằng họ đang bị khước từ những điều này bởi vì họ tu luyện Đại Pháp. Như vậy, sự cám dỗ từ bỏ tu luyện Đại Pháp nảy sinh và mong muốn theo đuổi những thứ vật chất lớn dần.

“Có người ngồi đây nghe Sư phụ giảng thấy rất có đạo lý, [nhưng] quay về xã hội người thường, lại [thấy] lợi ích hiện thực mới là thực tại.” (‘Chuyển Pháp Luân’, Bài giảng thứ chín, “Tâm thanh tịnh”)

Nhưng hãy nghĩ về điều đó. Chúng ta biết rằng chấp trước vào những thứ đó là cái chúng ta cần phải vứt bỏ, vậy tại sao lại bực bội vì không có những thứ mà chúng ta không nên muốn? Sau tất cả những gì chúng ta đã trải nghiệm trong tu luyện, có thể nào bạn thực sự nghĩ rằng Đại Pháp là lừa dối và rằng bạn muốn được hạnh phúc hơn khi không ngừng đấu tranh và theo đuổi vật chất cho đến khi cái chết đến hủy diệt sự tồn tại của bạn? Thậm chí nếu bạn từ bỏ Đại Pháp, điều đó có đảm bảo bạn sẽ có được những điều bạn theo đuổi không?

Nhưng suy nghĩ này có thể phát sinh một sai lầm khác nữa. Một người có thể thay vì truy cầu lợi ích cá nhân ích kỷ về những thứ tạm bợ bằng việc theo đuổi lợi ích cá nhân ích kỷ về những điều siêu nhiên trường cửu, như khả năng siêu thường, thần thánh và một thiên đường nơi tất cả mọi thứ hạnh phúc ngoài sức tưởng tượng. Tuy nhiên chấp trước vào lợi ích cá nhân vẫn không được loại bỏ. Và như vậy bạn có thể nghĩ rằng: “Tôi có thể nán lại lâu hơn một chút. Tất cả mọi thứ sẽ sớm kết thúc, phải không? Và sau đó tôi sẽ có những điều thậm chí còn tốt hơn.” Thời gian trôi đi và mọi việc không kết thúc, những lợi ích nơi thế giới khác đó sẽ dần dần có vẻ ít thực tế hơn so với những thứ ngay trước mắt bạn. Đức tin của bạn sẽ một lần nữa dao động.

“Làm người tu luyện chân chính có quyết tâm, họ có thể Nhẫn được vững chắc; với các chủng lợi ích trước mắt họ có thể vứt bỏ các tâm chấp trước, có thể coi chúng rất nhẹ, chỉ [những ai] có thể làm được như thế thì mới thấy không khó. Người nào mà nói là khó, thì chính là vì họ không vứt bỏ được những thứ ấy. Bản thân công pháp tu luyện không hề khó, bản thân việc đề cao tầng cũng không khó gì hết, mà chính là tâm con người không vứt xuống được, nên họ mới nói là khó. Bởi vì đang trong lợi ích hiện thực thì rất khó vứt bỏ nó được, lợi ích kia đang ở đó, chư vị nói xem cái tâm ấy vứt bỏ như thế nào đây? Họ thấy rằng khó, trên thực tế chính là khó ở chỗ này”). (‘Chuyển Pháp Luân’, Bài giảng thứ chín)

2. Không hướng nội

Tôi được tham gia trong một hạng mục Đại Pháp trong nhiều năm. Qua thời gian đó, tôi đã thấy nhiều học viên đến và đi, một số rời đi vì đức tin của họ bị dao động. Và thường xuyên hơn, lý do đưa ra là các học viên trong hạng mục đó không có lòng từ bi, “Họ thậm chí còn tệ hơn người thường!”

Từ bi không phải là một cái gì đó ngẫu nhiên đến với bạn. Đó là một cái gì đó thăng hoa nơi trái tim của bạn và được trao cho tất cả chúng sinh, bất kể họ đối xử với bạn như thế nào, dựa trên nhận thức chân chính về chân lý của vũ trụ. Với nhận thức đó sẽ dẫn đến [nhận thức] rằng Nhẫn là để chịu đựng mọi thứ. Chúng ta nhận thức từ Pháp rằng Chân – Thiện – Nhẫn là không thể tách rời.

“Pháp môn Pháp Luân Đại Pháp của chúng ta chiểu theo tiêu chuẩn tối cao của vũ trụ – Chân Thiện Nhẫn đồng tu – [vậy nên] công chúng ta luyện rất to lớn. (Chuyển Pháp Luân, Bài giảng thứ nhất, “Chân Thiện Nhẫn là tiêu chuẩn duy nhất để nhận định người tốt xấu”)

Đã có quá nhiều thay đổi trên thế giới chỉ trong năm nay. Thần Vận đã có một chuỗi các buổi biểu diễn ở thành phố New York, một trong những trung tâm văn hóa của thế giới. Một cuộc đấu tranh chính trị đang được tiến hành giữa các thành viên cao cấp nhất của Bộ chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc và các phương tiện truyền thông Đại Pháp đã là người dẫn đầu trong những tin tức này. Và bây giờ niềm tin của bạn dao động sao? Có thể đó thực sự là một sự trùng hợp ngẫu nhiên không? Tại sao bạn có niềm tin suốt những năm qua, chỉ bây giờ mới lại nghi ngờ?

Đừng để cựu thế lực hủy hoại sự tu luyện mà bạn đã chờ đợi từ vô lượng kiếp. Đừng lo lắng về một số phần thưởng cuối cùng hoặc khi nào mọi thứ sẽ kết thúc. Đại Pháp là Chân lý và các nguyên lý của Đại Pháp có thể hiển hiện ở tất cả các tầng cấp. “[Tu tại tự kỷ,] Công tại Sư phụ”. Chúng ta chỉ cần thực hiện ba việc cho tốt.


Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2012/7/24/134601.html

Đăng ngày: 08-09-2012. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share