Bài viết của một phóng viên Minh Huệ tại Warsaw, Ba Lan

[MINH HUỆ 14-09-2022] Vào các ngày 9 và 10 tháng 9, các học viên Pháp Luân Đại Pháp đã tụ họp tại Krakowskie Przedmieście, một trong những tuyến phố thương mại cổ kính nhất của Warsaw, để tổ chức lễ thắp nến. Họ tưởng nhớ những học viên đã mất đi sinh mệnh bởi cuộc bức hại ở Trung Quốc, đồng thời kêu gọi công chúng và chính phủ Ba Lan trợ giúp chấm dứt cuộc bức hại đã kéo dài 23 năm qua này.

Sau khi biết về mức độ tàn bạo cuộc bức hại của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) từ tháng 7 năm 1999, nhiều người qua đường đã ký đơn kiến nghị yêu cầu ĐCSTQ chấm dứt những tội ác ghê rợn chống lại loài người này.

4d8b24012217e0f374a16ad75a143cbf.jpg

0e4e16f5c49878396e4bb1811cfb64d8.jpg

Các học viên tổ chức lễ thắp nến tại Warsaw vào chiều tối ngày 10 tháng 9.

a4ee4822fa085a5bb850ceb557228cc6.jpg

b8d31cddbc301446b856e918d0a6578b.jpg

f8a4f646c2a56c3abe8451d1bd0c248e.jpg

Là một phần của sự kiện, màn trình diễn các bài công pháp của Pháp Luân Đại Pháp giúp nâng cao nhận thức về cuộc bức hại đang diễn ra ở Trung Quốc

f0275b7985d8b654ad585b5f6e3a9957.jpg

70e7eb9ff0c761320c579b0b1cb6c45e.jpg

c1e91e595b8ca6f8512de9d474925f14.jpg

20e55edeab8ba1b560f23fc65446f8ae.jpg

Các học viên phổ biến cho công chúng về cuộc bức hại tàn bạo, nhiều người đã ký đơn kiến nghị ủng hộ những nỗ lực chấm dứt bức hại của họ.

Việc phơi bày tội ác của ĐCSTQ đối với Pháp Luân Đại Pháp là rất quan trọng

9c9e3235d8fab7805cb7a93d7bac0cf9.jpg

Ông Krzystof Dura nói: “Những gì đang diễn ra ở Trung Quốc thực sự khiến tôi đau lòng”.

Sau biết ĐCSTQ đã thu hoạch nội tạng từ những học viên còn sống và bán chúng cho các ca cấy ghép như thế nào, ông Krysztof Dura, một nhà quản lý xây dựng, chia sẻ: “Những gì đang diễn ra ở Trung Quốc thực sự khiến tôi đau lòng”. Ông đã dừng lại để quan sát, tìm hiểu thông tin và ký bản kiến nghị. Ông nói mà mắt ngấn lệ: “Điều này thật khủng khiếp”.

Ông Dura cho biết đây là lần đầu tiên ông thấy các học viên thiền định và cảnh tượng này khiến ông cảm thấy thanh thản và tĩnh tại. Ông không thể tin rằng cuộc bức hại này đã kéo dài trong suốt 23 năm qua. Ông nói việc phơi bày các tội ác của ĐCSTQ đối với Pháp Luân Đại Pháp là rất quan trọng: “Cuộc bức hại này là không thể chấp nhận được. Tôi mong rằng sự kiện này sẽ thành công và hy vọng người dân Warsaw sẽ thức tỉnh”.

Cuộc bức hại này là sát nhân

3a6cf4635acb6e8c16550f053f3e4fdf.jpg

Bà Dorata Komorowska (bên trái) và bà Magda cùng nhau ký bản kiến nghị và hy vọng cuộc bức hại sẽ sớm kết thúc.

Khi trông thấy các học viên thiền định tại lễ thắp nến khi đang trên đường tới nơi biểu diễn, hai nghệ sỹ Violin, Dorora Komorowska và Magda đã dừng lại và ký bản kiến nghị. Bà Magda nói: “Khi tôi biết việc ĐCSTQ thu hoạch nội tạng từ các học viên Pháp Luân Đại Pháp còn sống và bán chúng để kiếm lời như thế nào, và khi tôi biết điều gì đang xảy ra trong các nhà tù cùng các thủ đoạn bức hại, điều duy nhất tôi có thể nghĩ rằng làm sao mà phẩm giá con người lại mất đi đến thế được. Ngay khi đọc tiêu đề của tờ thông tin này, tôi đã muốn cuộc bức hại này phải chấm dứt bởi đó là giết người. Tôi ký bản kiến nghị này để phản đối tội ác thu hoạch nội tạng sống của ĐCSTQ”.

Bà Dorota Komorowska giải thích tại sao bà lại ký bản kiến nghị này: “Tôi phản đối sự độc tài và diệt chủng. Con người cần được hưởng tự do, nhân quyền và phẩm giá con người. Thật là một bi kịch khi con người bị bức hại chỉ bởi họ tin vào nguyên tắc Chân-Thiện-Nhẫn”.

Bà Magda đồng tình: “Đây thực sự là một bi kịch và khiến tôi không thể nói lên lời! ĐCSTQ đã khiến con người ta trở nên thù hận lẫn nhau. Thật đáng sợ!”

Cả hai bà đều cho rằng việc các học viên ở Ba Lan tiếp tục giảng chân tướng về cuộc bức hại này là điều rất quan trọng. Bà Magda nói: “Trước đây, chúng tôi chưa từng nghe nói về điều này. Nhưng nó thực sự đang diễn ra trong một thế giới văn minh. Chúng tôi rất cảm kích về những thông tin mà các bạn chia sẻ với chúng tôi hôm nay. Điều này rất quan trọng”.

Quyết tâm tới sự kiện này

76e03b9757a33cca1db17730684d5ae5.jpg

Bà Katarzyna Marczak cùng cháu trai tham gia lễ thắp nến.

Bà Katarzyna Marczak đã biết thông tin về sự kiện này thông qua mạng Internet và đưa cháu trai của mình cùng đi. Bà đã ký tên của mình và con gái bà vào bản kiến nghị. Bà nói: “Thật không thể chấp nhận được rằng ĐCSTQ giết người để lấy nội tạng. Thật kinh khủng. ĐCSTQ đã giết hại nhiều người và gia đình của họ sẽ không bao giờ có thể tìm thấy họ. Điều này giống với những gì đã xảy ra trong chiến tranh”.

“Người ta bị giết hại để lấy nội tạng. Toàn thế giới này đã thấy điều này nhưng không làm gì cả. Thật phi nhân tính. Tôi đã biết đến sự kiện này qua mạng Internet và quyết định tới đây ngày hôm nay. Các học viên thật tuyệt vời. Một học viên đã nói với tôi rằng cô ấy đang vận động để chấm dứt cuộc bức hại đã kéo dài 20 năm qua”.

Bà tin rằng việc các học viên công khai phơi bày chủ đề này là rất quan trọng. “Việc này sẽ cứu được nhiều người”. Bà cho hay bà muốn trợ giúp các học viên và tham gia phản bức hại ôn hòa.

Các học viên Pháp Luân Đại Pháp thật dũng cảm

Trông thấy các học viên đang luyện công, bà Nhan và chồng đã dừng lại trò chuyện với họ. Bà nói: “Tự do tín ngưỡng đơn giản là một nhân quyền. Mọi người cần công khai lên tiếng về cuộc bức hại để vấn đề này sớm được giải quyết”.

Hai ông bà cho biết họ thường trông thấy các học viên khi họ đi du lịch tới nhiều nước. Họ cho biết: “Chúng tôi thấy các học viên Pháp Luân Đại Pháp khi chúng tôi đi du lịch vòng quanh thế giới. Đây là sức mạnh của tự do tín ngưỡng”.

Tăng cường kêu gọi chấm dứt bức hại

Hình ảnh các học viên ngồi thiền trước những ngọn nến thắp sáng đã mang tới cho bà Anna một cảm giác bình yên. Bà cho biết: “Sau khi đọc tờ thông tin và biết rằng ĐCSTQ đang bức hại các học viên Pháp Luân Đại Pháp, tôi đã quyết định ký bản kiến nghị này.“ Nhà kinh tế học đã nghỉ hưu sống tại Ba Lan khi nước này còn là một quốc gia cộng sản cho biết chính quyền cộng sản đã sử dụng tất cả các thủ đoạn để bức hại những người không cùng chính kiến với họ.

Bà nói: “Tôi ký bản kiến nghị này bởi tôi không tán thành các hành vi bức hại và khủng bố, bởi tôi biết giá trị của tự do. Việc phổ biến về cuộc bức hại này là điều rất quan trọng bởi hầu hết mọi người không biết đến những gì đang diễn ra hoặc không muốn nghĩ về điều đó. Các bạn nên tổ chức nhiều sự kiện lớn hơn ở nhiều nơi khác trên toàn thế giới để tạo ra những làn sóng khiến ĐCSTQ phải chấm dứt cuộc bức hại này”.

Bối cảnh: Pháp Luân Đại Pháp là gì và tại sao ĐCSTQ lại bức hại môn tu luyện?

Pháp Luân Đại Pháp (còn được gọi là Pháp Luân Công) lần đầu tiên được Đại sư Lý Hồng Chí truyền xuất ra công chúng ở Trường Xuân, Trung Quốc, vào năm 1992. Môn tu luyện này hiện được thực hành tại hơn 100 quốc gia và khu vực trên toàn thế giới. Hàng triệu người đã học các bài giảng dựa trên nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn và năm bài công pháp của Pháp Luân Đại Pháp, đã có những chuyển biến tích cực về sức khỏe cả về thể chất lẫn tinh thần.

Giang Trạch Dân, cựu lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), nhìn nhận sự phổ biến ngày càng lớn của Pháp Luân Đại Pháp là mối đe dọa đối với hệ tư tưởng vô thần của Đảng nên đã ra lệnh cấm môn tu luyện này vào ngày 20 tháng 7 năm 1999.

Trang Minghui.org đã xác nhận cái chết của hàng nghìn học viên bị bức hại trong 23 năm qua. Con số tử vong thực tế chắc chắn cao hơn nhiều. Số người bị cầm tù và tra tấn vì đức tin còn cao hơn nữa.

Có bằng chứng xác thực cho thấy ĐCSTQ hậu thuẫn cho việc giết hại và thu hoạch nội tạng từ các học viên bị giam cầm làm nguồn cung cho ngành công nghiệp cấy ghép nội tạng.

Dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Giang, ĐCSTQ đã thành lập Phòng 610, một tổ chức an ninh ngoài vòng pháp luật, được trao quyền lực vượt trên ngành an ninh và tư pháp, có chức năng duy nhất là tiến hành cuộc bức hại đối với Pháp Luân Đại Pháp.

Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2022/9/14/449583.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2022/9/15/203875.html

Đăng ngày 19-09-2022; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share