Bài viết của phóng viên Minh Huệ tại Sydney, Úc

[MINH HUỆ 17-07-2023] Ngày 14 tháng 7 năm 2023, các học viên Pháp Luân Công đã tổ chức buổi mít-tinh trên Quảng trường Martin – nơi tập trung giới tài chính và chính trị ở Sydney, Úc, để phơi bày cuộc bức hại suốt 24 năm qua của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).

Một số khách mời đã bày tỏ sự ngưỡng mộ sự can đảm và kiên định của các học viên trong cuộc phản kháng ôn hòa để bảo vệ quyền tự do tín ngưỡng trước cuộc bức hại của ĐCSTQ bao năm qua.

99485d4e2787aae032fbf5b02c463767.jpg

Các học viên mở đầu loạt sự kiện trong ngày bằng phần luyện các bài công pháp.

f6ea20e299da27780b709a5cb9321c5d.jpg

Mít-tinh trên Quảng trường Martin, Sydney ngày 14 tháng 7 năm 2023

321edbfb1ab38030a05ed3fb1042cdbc.jpg

Tiến sỹ Phùng Sùng Nghĩa, một học giả về Trung Quốc tại Đại học Công nghệ Sydney (UTS), phát biểu tại cuộc mít-tinh.

Tiến sỹ Phùng Sùng Nghĩa cho biết: “Tôi luôn ngưỡng mộ lòng can đảm và kiên định của các học viên Pháp Luân Công trong công cuộc bảo vệ tự do tín ngưỡng của họ bao năm qua trước cuộc bức hại của ĐCSTQ. Chính quyền ĐCSTQ là hiện thân của mọi tội ác: giết người, cướp của, trộm cắp, dối trá, thậm chí là thu hoạch nội tạng sống.”

Ông chỉ ra rằng việc Pháp Luân Công phơi bày những tội ác của ĐCSTQ đã truyền động lực cho người Trung Quốc có thêm dũng khí để đứng lên. Ông nói: “Chúng ta đã chứng kiến phong trào bảo vệ nhân quyền ở Trung Quốc và khắp nơi ở Trung Quốc. Mọi người thuộc mọi tầng lớp xã hội đang bảo vệ quyền kinh tế, chính trị, văn hóa, và xã hội lâu nay bị chế độ cộng sản chà đạp tàn bạo.”

Tiến sỹ Phùng cho rằng người Trung Quốc hiện nay đang đứng trước cuộc chiến về giá trị quan. “Chính quyền cộng sản đại diện cho mọi loại tội ác. Các bạn đang đấu tranh cho sự thật, cho đức hạnh, và cho tất cả những gì tốt đẹp. Nhân loại cần phải chống lại chính quyền tà ác này. Chỉ cần chúng ta sát cánh bên nhau thì đức hạnh và các giá trị phổ quát sẽ chiến thắng.”

Nỗ lực của các học viên được ngợi khen và ủng hộ

9825756f6ffade6c112218aeb4296b71.jpg

Ông Cr Sreeni Pillamarri, Ủy viên Hội đồng Quận Hornsby, bang New South Wales, phát biểu tại buổi mít-tinh

Ông Cr Sreeni Pillamarri ở bang New South Wales cho biết: “Từ năm 1999 đến nay, ròng rã 24 năm, các học viên Pháp Luân Công đã không ngừng nâng cao nhận thức cho thế giới. Họ đã nhận được sự ngợi khen và ủng hộ từ khắp nơi trên thế giới. Tôi nghĩ chính quyền ĐCSTQ cần nhận thức rõ ràng về sự thật này và lập tức chấm dứt cuộc bức hại các học viên Pháp Luân Công, gồm cả nạn thu hoạch nội tạng sống.”

Ông nói rằng nhóm Pháp Luân Đại Pháp là một cộng đồng vô tư, ôn hòa, và là một chỉnh thể, không thể tìm thấy những điểm này ở nhóm nào khác. Họ đều nên tự tán thưởng cho mình vì đã liên tục làm việc thiện, đặc biệt là việc dạy miễn phí các bài công pháp. Thật tuyệt vời khi duy trì hoạt động này. Ông nói rằng ông sẽ luôn luôn ủng hộ họ.

Công lý sẽ chiến thắng

402ace856e3cfab3dc51faaaaeded286.jpg

Bà Sophie York, luật sư Úc

Bà Sophie York, một luật sư Úc kiêm giảng viên tâm lý học ngành luật quốc tế, cho biết: “Chính phủ hợp pháp là do được dân chúng ủng hộ. Nếu chính phủ không bảo vệ người dân mà còn hành hạ người dân, thì không chỉ là bất hợp pháp, mà còn là dung túng cho tội ác. Chính phủ không được phép phạm tội.”

Bà cũng cảnh báo rằng việc chính quyền ĐCSTQ thu hoạch nội tạng sống từ các học viên Pháp Luân Công còn sống thật ghê rợn, cả thế giới hãy cảnh giác cao độ. Thế giới hôm nay nhắm mắt làm ngơ điều thì thì ngày mai sẽ phải gánh chịu hậu quả đó.

Bà cũng chỉ ra rằng ĐCSTQ không chỉ đàn áp chính người dân trong nước, mà còn gieo rắc nỗi sợ, khủng bố và áp bức sang Hồng Kông, Tây Tạng và Đài Loan. ĐCSTQ đã can thiệp vào các nước trên khắp thế giới. Bà cho rằng chính nghĩa sẽ chiến thắng, trong lịch sử cũng luôn như vậy.

d4eddef12753d9bff0c99a9d50eaa240.jpg

Ông Andrew Wilson, cựu Thị trưởng Hội đồng Thành phố Parramatta, phát biểu tại cuộc mít-tinh.

Ông Andrew Wilson, cựu Thị trưởng Thành phố Parramatta, bang New South Wales, ca ngợi công cuộc phản bức hại ôn hòa của các học viên Pháp Luân Công.

Ông nói: “Đó là lý do tại sao tôi rất tôn trọng những người bạn Pháp Luân Công của tôi.”

Ông nói: “Đừng để sự man rợ, độc ác và vô nhân đạo của chúng (ĐCSTQ) ảnh hưởng đến bạn. Hãy tuân theo nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn của các bạn. Các bạn là người chiến thắng! Tôi tin Trung Quốc sẽ được tự do.”

0fcf23b2415a977b17ce08fabad1604c.jpg

Ông Paul Folley, Chủ tịch Liên minh Bảo vệ Giá trị Truyền thống, Gia đình, và Tài sản Úc, phát biểu tại buổi mít-tinh.

Nói về cuộc bức hại Pháp Luân Công của ĐCSTQ, ông Paul Folley, Chủ tịch Liên minh Bảo vệ Giá trị Truyền thống, Gia đình, và Tài sản Úc (Australian Tradition, Family, and Property, TFP) cho rằng: “Cuộc bức hại này chắc chắn là một trong những tội ác lớn chống lại loài người thời đương đại. Kể từ khi cuộc bức hại Pháp Luân Công bắt đầu vào năm 1999, nạn thu hoạch nội tạng sống vẫn tiếp diễn trên quy mô công nghiệp ở Trung Quốc, đây là một sự thật đã được biết đến rộng rãi.”

Ông Foley cũng nói rằng nhiều người Úc đã biết chuyện gì đang diễn ra, “Hôm nay, chúng tôi ở đây để làm chứng và thể hiện sự ủng hộ của chúng tôi dành cho các bạn. Hôm nay, các bạn không đơn độc. Chúng tôi ở bên các bạn. Chúng tôi sẽ ở bên các bạn cho tới khi Trung Quốc trở thành một quốc gia tự do và cởi mở, và người dân Trung Quốc có thể sống như những người tự do và hít thở bầu không khí tự do mà Chúa đã tạo ra cho tất cả chúng ta.”

d40e2ebecc35a4b0da6fbf02a7468584.jpg

Bà Indu Karikrishna, chủ tịch Nhóm cộng đồng Sydney, Úc

Bà Indu Harikrishna, Chủ tịch Nhóm Cộng đồng Sydney, Úc, hết sức quan tâm đến quyền tự do tín ngưỡng của các học viên Pháp Luân Công. Bà nói: “Chúng tôi ở đây để sát cánh cùng những người bạn Pháp Luân Công. Tôi rất vinh dự được tham dự sự kiện này và ủng hộ các học viên Pháp Luân Công trong cộng đồng chúng tôi. Hãy tiếp tục chiến đấu mạnh mẽ, chúng tôi sát cánh cùng các bạn.”

Sự ủng hộ của công chúng

0919d63ed47e212efd878f6a6b41eac3.jpg

aadbd59bc2dfbafe355ea75eb61bbc86.jpg

Mọi người tìm hiểu về Pháp Luân Công và ký đơn thỉnh nguyện kêu gọi chấm dứt cuộc bức hại.

cd8ddf22d08f913abf44dd80ce811fa1.jpg

Anh David Taliai

Anh David Taliai, làm việc trong lĩnh vực tài chính ở khu vực Quảng trường Martin, trung tâm Sydney, cho biết: “Thật tốt khi có rất nhiều người cùng ra ngoài để giúp người dân Úc thấy những gì đang xảy ra ở Trung Quốc. Chúng tôi không biết chính xác chuyện gì đã xảy ra vì Trung Quốc có hệ thống kiểm duyệt và chính phủ kiểm soát mọi thứ.”

Anh thích các bài công pháp của Pháp Luân Công, và nói: “Bài công pháp này trông thật yên bình và tao nhã, xem ra sẽ tốt cho thân thể, tâm trí và tinh thần.”

Về nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn, anh nói: “Tôi cảm thấy nếu mọi người hành xử theo những nguyên tắc này và bảo vệ những giá trị này thì thế giới sẽ trở nên tốt đẹp hơn. Tôi hiểu Chân là trung thực, phơi bày chứ không phải che đậy sự thật. Thiện là đối xử công bằng với mọi người, và đối xử với người khác theo cách mà bạn muốn người khác đối xử với mình.”

Về cuộc phản bức hại của các học viên Pháp Luân Công, anh chia sẻ: “Khi có người dũng cảm đứng lên phản đối ĐCSTQ, vạch trần những gì ĐCSTQ đang làm đằng sau hậu trường, và nhắc nhở mọi người đừng để bị lừa gạt bởi những lời dối trá bề ngoài, bởi vì sự thật không phải là những thứ đơn giản bên ngoài.”

“Điều quan trọng là họ phải đứng lên bảo vệ những gì họ cho là đúng. Chúng ta cần những người như vậy bởi người như thế không có nhiều, với hầu hết người dân Trung Quốc thì càng khó hơn. Thật tốt khi họ dũng cảm đứng lên và đấu tranh cho nhân quyền. Đồng thời, điều đó cho thấy họ yêu đất nước của mình và nghĩ cho đất nước và người dân của mình.”

368cee8a2dc0f2a81d750efc8d97f162.jpg

Anh Isaac Pudney

Anh Isaac Pubney mới lần đầu nghe nói về Pháp Luân Công, anh chia sẻ: “Tôi nghĩ thật tuyệt vời khi mọi người có cơ hội tập trung vào thiền định và trải nghiệm điều đó. Vào buổi sáng đẹp trời này, họ trông thật điềm tĩnh và duyên dáng, thật là đẹp.”

Về việc các học viên tu luyện chiểu theo nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn, anh nói: “Tôi nghĩ thật tốt khi họ có thể tuân theo các nguyên lý tốt đẹp này. Tôi nghĩ vào ngày kỷ niệm này, họ có thể phản đối (cuộc bức hại) của ĐCSTQ trong ôn hòa. Như vậy thật là tốt.”

Bối cảnh: Pháp Luân Đại Pháp là gì và vì sao bị ĐCSTQ bức hại?

Pháp Luân Đại Pháp (còn được gọi là Pháp Luân Công) lần đầu tiên được Đại sư Lý Hồng Chí truyền xuất ra công chúng ở Trường Xuân, Trung Quốc vào năm 1992. Môn tu luyện này hiện đã được thực hành ở hơn 100 quốc gia và khu vực trên toàn thế giới. Hàng triệu người sau khi noi theo những lời dạy dựa trên nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn và học năm bài công pháp của Pháp Luân Đại Pháp, đã có những chuyển biến tích cực cả về sức khỏe thể chất lẫn tinh thần.

Giang Trạch Dân, cựu lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), nhìn nhận sự phổ biến ngày càng rộng của Pháp Luân Đại Pháp là mối đe dọa đối với hệ tư tưởng vô thần của ĐCSTQ, do đó, ngày 20 tháng 7 năm 1999, ông ta đã ra lệnh tiêu diệt môn tu luyện này.

Dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Giang, ĐCSTQ đã thành lập Phòng 610, một tổ chức an ninh ngoài vòng pháp luật có quyền lực vượt trên ngành an ninh và tư pháp, với chức năng duy nhất là tiến hành cuộc bức hại Pháp Luân Đại Pháp.

Trang Minghui.org xác nhận rằng, 24 năm qua đã có hàng nghìn học viên bị bức hại đến chết. Con số tử vong thực tế chắc chắn còn cao hơn nhiều, hơn nữa, số học viên bị cầm tù và tra tấn chỉ vì kiên định tu luyện là không thể kể hết.

Có bằng chứng xác thực cho thấy ĐCSTQ hậu thuẫn cho việc giết hại để thu hoạch nội tạng từ các học viên bị giam cầm làm nguồn cung cho ngành công nghiệp cấy ghép nội tạng của Trung Quốc.

Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của trang web Minh Huệ (Minghui.org). Khi sử dụng lại vì mục đích phi lợi nhuận, vui lòng ghi rõ nguồn ở đầu bài đăng hoặc tác phẩm (Theo bài viết của trang Minh Huệ…), sau đó dẫn đường link bài gốc của Minh Huệ. Trường hợp sử dụng với mục đích thương mại, vui lòng liên hệ với Ban Biên tập về thủ tục ủy quyền.


Bản tiếng Hán: https://big5.minghui.org/mh/articles/2023/7/17/463087.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2023/7/19/210381.html

Đăng ngày 24-07-2023; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share