Bài viết của một đệ tử Pháp Luân Công ở Miền Bắc Trung Quốc

[MINH HUỆ 12-07-2008] Chính Pháp sắp kết thúc. Nhóm học Pháp của chúng tôi muốn thảo luận về việc làm sao để tu luyện tinh tấn hơn trong thời gian ngắn ngủi còn lại, từ đó có thể cứu độ chúng sinh tốt hơn. Chúng tôi bắt đầu tổ chức học Pháp tăng cường để có thể thực sự đồng hóa với Pháp, và học đi học lại các bài viết của Sư phụ như “Chân tu”, “Thực tu” (Hồng Ngâm) và “Trừ bỏ chấp trước hơn nữa“ (Tinh Tấn Yếu Chỉ). Khi học Pháp, chúng tôi đã nhận thức sâu hơn về sự rộng lớn, tinh thâm của Đại Pháp. Chúng tôi đã lĩnh hội được rất nhiều, được Pháp chỉ đạo ở các tầng thứ tu luyện khác nhau và biết thực sự hướng nội.

Sau nhiều năm tu luyện, tất cả chúng tôi đều cảm thấy mình đã biết hướng nội như thế nào. Song khi tinh tấn học Pháp (tập trung vào chất lượng hơn là số lượng), chúng tôi mới nhận ra rằng các học viên trong huyện chúng tôi không thực sự biết cách hướng nội. Sau quãng thời gian này, chúng tôi chợt hiểu rằng chúng tôi mới chỉ loại bỏ chấp trước bề mặt nhưng vẫn ngoan cố, không chịu buông bỏ những chấp trước ẩn giấu sâu hơn, ở tầng vi quan hơn. Khi những chấp trước đó bị động đến thì chúng tôi lại bùng lên. Những chấp trước người thường này vẫn còn rất mạnh mẽ và rất khó mà nhận ra được biểu hiện của chúng, đặc biệt là với những học viên không học Pháp tinh tấn.

Sư Phụ đã giảng rằng người không thực tu sẽ lộ ra. Do vậy, trong suốt hành trình tu luyện, mọi thứ xảy ra đều có lý do. Chúng ta có thể rút ra bài học và đề cao bản thân qua bất cứ kinh nghiệm nào. Thế nào là chân tu? Là một đệ tử Đại Pháp thực tu, chẳng phải chúng ta cần tu “Chân” sao? Chẳng phải chúng ta cần chân trong từng lời nói và hành động sao? Chúng ta nên tu khẩu và chỉ nói sự thật. Sư phụ giảng trong Hồng Ngâm:

Chân Tu
“Tâm tồn Chân Thiện Nhẫn,
Pháp chuyển Đại Pháp thành;
Thời thời tu tâm tính,
Viên mãn diệu vô cùng.”

Về thực tu, chúng ta đã thực sự nghiêm túc tu luyện bản thân mình một cách thiết thực chưa? Nhiều học viên nói rằng họ đang làm hàng ngày ba việc mà Sư Phụ yêu cầu. Nhưng khi họ làm ba việc – học Pháp, phát chính niệm và giảng thanh chân tướng – họ đứng trên phương diện nào và trạng thái nào để thực hiện?

Sư Phụ giảng: “Người thường cũng có thể làm các việc của Đại Pháp (Giảng Pháp tại Pháp hội Quốc tế 2004 ở New York). Nếu hôm nay bạn học Pháp nhưng lại không thực sự đề cao bản thân theo yêu cầu của Pháp, thì bạn cũng chỉ như người thường. Người thường làm việc Đại Pháp thì chỉ nhận được phúc báo của người thường, không như đệ tử Đại Pháp được uy đức! Đệ tử Đại Pháp không nên chỉ muốn được phúc bào nơi người thường!

Do vậy chúng ta phải hướng nội để đề cao tầng thứ của mình. Khi gặp việc khó chịu, hay nghe lời phê bình, chúng ta phải cảm ơn người đã gây ra khó nạn cho chúng ta. Chỉ có như thế, chúng ta mới có thể đồng hóa với Pháp; chính xác là như vậy! Chúng ta không nên né tránh việc không vui, vì như vậy sẽ bỏ lỡ cơ hội hướng nội tìm thiếu sót, những chỗ hữu lậu. Như thế, chúng ta tu luyện thế nào đây, làm sao có thể đề cao tầng thứ đây? Chúng ta sẽ không bao giờ đạt được điều đó. Khi khổ nạn đến mà chúng ta tránh né thì không phải là biểu hiện của người chân tu.

Qua giai đoạn thực tu này, tôi thấy mình đã đề cao lên rất nhiều. Đúng như Sư phụ giảng: “Nhân tâm phàm trọng nan quá dương” (“Tâm Tự Minh”, Tinh Tấn Yếu Chỉ II)! Khi có thể thực sự loại bỏ chấp trước căn bản, ẩn sâu nhất của người thường, thực sự hướng nội và đặt tu luyện lên hàng đầu thì chúng ta sẽ có thể cứu độ chúng sinh tốt hơn nữa.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2008/7/12/181917.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/emh/articles/2008/7/19/99083.html
Đăng ngày 23-7-2008; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản

Share