Bài viết của một học viên Pháp Luân Công từ tỉnh Shandong, Trung Quốc

[MINH HUỆ 16-07-2008] Sư Phụ đã nói:

“Viên mãn đắc Phật quả,
Cật khổ đương thành lạc.
Lao thân bất toán khổ,
Tu tâm tối nan quá.
Quan quan đô đắc sấm,
Xứ xứ đô thị ma.
Bách khổ nhất tề giáng,
Khán kỳ như hà hoạt.
Cật đắc thế thượng khổ,
Xuất thế thị Phật Đà.”

(“Khổ kỳ tâm chí” trong Hồng Ngâm, )

Sư Phụ đã dạy chúng ta lấy khổ làm vui. Chúng ta có thể làm được như vậy chưa? Tôi đã tu luyện Pháp Luân Công được 10 năm. Mỗi khi tôi đối mặt với một khảo nghiệm khó khăn, tôi nghĩ về bài thơ này và cố gắng nghiêm khắc với bản thân mình. Tôi có nhiều thử thách và phạm nhiều lỗi lầm, nhưng tôi đã làm theo lời dạy của Sư Phụ và lấy khổ làm vui.

Khi tôi bắt đầu học thiền định Pháp Luân Công, cơ thể tôi cứng đến mức hai đầu gối của tôi chổng cao lên. Tôi rất đau đớn khi tôi cố gắng ngồi trong thế đơn bàn. Tuy nhiên, tôi đã cố gắng ngồi trong tư thế đó lần đầu tiên được 30 phút. Khi gần được 30 phút, tôi cảm thấy cứ như thể thời gian dừng lại. Thỉnh thoảng tôi cảm thấy như bất tỉnh và khóc, nhưng tôi đã cố chịu đựng được 30 phút. Sáu tháng sau, cuối cùng tôi cũng có thể ngồi ở thế đơn bàn với hai đầu gối bằng phẳng trên mặt đất. Mất gần ba năm sau đó tôi cuối cùng đã có thể ngồi trong thế song bàn hoa sen. Lần đầu tiên tôi ngồi trong thế song bàn, tôi đã ngồi thiền định được 30 phút. Nhưng nó không đáng gì so với các bạn đồng tu mà có khả năng hơn khi chịu đựng gian khổ.

Khi tu luyện trong thời kỳ Chính Pháp, tôi cũng đã chịu đựng nhiều gian khổ. Tôi cố gắng hết mình trong việc làm sáng tỏ sự thật về cuộc bức hại Pháp Luân Công. Thỉnh thoảng khi tôi đối mặt với những khổ nạn ma quỷ, cảm thấy rất đau khổ. Nhưng sau đó, tôi nghĩ về các bạn đồng tu bị cầm tù vì làm sáng tỏ sự thật về Pháp Luân Công và bị bức hại đến chết, hoặc những người bị tàn phế vì bức hại. Sau đó, tôi lập tức cảm thấy rằng đau khổ mà tôi đang trải qua không là gì cả. Khi tôi nghĩ về gian khổ mà Sư Phụ đã gánh chịu khi chính vũ trụ và cứu độ chúng ta, tôi không còn cảm thấy khó khăn gian khổ nữa. Khi đọc trên “Tuần Báo Minh Huệ” về các bạn đồng tu đã chịu đựng cuộc bức hại dã man nhất, tôi đã hơi sợ hãi vì cuộc bức hại, nhưng sau đó tôi đã sử dụng nó để thúc đẩy bản thân phải tinh tấn trong tu luyện. Tôi cảm thấy rằng mình, là một học viên Pháp Luân Công, cần phải theo lời của Sư Phụ và không bao giờ được thoái lui vì sợ. Một bạn đồng tu đã từng nói với tôi rằng cô ấy sợ hãi khi cô đọc về cuộc bức hại các học viên và thú nhận rằng cô ấy sợ cô ấy là người kế tiếp. Đó chẳng phải là chấp trước sao? Nó là một chấp trước ích kỷ rất mạnh! Sư Phụ đã yêu cầu chúng ta bước đi tốt con đường Chính Pháp. Làm sao chúng ta có thể cho phép bản thân sợ cuộc bức hại?

Tôi nên loại trừ sợ hãi từ bản nguyên của sinh mệnh. Nếu những trường hợp bức hại gia tăng, chúng ta nên làm ba điều tốt hơn nữa để kết thúc cuộc bức hại. Nếu chúng ta sợ việc chứng thực Pháp, cựu thế lực sẽ lợi dụng khe hở. Có một câu chuyện về ba tên cướp biển lên một chiếc tàu du lịch có 90 hành khách. Hai trong số 90 hành khách đã cố gắng đánh nhau với những tên cướp biển và đã bị giết. 88 hành khách còn lại quá sợ hãi không đám đánh trả. Cuối cùng khi ba tên cướp đã cướp hết tất cả những gì có giá trị, chúng đã đánh chìm chiếc tàu và do vậy tất cả hành khách đã bị chết đuối. Hãy nghĩ về nó. Làm sao mà 90 người lại có thể bị đánh bại bởi 3 người đàn ông? Chẳng phải đây là cách của người thường? Vì ích kỷ, họ sợ mất mát tổn thất. Nhưng ai có thể bảo vệ sinh mệnh của họ?

Sư Phụ có giảng:
“Tu luyện là tu luyện, và tu luyện là việc loại bỏ đi chấp trước của một người, bỏ đi hành vi xấu của con người và tất cả các loại sợ hãi, bao gồm cả những chấp trước của con người về sợ điều này và sợ điều kia.” (“Vượt qua cửa tử”)

Sư Phụ cũng giảng:
“Nếu một người tu luyện có thể từ bỏ niệm sinh tử dưới bất kỳ hoàn cảnh nào, ma quỷ chắc chắn sẽ sợ anh ta. Nếu mọi học viên đều có thể làm như vậy, thì ma quỷ tự nó sẽ không còn tồn tại.” (“Buông bỏ chấp trước cuối cùng” trong Tinh Tấn Yếu Chỉ II)

Để chấm dứt cuộc bức hại sớm nhất có thể, chúng ta phải có thể chịu đựng khó khăn và loại trừ đi sợ hãi. Chúng ta phải bước đi tốt con đường Chính Pháp và vượt qua tầng thứ người thường.

Trong thời kỳ Chính Pháp, Sư Phụ sẽ giúp đỡ chúng ta mọi điều khi chúng ta có niềm tin kiên định vào Pháp. Tôi đã đối mặt với nhiều khổ nạn, nhưng Sư Phụ đã giúp đỡ tôi vượt qua tất cả chúng. Khi tôi mong muốn làm sáng tỏ sự thật với mọi người để cứu họ, Sư Phụ đã an bài cho tôi. Khi tôi gặp phải rắc rối vì tâm trước của mình, Sư Phụ đã giúp tôi vượt qua khi tôi tìm ra những chấp trước của mình và chính lại tâm tính bản thân. Do vậy, những khó khăn đó không gây ra tổn thất hữu hình nào cho tôi. Tôi đã chứng thực Pháp và phản đối cuộc bức hại trong chín năm qua. Có thể tôi đã không làm tốt. Đôi khi tôi đi sang cực đoan, không lý trí hoặc che dấu những chấp trước mạnh mẽ khi làm ba điều, nhưng Sư Phụ từ bi và vĩ đại đã luôn điểm hoá và chăm lo chd. Không ngôn từ nào có thể diễn tả sự biết ơn của tôi đối với Sư Phụ. Nếu không có Sư Phụ, làm sao tôi có thể đi xa như vậy? Đây là lý do mà tôi có niềm tin kiên định theo Sư Phụ Chính Pháp. So với những gì mà Sư Phụ ban cho tôi, tôi gần như đã không làm được gì cả.

Cuối cùng tôi muốn nhắc nhở các bạn đồng tu và bản thân mình một điều: Trong những giờ vàng cuối cùng của thời kỳ Chính Pháp, không được sợ khổ. Sự thoải mái sẽ không giúp chúng ta vượt qua bất cứ khảo nghiệm nào hay đề cao tầng thứ của chúng ta. Sư Phụ đã nói:
“Ý niệm không kiên định.
Thử thách lại như núi.
Làm sao ra khỏi thế giới phàm tục.

( ” Đoạn” trong Hồng Ngâm II)

Khi chúng ta có niềm tin kiên định vào Sư Phụ và Pháp, lấy Pháp làm Thầy và không bao giờ lay động trong niềm tin của mình, Sư Phụ sẽ có thể giúp chúng ta bằng mọi cách có thể và chúng ta sẽ trở nên bền vững không thể phá. Các bạn đồng tu! Nhiều khổ đau đến đâu cũng không là gì cả.

Sư Phụ có giảng:
” Uy đức của đệ tử Đại Pháp toả sáng huy hoàng khắp vũ trụ.” (“Gửi lời thăm”)

Chính Pháp sắp kết thúc. Xin đừng để mất cơ hội chỉ đến một lần mãi mãi này!

Xin từ bi chỉ ra những gì chưa đúng trong nhận thức của tôi.
________________________________________
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2008/7/16/182090.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2008/7/28/99320.html
Đăng ngày 30-7-2008; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản

Share